ĐỔI MỚI HỆ THỐNG

Thứ năm - 19/01/2023 23:24

(NCTG) “Để sửa sai thì việc chọn người lãnh đạo nhà nước cần thay đổi, không còn do Đảng quyết định nữa. Hay nói cách khác, người lãnh đạo nhà nước cần phải được nhân dân thực sự chọn lựa thông qua bầu cử dân chủ” - góc nhìn của tác giả Phan Dương Hiệu từ Hà Nội.

Sau sự ra đi của hai phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh, việc ông Nguyễn Xuân Phúc phải rời ghế Chủ tịch nước làm dấy lên nhiều suy nghĩ về vấn đề nhân sự trong bộ máy chính quyền Việt Nam

Sau sự ra đi của hai phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh, việc ông Nguyễn Xuân Phúc phải rời ghế Chủ tịch nước làm dấy lên nhiều suy nghĩ về vấn đề nhân sự trong bộ máy chính quyền Việt Nam

Việc những quan chức cấp cao nhất của nhà nước liên tục bị thôi chức cho thấy cách thức hoạt động của hệ thống có vấn đề.

Khi được đưa lên, các quan chức đều đã được Đảng đánh giá kỹ càng để đảm bảo nhân sự tốt. Vậy mà cuối cùng không phải như vậy chứng tỏ 1 trong 2 trường hợp sau đây, và với mỗi trường hợp cần sự thay đổi cơ bản:

1. Nhân sự đầu vào tốt nhưng sau khi hoạt động trong hệ thống họ trở nên không còn tốt. Vậy có nghĩa là hệ thống đã làm tha hoá con người.

Cách duy nhất để tránh sự tha hoá là phải kiểm soát từng bước hoạt động của hệ thống. Sự kiểm soát này phải là độc lập với hệ thống vì khi hệ thống chạy sai thì mọi thứ gắn với nó đều có thể sai và không thể để nó tự kiểm tra tính đúng đắn của chính mình.

Muốn có cơ chế kiểm soát độc lập thì mọi hoạt động của hệ thống cần phải được minh bạch, khi đó cơ chế kiểm soát mới có thông tin đầy đủ để đánh giá. Kinh tế đã sử dụng các chỉ số quốc tế để đánh giá hiệu quả, chính trị cũng cần lấy các chỉ số quốc tế về minh bạch, dân chủ, độ mở của chính phủ làm thước đo độ hiệu quả của sự lãnh đạo.

2. Nhân sự đầu vào thực ra đã xấu sẵn rồi chứ không phải do hệ thống làm xấu. Nếu quả như vậy thì tức là quy trình đánh giá và chọn người lãnh đạo của hệ thống, mà đại diện là Đảng, đã hoạt động sai. 

Để sửa sai thì việc chọn người lãnh đạo nhà nước cần thay đổi, không còn do Đảng quyết định nữa. Hay nói cách khác, người lãnh đạo nhà nước cần phải được nhân dân thực sự chọn lựa thông qua bầu cử dân chủ.

Phan Dương Hiệu, từ Hà Nội


 
 Từ khóa: quan chức
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn