(NCTG) “Một bi kịch mở đầu, diễn viên chính không hề hay màn đen đang bao phủ số phận mình. Đó là thảm họa xảy ra với Đồng Bằng Sông Cửu Long vì đất nhiễm mặn, bờ biển sạt lở và biến đổi khí hậu”.
Minh họa: Facebook
Trong bài viết ngày 11-2-2016 “The Mekong: Requiem for a river” (Lễ Cầu Hồn cho Dòng Mekong), tờ “Economist” báo động rằng hình ảnh cô thôn nữ bên giỏ măng cụt mớ cá tươi anh nông dân nón lá khiến du khách yêu mến phong cảnh miền Nam sẽ không bao giờ được như ngày hôm qua nữa.
Một bi kịch mở đầu, diễn viên chính không hề hay màn đen đang bao phủ số phận mình. Đó là thảm họa xảy ra với Đồng Bằng Sông Cửu Long vì đất nhiễm mặn, bờ biển sạt lở và biến đổi khí hậu.
Sáu dòng sông lớn ở Châu Á phát nguyên từ đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn/Himaylaya ở cao nguyên Tây Tạng; hai sông Hoàng Hà/Yellow và Duơng Tử/Yangtze vắt ngang Trung Quốc, sông Brahmaputra ở giữa Bangladesh và Ấn Độ, sông Hằng/Ganges ở Ấn Độ, sông Indus ở Pakistan, và sông Mékong ở Đông Nam Á.
Gia tài chung của Đông Nam Á là “Con Rắn Ngọt Ngào”, tiếng Sanskrit là Ma Ganga sang tiếng Khmer là Mai Kong, người Pháp “phiên âm” lần nữa thành Mékong mà Vua Sihanouk coi thiêng liêng như sông Hằng Ấn Độ. Chảy đến đâu “Con Rắn Ngọt Ngào” mang tên địa phương đến đấy.
Ở Tibet/Tây Tạng, sông tên Dza Chu-Sông Đá.
Qua Vân Nam, sông tên Lan Thương nhận 21% chảy len quanh vách núi dựng đứng gập ghềnh trước khi tuôn tràn vào trái tim Đông Nam Á.
Ở Miến Điện, sông Megaung Myit chỉ có 3%.
Lào và Thái hưởng 25% và 23% từ Mae Nam/Sông Mẹ.
Ở Campuchia, Tonlé Thom/Sông Lớn nhận 20%. Vào Việt Nam, sông Tiền sông Hậu nhận nốt 8% miên man tưới đẫm đồng bằng Cửu Long trước khi chia tay “Văn Minh Miệt Vườn” chảy ra biển Đông.
Nhưng... các đỉnh núi tuyết Himalaya đang tan biến do biến đổi khí hậu, phụ hoạ bởi những cơn mưa bồ hóng đen từ nhà máy ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tham vọng của Trung Quốc không ngừng khai thác khoáng sản biến các con sông hùng vĩ của Tây Tạng thành đập chuyển nước từ miền Đông Tây Tạng đến Bắc Trung Quốc.
Năm 2009, Michael Buckley trình làng phim tài liệu “Meltdown in Tibet” dài 40 phút. Đoạn “Thảm sát trên sông Mékong”, không phải là trinh thám tưởng tượng mà là sự thật khi một dòng sông có thể bị bóp cổ cho tới chết. Bằng đủ mọi cách, Michael lội ngược diòng lên tận thượng nguồn ghi lại những thước phim ngoạn mục về những đập nước mà thế giới không hề hay biết. “Meltdown in Tibet” đọat hai giải thưởng phim ngắn ỏ Ấn Độ, Cambodia, California năm 2009 và 4 giải thưởng khác ở Canada, Mexico và Mỹ năm 2010
Tây Tạng không phải là nạn nhân duy nhất của tham vọng này. Tác giả Ngô Thế Vinh đã “tang gia khấp báo” qua hai cuốn sách “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” năm 2000 và “Mê Kông Dòng Sông Nghẽn Mạch” năm 2007, nêu ra tác hại của khoảng 14 con đập khổng lồ thuộc Trung Quốc ở thượng nguồn làm đảo lộn đời sống của người cây cỏ sinh vật trên bờ dưới nước của năm nước hạ nguồn Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Trích đoạn: “Bây giờ mới thấy tận mắt xuôi dòng Cửu Long là những con tàu lớn chở hàng từ cảng Tư Mao xuống tới tận Bắc Thái và Lào, xuống xa tới Vạn Tượng. Vào tháng Tư năm 2001, Trung Quốc đã ký một thỏa hiệp về thủy vận trên sông Cửu Long nhưng chỉ với 3 quốc gia Miến Điện, Thái và Lào với kế hoạch vét lòng sông, cả dùng cốt mìn chất nổ phá tung những khối đá trên các đoạn ghềnh thác, các đảo nhỏ trên sông để khai thông mở rộng đường sông cho tàu lớn trọng tải từ 500-700 tấn có thể di chuyển từ cảng Tư Mao xuống Chiang Khong Chiang Sean Bắc Thái xuống thẳng tới Vạn Tượng.
Trong khi Việt Nam và Cam Bốt là hai quốc gia cuối nguồn, trực tiếp chịu ảnh hưởng của kế hoạch ấy thì bị gạt ra ngoài”.
“Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” không chỉ là một tiểu thuyết ký sự, một biên khảo công phu, mà còn là tiếng kêu cứu khẩn thiết của dòng sông đang bị bức tử vì tham vọng của con người”.
Ngô Thế Vinh người miền Nam, bác sĩ quân y ra trường 1968, sau 1975 nếm mùi “học tập cải tạo” 5 năm, qua Mỹ học lại bác sĩ, yên nơi yên chỗ lòng chưa yên về quê hương xa tít bên kia Thái Bình Dương.
Hiện nay, một phần tư bờ biển Đồng Bằng Sông Cửu Long đã bị sạt lở. Càng xây nhiều đập nước càng làm tăng sự xói mòn, thiếu nước ngọt trầm trọng, đất bị nhiễm mặn trong mùa khô.
Dù có Đạt Lai Lạt Ma, Nobel Hòa Bình 1989, người Tây Tạng bất lực ngăn chặn Trung Quốc tàn phá mảnh đất Tibet thiêng liêng. Người Việt sẽ làm gì? Hay 30, 40 năm nữa những vùng đất (nếu) còn sống sót của Việt Nam sẽ nỉ non “Lễ Cầu Hồn cho Lục Tỉnh”?
(NCTG) “Lần đầu tiên tôi thấy hơi thở của mình, sự hiện diện của mình trong cái công việc nhỏ bé đó mà không nghĩ tới bất kỳ điều gì khác. Thật là vi...
(NCTG) Tình hình dịch bệnh cũng không thuận lợi cho các cặp đang yêu: theo một khảo sát được thực hiện với ứng dụng nghiên cứu thị trường Opinio, hầu...