Ca - nhạc sĩ Tolcsvay László.

Đại lễ 15/3: TOLCSVAY LÁSZLÓ VÀ CA KHÚC "BÀI CA DÂN TỘC"

 06:05 15/03/2024

(NCTG) Ước vọng tự do của dân tộc Hungary được thi hào, chiến sĩ, anh hùng dân tộc Petőfi Sádor trong bản "thiên cổ hùng văn" "Bài ca dân tộc" (Nemzeti Dal) đã được chắp cánh trong ca khúc cùng tên cách đây nửa thế kỷ, mà tác giả của nó, ca - nhạc sĩ Tolcsvay László, ngày hôm qua vừa được trao tặng Giải thưởng Nhà nước Kossuth về văn hóa, nghệ thuật và khoa học.

Petőfi Sándor (giữa) cùng các đồng sự trong những ngày rực lửa của cuộc cách mạng 1848 - Tranh cổ

“HÃY RỬA SẠCH ĐI MỐI NHỤC NÀY...”

 06:11 15/03/2019

(NCTG) “Đêm trường nô lệ vẫn triền miên - Nỗi đau quằn quại của tổ tiên - Họ đã tự do sống và chết - Dưới đất vong nô chẳng thể yên”, những vần thơ rực lửa và đầy trăn trở, thúc giục và hết sức dằn vặt của thi hào Petőfi Sándor, ca nhân của tự do và tình yêu của xứ sở Hungary trong thi phẩm “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal), tới giờ vẫn là niềm cảm hứng của các dịch giả, người yêu thơ Việt Nam.

Cuối tháng 9 - Minh họa: anna-gondolatok.blogspot.hu

THÁNG CHÍN CỦA THI SĨ TỰ DO VÀ ÁI TÌNH

 00:23 16/03/2018

(NCTG) “Dự cảm mang tính tiên tri ấy, trớ trêu thay, dường như đã trở thành sự thực. Sau khi Petőfi qua đời ít lâu, Júlia đã tái giá với một nhà phê bình, giáo sư văn học và không mấy để tâm đến người con chung với nhà thơ, mặc cho công luận Hungary chê cười và cả bất bình. Và trong sự công phẫn ấy, hẳn có vai trò của bài thơ được sáng tác trong tâm cảm man mác của sắc trời thu...”.

Thi sĩ Petőfi Sándor tại tiệm cà phê Pilvax - Ảnh: Bảo tàng Văn học Petőfi

“SAO THỂ NGHỈ YÊN KHI NƯỚC CÒN NÔ LỆ”

 01:57 28/03/2017

(NCTG) “Nỗi hổ thẹn trải dài bao thế kỷ - Ngay hôm nay hãy rửa sạch đi nào!”, tình cảm ái quốc hào hùng trong thi phẩm nổi tiếng “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal) của nhà thơ Petőfi Sándor tiếp tục là cảm hứng cho một bản dịch Việt ngữ mới của chị Mai Quế Anh, một CTV lâu năm của NCTG.

“Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” (La Liberté guidant le peuple, 1830), tác phẩm của họa sĩ Eugène Delacroix (1798-1863) - Tự do là một khái niệm rất thiêng liêng, nhưng cũng dễ bị lợi dụng

“CHỌN TỰ DO HAY NÔ LỆ BẦN CÙNG?”

 01:45 20/03/2017

(NCTG) “Chỉ có sự tự do cá nhân, sự bình đẳng giữa người và người mới là điều đáng chọn. Chỉ có một xã hội mà trong đó “đối xử với người khác như mình muốn được đối xử” không chỉ là một phương châm tôn giáo, đạo đức mà còn là nền tảng pháp lý mới xứng đáng được bảo vệ bằng máu, nếu cần”.

Petőfi Sándor đọc “Bài ca Dân tộc” thúc giục tinh thần dân chúng trong ngày 15-3-1848

CÁCH MẠNG HUNGARY 1848 VÀ THI PHẨM XUẤT THẦN “BÀI CA DÂN TỘC”

 23:31 15/03/2017

“Với 6 khổ thơ, khổ nào cũng kết thúc bằng lời hiệu triệu: “Thề với Thượng đế của người Hung - Xin thề sẽ thôi kiếp tôi đòi”, “Bài ca Dân tộc” đưa ra hình ảnh đối lập giữa quá khứ điêu tàn và thực tại thôi thúc, giữa cảnh nô lệ đớn đau và niềm vui tự do xán lạn, và trở thành khúc ca lãng mạn và bi hùng, hừng hực niềm khát khao tự do của tinh thần quật khởi Hungary”.

Petőfi Sándor đọc thi phẩm “Bài ca Dân tộc” - Tranh của Zichy Mihály

“Nemzeti Dal”: CON ĐƯỜNG CỦA MỘT BÀI CA DÂN TỘC

 20:34 15/03/2016

(NCTG) “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal), thi phẩm ái quốc lớn nhất của thi hào Petőfi Sándor, đọng lại với hình ảnh nhà thơ - nhà cách mạng đứng đọc trên bậc thềm của Bảo tàng Quốc gia Hungary, trước đám đông cách mạng. Tuy nhiên, đây chỉ là một huyền thoại.

Minh họa: Internet

Chùm thơ tình Hungary: EM LÀ MÃI MÃI

 22:22 26/12/2015

(NCTG) “Năm tháng đến lại đi - Em cũng xa dần vào ký ức - Trong tim tôi em chẳng còn thường nhật - Bờ vai em tôi không nhớ nữa rồi - Giọng nói thuở nào có lúc lướt qua tôi - Tuy biết vậy đã chẳng còn theo nữa...” (Juhász Gyula).

Cuộc vận động dịch thơ Hungary (4): PETŐFI SÁNDOR VÀ MỐI TÌNH BI THƯƠNG 12 NGÀY

 17:31 21/07/2007

(NCTG) Đầu năm 1845, giới trí thức, văn nghệ sĩ Pest (*) xôn xao chuẩn bị cho một tang lễ đặc biệt: ngày 7-1, Csapó Etelke, cô thiếu nữ xinh xắn chưa đầy 15 tuổi đột ngột qua đời. Tên tuổi Etelke được ghi vào văn học sử Hungary vì những ngày cuối đời, số phận đã đưa đẩy cô đến với một chàng trai 22 tuổi, Petőfi Sándor, người về sau được tôn vinh như một anh hùng dân tộc, thi hào bậc nhất của nước Hung thế kỷ XIX (**).

CHÙM ẢNH “GIA ĐÌNH CHÚNG TA - NƯỚC HUNG: NGÀY 15-3, 1848-2007″

CHÙM ẢNH “GIA ĐÌNH CHÚNG TA - NƯỚC HUNG: NGÀY 15-3, 1848-2007″

 12:17 16/03/2007

(NCTG) Trong khi quảng trường Vörösmarty và chân cầu Erzsébet “sôi sục khí thế” chống chính phủ bởi sự có mặt của hàng trăm ngàn người biểu tình thì cách đó chỉ ít phút đi bộ, trên cầu Lánc-híd, chương trình “Gia đình chúng ta - Nước Hung” lại thu hút được sự chú ý của rất nhiều gia đình cùng các cháu nhỏ.

ĐỊA DANH: TIỆM CÀ PHÊ PILVAX

 12:09 14/03/2007

(NCTG) Là một trong những tiệm cà phê cổ nhất của Budapest, đầu năm 1848, Pilvax đã đi vào lịch sử như nơi gặp gỡ thường xuyên của giới trí thức cấp tiến, cũng như giới thanh niên có tư tưởng cách mạng. Tại đây, Petőfi và các đồng sự của ông đã bàn bạc về những đòi hỏi của cuộc cách mạng, dưới sự ủy nhiệm của Đảng Đối lập, họ đã thảo ra “Yêu sách 12″ điểm tại đây. Cũng tại Pilvax, Petőfi Sándor đã đọc “Bài ca Dân tộc” lần đầu tiên.

PETŐFI SÁNDOR, THI SĨ CỦA TỰ DO VÀ ÁI TÌNH

PETŐFI SÁNDOR, THI SĨ CỦA TỰ DO VÀ ÁI TÌNH

 12:07 13/03/2007

(NCTG) “Nếu ai đó nói bằng tiếng Hung từ “thi sĩ”, người đó trước hết đã nghĩ đến Petőfi. Kể từ khi bước chân vào văn đàn, ông hiện diện không ngừng ở đó. Ông là tấm gương và là thước đo".