Chủ tịch Quốc hội Hungary Szili Katalin (trái) tiếp đón đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc tại Budapest - Nguồn: trang chủ của bà Szili Katalin
Trong cuộc họp thứ Năm tuần trước của Ủy ban, một dự thảo nghị quyết về vấn đề Tây Tạng đã được đưa vào chương trình nghị sự. Văn bản này được các đại diện phe đối lập ghi nhận: Balogh Zoltán (FIDESZ), Fodor Gábor (SZDSZ), Herényi Károly (MDF), Semjén Zsolt (KDNP).
Dự thảo nghị quyết yêu cầu Trung Quốc hãy tôn trọng những quyền con người được quốc tế công nhận và chấm dứt tình trạng bạo lực, cũng như, kêu gọi chính phủ Hungary ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Đức Đạt lai Lạt ma về nền tự trị của Tây Tạng.
Từ năm 1950, Trung Quốc đặt Tây Tạng trong tình trạng chiếm đóng. Theo thông báo chính thức của Bác Kinh, những cuộc nổi loạn từ tháng 3-2008 đã khiến 18 người dân, 1 cảnh sát và 1 người biểu tình thiệt mạng; tuy nhiên, chính phủ lưu vọng của Đức Đạt lai Lạt ma cho rằng con số nạn nhân của sự bạo hành lên tới 203 người.
Theo thông tin của mạng [index], trong cuộc họp của Ủy ban Quốc hội, chủ tịch Szili Katalin đã đề nghị tắt máy ghi âm (thu biên bản phiên họp) và điện thoại di động của các dân biểu, rồi òa khóc khi yêu cầu các nghị sĩ Hung chớ thông qua một dự thảo nghị quyết như thế (*). Bởi lẽ, bà đang chuẩn bị công du Trung Quốc và một nghị quyết lên án Trung Nam Hải của Quốc hội Hungary sẽ đưa bà vào tình trạng khó xử. Nhất là, Năm Hungary tại Trung Quốc - một sự kiện văn hóa, chính trị lớn chưa từng có trong lịch sử Cộng hòa Hungary - đang đến hồi kết.
Hiện tại, Ủy ban Quốc hội chưa đưa ra quyết định về số phận của dự thảo nghị quyết này. Trước đây, Ủy ban Nhân quyền, Sắc tộc thiểu số, Dân sự và Tôn giáo (trực thuộc Quốc hội Hungary) đã ủng hộ dự thảo với 10 phiếu thuận của các dân biểu đối lập và 9 phiếu trắng của các dân biểu phe chính phủ. Một chuyên viên của Bộ Ngoài Giao Hungary có mặt trong phiên họp cho rằng dự thảo nghị quyết không thật "hợp thời", vì Đức Đạt lai Lạt ma đã bắt đầu đàm phán với Ban lãnh đạo Trung Quốc trong những ngày gần đây...
(*) Sau khi bản tin của [index] được đưa, theo mạng hirszerzo.hu, bà Szili Katalin đã bác bỏ chi tiết "òa khóc".
Trần Lê, theo [index] & hirszerzo.hu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn