Đường xá vắng như chùa Bà Đanh (ảnh chụp trong đợt đình công trước của nhân viên BKV)
Các nghiệp đoàn cho rằng ngày càng ít khả năng hai bên đạt thỏa thuận, vì Ban lãnh đạo BKV chỉ chịu xem xét một phần những đòi hỏi của giới thợ. Mặt khác, để BKV khỏi rơi vào tình trạng phá sản toàn diện, cả nhà nước Hung và chính quyền Budapest cũng phải gánh một phần trách nhiệm (về tài chính).
Để chiếm được thiện cảm cư dân Budapest (những người bị ảnh hưởng và “thiệt hại” nhiều nhất trong các cuộc đình công này), các nghiệp đoàn đã cho dán áp-phích trên xe buýt và bến cuối các xe, tàu, cho thấy trách nhiệm thuộc về Ban lãnh đạo BKV và chính quyền thành phố. Trên các áp-phích, Ủy ban Đình công đề nghị người dân thủ đô đồng cảm với cuộc đấu tranh của họ, và cho biết: hành khách Budapest đã phải chi 40% chi phí hoạt động của BKV Rt. (tỉ lệ này tại các đô thị lớn khác ở nước ngoài là nhỏ hơn nhiều), phần còn lại do Nhà nước “bù lỗ”, chứ chính quyền thủ đô – cơ quan chủ quản của BKV - lại không bỏ ra một xu nào. Khiến các phương tiện giao thông công cộng, trong một số trường hợp, do thiếu kinh phí và thiếu linh kiện, không đủ chất lượng như nội quy của BKV đòi hỏi.
27-5 là ngày cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp Trung học: trên cả nước Hung, sẽ có hơn 30 ngàn học sinh thi các môn Tin học, Nghệ thuật và Âm nhạc, trong số đó có 6 ngàn học sinh ở thủ đô. Trong trường hợp các nhân viên BKV tổng đình công, Bộ Giáo dục Hungary có thể phải tổ chức thêm kỳ thi phụ.
Trần Lê, theo [index]
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn