Đức Đạt Lai Lạt Ma
Được biết, tất cả vé đã được bán hết từ cách đây nhiều tháng, do đó, Ban tổ chức quyết định sẽ tường thuật các buổi thuyết giảng trên website của họ.
Hiện đang sinh sống tại Ấn Độ, nhà lãnh đạo tôn giáo lưu vong này thường xuyên có những chuyến đi thuyết giảng tại nhiều nước trên thế giới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Hungary lần đầu vào năm 1982: nhận lời mời của Đức Giáo hoàng John Paul Đệ nhị, ông qua Tòa Thánh nhưng có “quá giang” tại Budapest 1 đêm. Sau đó, ông còn tới Hungary 5 lần nữa, lần cuối cùng là vào năm 2000.
Chuyến thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma năm nay được tổ chức bởi nhiều Giáo hội và các cơ sở Phật giáo tại Hungary, và do Trung tâm Tây Tạng Sambhala - Hội Ái hữu Tây Tạng đề xướng. Đây cũng là chuyến đi duy nhất sang Châu Âu trong năm 2010 của nhà lãnh đạo tôn giáo này.
Theo dự định, nội dung các buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma gồm các đề tài như giới thiệu Phật giáo Tây Tạng, quan niệm của ông về sự kiên trì, cảm thông, về lòng tự tin và các giá trị đạo đức, cũng như cách để đạt được hạnh phúc thực sự. Trong buổi thuyết giảng ngày 19-9, cử tọa sẽ có dịp đặt câu hỏi và giao lưu trực tiếp với ông.
Được biết, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ thuyết giảng bằng tiếng Anh, được dịch trực tiếp ra tiếng Hungary - cửa tọa cũng có thể nghe dịch qua các ngôn ngữ khác như Đức, Nga, Romania và Mông Cổ.
Sinh năm 1935, Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố) là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Theo đánh giá của GS. Eric Sharp (Đại học Sydney, Úc), trong số những người được coi là thánh nhân của thế kỷ 20, ông là một trong ba thánh nhân Châu Á, cùng thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore và nhà lãnh đạo Mahātma Gandhi.
Ông cũng là người đứng đầu chính quyền lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala (Ấn Độ) với hơn 12 ngàn “thần dân”. Năm 1989, ông được trao giải Nobel Hòa bình cho những nỗ lực đấu tranh bất bạo động bền bỉ cho nền tự do của Tây Tạng, “trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người” (lý giải của Ủy ban Hòa bình Nobel).
Đức Đạt Lai Lạt Ma còn là tác giả của chừng 50 đầu sách rất được ưa chuộng và nổi tiếng với sự nghiệp truyền bá đạo Phật tại Phương Tây, cũng như sự “xích lại gần nhau” giữa các tôn giáo lớn trên thế giới.
Trần Lê tổng hợp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn