SYDNEY: HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG BIỂU TÌNH CHỐNG CHÍNH QUYỀN TRUNG CỘNG

Thứ bảy - 18/04/2015 16:45

(NCTG) “Thông điệp chính của cuộc biểu tình lần này, ngoài việc lên án Nhà cầm quyền Bắc Kinh vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, đàn áp học viên Pháp Luân Công, bắt giam và giết người cướp nội tạng, còn ghi dấu con số 200 triệu người Trung Quốc đã từ bỏ Đảng Cộng sản, cũng như các tổ chức liên quan của chính đảng này”.

Một biểu ngữ trong cuộc biểu tình

Một biểu ngữ trong cuộc biểu tình

Hôm nay, 18-4-2015, người dân tại trung tâm Sydney đã cùng xuống đường ủng hộ các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) lên tiếng phản đối những chính sách dã man của nhà cầm quyền Trung Quốc như giam giữ và giết hại những người theo môn phái này. 

Trong nắng sớm ban mai, ngay từ 9 giờ sáng tại Công viên Belmore, các học viên Pháp Luân Công đã bắt đầu thiền trên tinh thần “Chân - Thiện - Nhẫn”. Sau đó, khoảng 12 giờ trưa, bắt đầu mít-tinh, biểu tình, kéo dài đến khoảng 3 giờ chiều. 

Thông điệp chính của cuộc biểu tình lần này, ngoài việc lên án Nhà cầm quyền Bắc Kinh vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, đàn áp học viên Pháp Luân Công, bắt giam và giết người cướp nội tạng, còn ghi dấu con số 200 triệu người Trung Quốc đã từ bỏ Đảng Cộng sản, cũng như các tổ chức liên quan của chính đảng này, theo thông tin đưa ra trong cuộc mít-tinh này. 

Ở Trung Quốc, kể từ năm 1999 bằng một chiến dịch đàn áp do Giang Trạch Dân phát động, các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, bí mật tống giam, bị xét xử bất hợp pháp, và giới luật sư bị ngăn cấm không cho bào chữa. Nhiều ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị giết trong tù một cách dã man, bị cướp nội tạng. 

Cô Rachel, một học viên Pháp Luân Công, từng là giảng viên một trường đại học lớn tại Trung Quốc, người đã nhiều lần bị bắt đưa vào trại cải tạo lao động chỉ vì theo học khí công của môn pháp Pháp Luân Đại Pháp, hiện tỵ nạn chính trị tại Úc, giải thích cho PV báo NCTG về con số 200 triệu người Trung Quốc từ bỏ Đảng Cộng sản. 

Theo cô cho biết, năm 2004, báo “The Epoch Times” (Thời báo Đại kỷ nguyên) công bố “Bình luận Chín điểm về Đảng Cộng sản” (Nine Commentaries on the Communist Party) phân tích một cách hệ thống phương cách mà Đảng Cộng sản dùng bạo lực đè bẹp những quyền cơ bản của con người và lừa gạt dân chúng bằng những luận điệu tuyên truyền dối trá. 

Sau vụ việc đó, một phong trào phản kháng đã trở nên phổ biến trong cư dân Trung Quốc bằng việc cắt đứt quan hệ của họ với Đảng Cộng sản và các tổ chức trực thuộc, như Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên. Tính đến tháng 4-2015, số người này đã vượt qua mức 200 triệu! 

Trong cuộc mít-tinh, biểu tình ngày hôm nay, nhiều biểu ngữ đã được đưa ra kêu gọi các nội dung “Nói Không Với Đảng Cộng Sản Trung Quốc”, “Ủng Hộ 200 Triệu Người Trung Quốc Từ Bỏ Đảng Cộng Sản”, “Vì Công Lý! Chấm Dứt Thu Hoạch Nội Tạng Phi Pháp”, “Chấm Dứt Việc Đàn Áp Pháp Luân Công”, “Kết Án Giang Trạch Dân”... 

Nhiều chính khách, đại diện của chính quyền địa phương đã đến dự và phát biểu ý kiến chia sẻ những đau thương mà người Trung Quốc phải chịu đựng. Nhiều số liệu và bằng chứng được đưa ra về việc giết học viên Pháp Luân Công nói riêng, tù chính trị nói chung, cướp nội tạng, hòng mang lại lợi nhuận khủng cho những kẻ có chức quyền gây căm phẫn tột độ cho người tham dự. 

Trong bài phát biểu của mình, các chính khách kịch liệt lên án những chính sách phi dân chủ, đi ngược lại với những giá trị của nhân loại tiến bộ, mà nhà cầm quyền Bắc Kinh - đứng đầu là Đảng Cộng sản Trung Quốc - áp dụng với dân chúng của mình. 

Trong các vị khách đến dự, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Úc Châu (Tiểu bang NSW) TS. Peter Thang Ha cũng phát biểu ý kiến chia sẻ với cộng đồng người Hoa tại Sydney. Theo ông, tại những xứ độc tài toàn trị như Trung Quốc - nơi Đảng Cộng sản độc quyền cai trị - người dân bị tước đi những quyền căn bản nhất. 

TS. Ha cũng cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng, do đó hai cộng đồng này cần đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chính nghĩa giành những quyền cơ bản nhất như quyền con người, quyền được sống bình đẳng, quyền được lựa chọn tôn giáo, tín ngưỡng cho riêng mình, v.v... 

Chùm ảnh của Phương Lan về cuộc biểu tình: 
 
 
 
 
5
 
6
 
7
 
8
 
9
 
10
 
11
 
12
 
13
 
14
 
15
 
16
 
17
 
18
 
19
 
20
 
21
 
22
 
23
 
24
 
25
 
26
 
27
 
28
 
29
 
30
 

Bài và ảnh: Phương Lan, từ Sydney (Úc)


 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn