Chiến tranh ở Ukraine: BÃO TÁP TÀI CHÍNH, NƯỚC NGA BÊN BỜ VỠ NỢ

Thứ sáu - 04/03/2022 01:14

(NCTG) Sau các lệnh trừng phạt của Phương Tây đối với Moscow, trái phiếu bằng đồng rúp không còn được hoàn trả cho người nước ngoài, đồng tiền Nga tiếp tục giảm giá và Ngân hàng Sberbank đã phá sản ở Châu Âu. Dầu vậy, đây mới chỉ là khởi đầu: các biện pháp trừng phạt sẽ còn được mở rộng và gia tăng.

Một cặp vợ chồng cùng đứa con mới sinh dưới hầm trú ẩn ở thủ đô Kyiv, này 2/3/2022 - Ảnh: Valentyn Ogirenko (Reuters)

Một cặp vợ chồng cùng đứa con mới sinh dưới hầm trú ẩn ở thủ đô Kyiv, này 2/3/2022 - Ảnh: Valentyn Ogirenko (Reuters)

Cơn bão tài chính vẫn tiếp tục ở Nga. Một tuần sau khi bắt đầu cuộc xâm lược ở Ukraine, và bốn ngày sau khi công bố các lệnh trừng phạt chính của Phương Tây, Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow đóng cửa vào thứ Tư ngày 2/3, đồng rúp giảm 20% và bây giờ là nguy cơ vỡ nợ.

Nhà nước Nga đang dần suy yếu. “Chúng ta phải quay trở lại hơn hai thập kỷ”, một nguồn tin ngân hàng ở Moscow cho biết. Năm 1998, nhà nước Nga không có khả năng trả nợ và trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính lớn.

Vào tối thứ Ba, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố một biện pháp rất nặng tay: những người nước ngoài nắm giữ trái phiếu chính phủ Nga bằng đồng rúp (được gọi là OFZ trong biệt ngữ) sẽ không còn được thanh toán. Họ sẽ không nhận được “coupon” trong một khoảng thời gian không xác định.

Mặc dù biện pháp này không liên quan đến trái phiếu bằng ngoại tệ (USD, Euro, v.v...), vốn là định nghĩa chính thức về tình trạng vỡ nợ thanh toán của một quốc gia, nhưng nó đã giáng một đòn lạnh vào hệ thống tài chính.
 
Một thanh niên đứng trước ngôi nhà đã tan tành vì bom đạn Nga trước đó một hôm ở Zhitomir, này 2/3/2022 - Ảnh: Emmanuel Duparcq (AFP)
Một thanh niên đứng trước ngôi nhà đã tan tành vì bom đạn Nga trước đó một hôm ở Zhitomir, này 2/3/2022 - Ảnh: Emmanuel Duparcq (AFP)

Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt Nga của Phương Tây ngày càng mạnh. Thứ Tư 2/3, Ngân hàng Thế giới trụ sở tại Washington tuyên bố đình chỉ ngay lập tức tất cả các chương trình hỗ trợ Nga và Belaruse để phản đối cuộc chiến xâm lược Ukraine. 

Tổ chức này cũng nhấn mạnh, kể từ khi có chiến sự tại Crimea năm 2014, Ngân hàng Thế giới đã không cho Nga vay bất kỳ khoản nào. Đối với nước láng giềng Belarus là đồng minh của Nga, cũng không có bất kỳ khoản vay nào được tổ chức này đồng thuận từ giữa năm 2020. 

Ngân hàng Thế giới hiện đang tài trợ 11 dự án với tổng số tiền là 1,15 tỷ USD tại Belarus, tại Nga là 4 dự án với giá trị 370 triệu USD. Song song, Ngân hàng Thế giới hứa sẽ giúp đỡ Ukraine 3 tỷ USD, 350 triệu sẽ được giải ngân ngay trong tuần này.

Khánh Hà tổng hợp từ báo chí Pháp, từ Lyon


 
 Từ khóa: Ukraine
Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá
Xếp hạng: 4.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

 

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn