Đòn chẹn cổ được coi là một kỹ thuật của cảnh sát bị tranh cãi nhiều nhất ở Mỹ từ thập niên 80, vì nó đã gây ra rất nhiều ca tử vong hoàn toàn không cần thiết và vô lý do. Nhiều cơ quan cảnh sát đã cấm việc áp dụng ngón đòn này, nhưng hai nạn nhân được coi là điển hình của cảnh sát Mỹ - Eric Garner (năm 2014, tại New York) và George Floyd vừa qua - đều thiệt mạng vì bị chẹn cổ.
Trường hợp của Eric Gardner - một người đàn ông da đen có 6 con và bị mắc chứng hen suyễn - đáng chú ý ở chỗ kẻ gây ra cái chết của ông ta, Daniel Pantaleo, một cảnh sát New York thậm chí còn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ bị sa thải khỏi ngành. Eric Gardner bị xử lý chỉ vì bán thuốc lá không được phép, và bị chẹn cổ đến chết cho dù ông ta không hề có vũ khí.
“
Tôi không thở được!”, những lời trước khi chết của Eric Gardner đã được xuất hiện hàng loạt trên biểu ngữ của loạt biểu tình phản đối kỳ thị chủng tộc nổ ra vào năm 2014, đáng tiếc, đã lặp lại trong
vụ George Floyd. Hình ảnh một người đàn ông, cho dù được coi là có những “
thành tích bất hảo” trong quá khứ, nhưng chết tức tưởi sau gần 9 phút bị chẹn cổ, đã gây nên căm phẫn lớn.
Đồng thời, câu chuyện đó, một lần nữa, khiến ngón đòn chẹn cổ lại được công luận soi xét và trở thành một hành động bị thù ghét của giới cảnh sát. Cần nói rõ rằng đây không chỉ là một, mà là một nhóm những kỹ thuật mà cảnh sát có thể sử dụng - có thể tay không, có thể kèm vũ khí - để chế ngự đối thủ và mục đích thực sự của nó không phải là để chẹn cổ đối phương cho đến chết.
Có những trường hợp cảnh sát áp dụng kỹ thuật nguy hiểm này - nhưng nếu làm đúng sẽ không gây tử thương - là để gâp áp lực lên động mạch của đối thủ, ngăn sự tuần hoàn máu lên não khiến đương sự cảm thấy tối tăm mặt mũi và có thể bất tỉnh - mọi khả năng chống cự như vậy sẽ được loại trừ. Tuy nhiên, chỉ cần “
quá tay” một chút, có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Với George Floyd, bị chẹn cổ bằng cả (hoặc một phần) sức nặng của một người khác trong vòng 8 phút 46 giây thì khả năng sống sót là không có. Donald Trump có lý: trong một số tình huống tự vệ, có thể cảnh sát cần áp dụng “
tuyệt chiêu” nguy hiểm này, thậm chí, để khống chế một đối thủ hung hãn, chẹn cổ đúng cách còn “
nhân đạo” hơn là gây thương tích nặng cho đương sự.
Cố nhiên, điều quan trọng nhất ở đây là cảnh sát phải “
thạo nghề”, ý thức được về “
liều lượng” của hành động này, và phải biết chấm dứt khi đã “
xong việc”, điều mà, đáng tiếc, không phải ai cũng rành. Ngược lại, việc Pháp và Minneapolis cấm ngặt việc giới cảnh sát áp dụng biện pháp chẹn cổ trong tương lai cũng không phải là cách có thể loại trừ sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc, nếu có.
Bởi lẽ, đó là cả một vấn đề có nội hàm lịch sử, chính trị, kinh tế... và có thể phải khởi đầu bằng giáo dục và các biện pháp xã hội, chứ không thể giải quyết đơn thuần bằng việc đình chỉ thi hành một kỹ thuật khống chế đối tượng.