Trong họp báo tổ chức ở Praha, Cộng hòa Czech sau cuộc họp thường niên của NATO, vị quan chức này khẳng định: "Mọi quốc gia đều có quyền tự vệ nếu bị tấn công và quyền này không chỉ áp dụng trong biên giới của quốc gia đó". Ông cũng nói thêm rằng mọi nước đều có quyền độc lập trong việc hạn chế cách mà Ukraine có thể sử dụng vũ khí do họ gửi tới ủng hộ.
Đứng cạnh Rob Bauer trong cuộc họp báo, ông Karel Rehka, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Czech, lập tức chỉ ra rằng Cộng hòa Czech không muốn đặt ra bất kỳ giới hạn nào. Ông nói, người Ukraine cần phải tự quyết định xem vũ khí mà họ được nhận sẽ sử dụng vào mục đích gì.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang xem xét liệu có cho phép Kyiv sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ trên lãnh thổ Nga hay không.
Joe Biden đã hội đàm với Thủ tướng Anh Keir Starmer vào thứ Sáu 13/9 và những người trong cuộc ở Mỹ cho biết người đứng đầu nội các Anh đã cố gắng thuyết phục tổng thống Mỹ cho phép Ukraine triển khai máy bay không người lái Storm Shadow của Anh để tấn công tầm xa chống lại Nga.
Có thể cần phải có sự chấp thuận của Tổng thống Mỹ vì một số bộ phận của Storm Shadow được sản xuất tại Mỹ.
Charles Q. Brown, người đứng đầu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói với các phóng viên đi cùng ông tới Praha rằng quan điểm của Mỹ về vũ khí tầm xa vào thời điểm hiện tại không thay đổi.
Đồng thời, ông nói thêm: bất kể thế nào, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cố gắng để Ukraine có thể sử dụng thành công vũ khí đến từ Hoa Kỳ và các đồng minh khác, cũng như những vũ khí do nước này tự sản xuất. Ông chỉ ra rằng Kyiv đã được chứng minh là khá hiệu quả trong việc phát triển máy bay không người lái.
Trong thời gian gần đây, ngày càng có những ủng hộ từ Phương Tây - trước hết là trong các phát biểu - để Ukraine có thể tự vệ bằng cách tấn công vào lãnh thổ Nga. Đây có thể là một biến chuyến mới mang tính quyết định trong cuộc chiến vệ quốc của nước này chống quân xâm lược Nga.