CỰU THỦ TƯỚNG HUNG KỲ THỊ MÀU DA

Chủ nhật - 27/09/2015 02:32

(NCTG) Ông Boross Péter không có vấn đề gì với việc người tỵ nạn đến Hung từ những nền văn hóa khác, mà với ông, khác biệt về màu da mới là điều đáng đề cập, theo một bài trả lời phỏng vấn từ trung tuần tháng 8 với tờ “Tin tức Hungary” (Magyar Hírlap).

Cựu thủ tướng Boross Péter - Ảnh: Béres Attila (mno.hu)

Cựu thủ tướng Boross Péter - Ảnh: Béres Attila (mno.hu)

Từng là thành viên Ủy ban soạn thảo Hiến pháp của Quốc hội Hungary, nhưng cựu thủ tướng Boross Péter chưa bao giờ được coi là người có trí tuệ đặc biệt. Một số phát biểu mang tính kỳ thị chủng tộc của ông trong dịp này đã khiến giới báo chí kinh ngạc.

Ngày nay chưa ai dám nói rằng nhập cư không phải vấn đề văn hóa và văn minh, mà là vấn đề sắc tộc. Bởi lẽ, hàng triệu người thuộc những dân tộc có ngôn ngữ khác nhau, có màu da khác dân Âu đang tràn tới Châu Âu.

Rất quan trọng là không chỉ họ khác biệt về văn hóa, mà còn khác biệt cả về hệ thống bản năng, tính chất sinh học và di truyền
” - vị chính khách lão thành (87 tuổi), từng giữ cương vị Thủ tướng Hungary thời kỳ 1993-1994 phát biểu.

Rồi ông Boross lý giải tuyên bố mang tính phân biệt chủng tộc này như sau: tại Tây Âu, đã có thế hệ thứ ba của người nhập cư sinh sống, và lẽ ra họ phải hội nhập được với dân tộc tiếp nhận họ, nhưng họ vẫn không làm điều đó, thì hẳn là vì họ không có khả năng.

Và cựu thủ tướng liên hệ với Hungary, nơi cũng có người da màu sinh sống. “Đáng tiếc là ngay chủng tộc Tzigane đã sống cùng chúng ta mấy trăm năm mà còn không hội nhập được mấy, thì với đám đông Hồi giáo đến Hung qua “đường rừng” cũng không có nhiều cơ hội”.

Được đánh giá là một chính khách chừng mực và “vừa phải”, ông Boross Péter ủng hộ việc chính quyền Hungary xây rào chắn ở biên giới, và cho rằng Thủ tướng Orbán Viktor đã làm tất cả những gì có thể, “nhưng nhiều lúc luật EU cũng bó buộc chính phủ chúng ta”.

Thêm vào đó, ông cho rằng truyền thông đối lập tại Hung cũng phải chịu trách nhiệm, khi hay đưa cảnh tượng những người tỵ nạn phải trải qua những hoàn cảnh hết sức kinh khủng (chẳng hạn ảnh trẻ em khóc lóc). Theo ông Boross, đó là sự “điều khiển công luận”.

Nhưng vận mệnh dân tộc chúng ta phải vượt lên trên hết trong vấn đề này, cần đẩy những suy tính nhân đạo vào hậu trường khi xử lý khủng hoảng” - vị chính khách kết luận.

Trần Lê, theo index.hu


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

 

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn