Một số món chay được "gia công" rất ngoạn mục - Ảnh: Internet
Tuy nhiên, khoa học nói về chuyện ăn uống cũng rất hay... lăng nhăng. Xưa nay trứng vẫn là đồ quý và bổ, đùng một cái bày đặt ra vụ ăn trứng bị cholesterol, dân tình chẳng dám ăn. Các khoa học gia khuyến cáo người ta chỉ nên ăn trứng tuần một lần từ cả chục năm nay. Đột nhiên gần đây, khoa học lại "đổi giọng", tuyên bố theo kết quả hiện đại nhất thì ngày ăn hai trái không sao. Riêng trái trứng khi thì nói ăn lòng trắng, khi thì bảo lòng đỏ có hại. Khi thì nói thịt bò tốt hơn gà heo, khi thì gà mới là nhất, khi thì heo mới là hay.
Dân Ấn Độ thích ăn chay có lẽ không phải vì lý do sức khỏe, mà có lẽ tập tục từ bao đời, mà lý do khởi sự có thể là vì... thiếu thịt. Cũng không biết có ai làm thống kê so sánh giữa các dân tộc ăn chay và dân tộc ăn thịt hay cá xem dân nào khỏe, sống dai hơn. Dường như kỷ lục tuổi thọ lại nằm ở các sắc dân vùng ăn thịt. Các sắc dân này trong quá khứ thường khỏe mạnh, vạm vỡ hơn.
Vậy thì ăn chay chắc gì đã tốt 100%. Có điều lâu lâu nhịn thịt một hai ngày thì chắc chắn là tốt. Cái gì nhiều quá cũng chẳng tốt.
Ngược lại người Tàu ngày xưa có phép tịch cốc, chỉ ăn thịt và trái cây, cho rằng đó là phép trường thọ. Các võ phái dưỡng sinh lại tuyên truyền ăn đồ dương tính tịch cốc, kiêng đồ tinh bột, kiêng cá (phản khoa học vô chừng!) chỉ ăn thịt. Cũng chẳng biết thực hư ra sao, nhưng phép đó truyền được đời này qua đời khác ắt phải có lý của nó.
Nếu phép tịch cốc là có cơ sở thì ăn chay ăn mặn cái gì là tốt? Có lẽ chay hẳn hay mặn hẳn đều chưa hẳn đã tốt. Ăn càng nhiều loại chắc hẳn càng hay. Có điều các cụ ta dạy lại nhiều điều mâu thuẫn nhưng bao giờ cũng có chút lý của nó. Vấn đề là chúng ta phải sàng lọc...
Ta cố nghĩ xem sao: biết đâu ăn chay ăn mặn không quan trọng mà do ở cách ăn. Ăn chay tốt nếu ăn theo kiểu ăn chay, ăn mặn tốt là phải ăn theo trường phái mặn. Các cụ không thống nhất chắc hẳn là vì các cụ chỉ nhai một kiểu. Nếu ta nhai thịt theo phái tịch cốc, nhai cơm theo lối nhà tu thì biết đâu hai trường phái đỡ "cãi nhau".
Ý tưởng này có vẻ có lý vì nhai cơm thì nhai chậm, loài ăn thịt đều nuốt những miếng lớn, nhai rất ít. Nếu ta ăn thịt riêng bữa theo lối tịch cốc, cắn miếng lớn, nhai sơ sơ, chiêu vài ngụm bia. Bữa khác thì nhỏ nhẻ ăn cơm nhai thật kỹ với mè theo kiểu thầy Thích Thanh Từ. Cơm thì tiêu hóa với dịch vị và ở miệng, thịt tiêu với dịch dạ dày và tiêu ở đại tràng. Thử vậy xem biết đâu ta cũng sống lâu như Bành Tổ!
Dung Dang, từ Hoa Kỳ)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn