(NCTG) “Trong khi Vladimir Putin đứng quan sát cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ, các đơn vị quân đội Nga đang đóng quân ở miền đông Ukraine. Trong khi ông ấy nhớ lại sự khủng khiếp của chiến tranh, theo lệnh ông, các máy bay quân sự Nga đang tấn công vào thường dân ở Syria” - quan điểm của Filipp Piatov, phóng viên ảnh báo Đức “Bild”.
Xe tăng mang súng đại bác nòng ngắn diễu hành qua Quảng trường đỏ. Thế nhưng bầu trời trống không do thời tiết quá xấu - Ảnh: Natalia Kolesnikova (AFP)
Lời Tòa soạn:Như thường lệ, vào dịp 9-5 thường niên, trong khi lãnh đạo các nước Phương Tây cúi đầu tưởng nhớ những nạn nhân của Đệ nhị Thế chiến trong các buỗi lễ kỷ niệm sự chấm dứt của cuộc chiến kinh hoàng này, thì với Liên bang Nga, đó lại là dịp để nước này phô diễn sức mạnh quân sự và đưa ra những thông điệp cứng rắn.
Cuộc chiến kinh hoàng 1939-1945, mà Liên Xô đã cùng nước Đức Hitler làm nổ ra vào tháng 9-1939 bằng việc ký Hiệp ước bất tương xâm với điều khoản bí mật chia đôi Ba Lan và cả Châu Âu thời “hậu chiến”, trong cung cách tuyên truyền của Nga hiện tại, đơn thuần trở thành “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại” chống phát-xít (1941-1945).
Ngày 9-5 hôm qua, hàng chục ngàn binh lính Nga lại được triệu tập trong cuộc duyệt binh quy mô lớn trên Hồng trường Moscow, kỷ niệm 72 năm “Ngày Chiến thắng phát-xít”. Tổng thống Putin lại có dịp phát biểu những lời đanh thép mang tính “nửa sự thực” như “tự do cho châu Âu và cả thế giới có được nhờ thế hệ cha ông của chúng ta”.
Trân trọng giới thiệu bản dịch Việt ngữ của Trần Vinh (*).
(*) Ông đồng thời cũng là dịch giả một số sách tiếng Đức đã xuất bản ở Việt Nam như “Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu” (NXB Dân Trí/ Nhã Nam, 2012, “Việt Nam, tình yêu của tôi” (NXB Tri Thức, 2014), “Về cái tinh thần trong nghệ thuật” (NXB Mỹ Thuật, 2014).
Hôm nay là Ngày Chiến thắng.
Đối với gia đình tôi, ngày đó giống như sinh nhật chung vậy. Đó là ngày chúng tôi ăn mừng vì đã sống sót
Chúng tôi ăn mừng cho bà nội - một cô gái Do Thái từng trốn thoát khỏi xóm Do Thái và sống sót cùng du kích quân trong rừng sâu. Khi họ được các đơn vị hồng quân Liên Xô giải phóng vào mùa hè năm 1944, mẹ của bà nội cùng hai em nhỏ của bà nội đã bị giết chết trước đó khá lâu.
Hôm nay bà nội vẫn còn nhớ như in trận mưa pháo kích vào ngày bà được giải phóng: “Nó giống như một trận bắn pháo hoa tuyệt đẹp”.
Chúng tôi ăn mừng cho ông nội - một chàng trai mới lớn, đói lả, đã vượt khỏi thành phố Leningrad bị vây hãm để ra mặt trận. Anh trai của ông đã hy sinh trong những tuần đầu của cuộc chiến. Trong lá thư cuối cùng gửi về, anh viết: “Đừng lo lắng quá, mẹ nhé”.
Ông nội tôi không có ác cảm. Ông cũng không chống lại Nước Đức. Ông mừng vì đã sống sót qua cuộc chiến. “Tôi đã chiến đấu đủ cho tất cả các anh”, ông vẫn thường nói thế.
Putin đang lạm dụng sự tưởng niệm.
Thế nhưng: sự tưởng niệm cuộc chiến một cách khoa trương của Putin chả liên can gì tới điều đó.
Hết năm này sang năm khác, việc tổ chức diễu binh càng ngày càng khoa trương, lố bịch. Từ năm 2000, không còn có nhiều người dân Nga ăn mừng ngày chiến thắng như năm nay. Thế nhưng câu chuyện không chỉ xoay quanh sự tưởng niệm. Kremlin không còn quan tâm lắm tới các cựu chiến binh và những nạn nhân chiến tranh đã mang lại hòa bình.
Trong khi Vladimir Putin đứng quan sát cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ, các đơn vị quân đội Nga đang đóng quân ở miền đông Ukraine. Trong khi ông ấy nhớ lại sự khủng khiếp của chiến tranh, theo lệnh ông, các máy bay quân sự Nga đang tấn công vào thường dân ở Syria.
Trần Vinh chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Đức, từ Hà Nội
(NCTG) “Lần đầu tiên tôi thấy hơi thở của mình, sự hiện diện của mình trong cái công việc nhỏ bé đó mà không nghĩ tới bất kỳ điều gì khác. Thật là vi...
(NCTG) Tình hình dịch bệnh cũng không thuận lợi cho các cặp đang yêu: theo một khảo sát được thực hiện với ứng dụng nghiên cứu thị trường Opinio, hầu...