Lãnh đạo đảng, chủ tịch Orbán Viktor, khẳng định: “Người nước ngoài sẽ không bao giờ mua được đất trồng ở đây, cho dù ở Bỉ họ quyết định như thế nào. Tôi cam kết bảo vệ quỹ đất của Hungary”.
Nếu lời hứa này được thực thi, cam kết của ông sẽ đặt Budapest vào thế bất hòa với các đối tác EU và chắc chắn sẽ đẩy đến việc Budapest bị kiện ra Tòa Công lý Châu Âu vì như vậy là làm ngăn trở dòng chuyển dịch tự do của vốn, vi phạm một nguyên tắc mấu chốt trong điều ước chung của EU.
Theo Hiệp định gia nhập Liên hiệp Châu Âu vào năm 2004 của Hungary, người nước ngoài bị cấm mua đất ở đây cho đến năm 2011. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa việc các nhà đầu tư giàu có của Châu Âu vung tiền ra mua đất ở các nước thành viên mới, có nền kinh tế kém phát triển hơn. Một số quốc gia cộng sản cũ mới gia nhập EU như Ba Lan và Cộng hòa Czech cũng đang đàm phán các điều khoản chuyển tiếp tương tự.
Nông nghiệp chỉ chiếm 4,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hungary, nhưng đất đai vốn là một chủ đề động chạm, gây căng thẳng chính trị ở một quốc gia đã từng bị nước ngoài chiếm đóng và có truyền thống nông nghiệp sâu đậm.
Đảng cực hữu JOBBIK, chính đảng mà theo kết quả khảo sát có thể là lực lượng chính trị lớn thứ nhì sau FIDESZ, được ủng hộ chủ yếu cũng do đã kêu gọi tái đàm phán về Hiệp định gia nhập EU và phong tỏa việc bán đất cho người nước ngoài. Quốc hội Hungary thì đã thông qua một nghị quyết hồi tháng Hai vừa rồi, một trong những hành động cuối cùng của họ trước khi kết thúc các phiên họp toàn thể để bước vào kỳ bầu cử.
Hoàng Thư, theo Reuters
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn