CHÍNH KHÁCH CỦA NHÂN DÂN
- Chủ nhật - 07/10/2018 02:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Nếu muốn phục vụ ai đó, thì tôi muốn phục vụ những người không có kẻ hầu người hạ: những người không được ai bảo vệ” (Göncz Árpád, tháng 8-1990).
Göncz Árpád, nhà văn, dịch giả, Tổng thống trong hai nhiệm kỳ đầu tiên của nền Đệ tam Cộng hòa Hungary (1900-2000) qua đời tròn 3 năm nay, vào ngày 6-10-2015. Là mẫu chính khách thực sự từ dân, của dân và vì dân, từ một cựu tù nhân chung thân trong lao tù cộng sản, ông đã trở thành nhà lãnh đạo được yêu mến nhất của nước Hung sau biến chuyển 1989-1990.
Không chỉ là một chính khách, Göncz Árpád còn là một nhân sĩ, dịch giả nổi tiếng, với hàng loạt đầu sách dịch hết sức “khó nhằn”, trong đó nổi bật là tác phẩm bộ ba “Chúa tể những chiếc nhẫn” (The Lord of the Rings) của J. R. R. Tolkien. Vốn ngoại ngữ siêu việt đó, ông đã tự học chủ yếu trong những năm bị cầm tù và không thấy ánh sáng cuối đường hầm (1958-1963).
Nhiều người hẳn còn nhớ một hành động hết sức ấn tượng của Göncz Árpád, từ năm 1990 khi mới nhậm chức Tổng thống được ít lâu. Khi đó, giới tài xế taxi tại Hungary có cuộc tổng đình công kéo dài trong 3 ngày, để phản đối việc tăng giá xăng “dã man” thời đó. Trong vòng 3 ngày, Budapest và nhiều thành phố của Hung hoàn toàn bị đình trệ giao thông bởi nhiều ngàn tài xế.
Xảy ra đúng vào lúc Thủ tướng Antall József phải nhập viện, đây là cuộc “thử lửa” cam go đầu tiên của nước Hung dân chủ, quốc gia mấy chục năm dưới thể chế CS đã quên đi khái niệm biểu tình, đình công... ở mức độ rộng lớn. Không ai biết chính quyền mới sẽ phản ứng ra sao trong 3 ngày đó, tuy nhiên, lãnh đạo cảnh sát và quân đội đã cho hay họ sẽ không dùng tới vũ lực.
Cần nói là hồi đó, giới taxi ở Budapest rất đông đảo với 20 ngàn tài xế có giấy phép và chừng 5 ngàn tài xế “dù”, và họ được trang bị thiết bị liên lạc hiện đại chỉ có giới cảnh sát, quân đội và cứu hộ có. Phong trào phản kháng của họ được sự hưởng ứng của các đảng đối lập, trong đó có FIDESZ, mà thủ lĩnh trẻ là Orbán Viktor đã lớn tiếng chỉ trích chính phủ là “đồ dối trá”.
Cho dù sau đó, chính quyền đã thỏa thuận được với nghiệp đoàn và đại diện giới taxi, nhưng trên nguyên tắc, vài trăm ngàn người (không chỉ là tài xế taxi) đã tham gia cuộc đại đình công đó đều bị coi là phạm tội theo luật định hiện hành, do đã không thông báo trước về hành động của họ trong thời hạn 72h, và đã ngăn chặn sự hoạt động của những công sở công cộng.
Không chỉ là một chính khách, Göncz Árpád còn là một nhân sĩ, dịch giả nổi tiếng, với hàng loạt đầu sách dịch hết sức “khó nhằn”, trong đó nổi bật là tác phẩm bộ ba “Chúa tể những chiếc nhẫn” (The Lord of the Rings) của J. R. R. Tolkien. Vốn ngoại ngữ siêu việt đó, ông đã tự học chủ yếu trong những năm bị cầm tù và không thấy ánh sáng cuối đường hầm (1958-1963).
Nhiều người hẳn còn nhớ một hành động hết sức ấn tượng của Göncz Árpád, từ năm 1990 khi mới nhậm chức Tổng thống được ít lâu. Khi đó, giới tài xế taxi tại Hungary có cuộc tổng đình công kéo dài trong 3 ngày, để phản đối việc tăng giá xăng “dã man” thời đó. Trong vòng 3 ngày, Budapest và nhiều thành phố của Hung hoàn toàn bị đình trệ giao thông bởi nhiều ngàn tài xế.
Xảy ra đúng vào lúc Thủ tướng Antall József phải nhập viện, đây là cuộc “thử lửa” cam go đầu tiên của nước Hung dân chủ, quốc gia mấy chục năm dưới thể chế CS đã quên đi khái niệm biểu tình, đình công... ở mức độ rộng lớn. Không ai biết chính quyền mới sẽ phản ứng ra sao trong 3 ngày đó, tuy nhiên, lãnh đạo cảnh sát và quân đội đã cho hay họ sẽ không dùng tới vũ lực.
Cần nói là hồi đó, giới taxi ở Budapest rất đông đảo với 20 ngàn tài xế có giấy phép và chừng 5 ngàn tài xế “dù”, và họ được trang bị thiết bị liên lạc hiện đại chỉ có giới cảnh sát, quân đội và cứu hộ có. Phong trào phản kháng của họ được sự hưởng ứng của các đảng đối lập, trong đó có FIDESZ, mà thủ lĩnh trẻ là Orbán Viktor đã lớn tiếng chỉ trích chính phủ là “đồ dối trá”.
Cho dù sau đó, chính quyền đã thỏa thuận được với nghiệp đoàn và đại diện giới taxi, nhưng trên nguyên tắc, vài trăm ngàn người (không chỉ là tài xế taxi) đã tham gia cuộc đại đình công đó đều bị coi là phạm tội theo luật định hiện hành, do đã không thông báo trước về hành động của họ trong thời hạn 72h, và đã ngăn chặn sự hoạt động của những công sở công cộng.
Đích thân Göncz Árpád, trên cương vị Tổng thống Cộng hòa, trong phiên họp Quốc hội mùa xuân sau đó, đã đệ trình một dự thảo luật về sự thực thi ân xá hàng loạt. Được Quốc hội thông qua, đạo luật đáng nhớ đó đã khiến Nhà nước từ bỏ khả năng truy trách nhiệm đối với các công dân của mình, và nước Hung được chứng kiến tấm lòng hào hiệp của một chính khách đích thực.
Qua đời đúng vào quốc tang thường niên của Hungary - ngày 6-10, tưởng niệm 13 vị tướng bị quân đội Áo tử hình sau khi cuộc cách mạng 1848 thất bại -, Göncz Árpád yên nghỉ tại một nghĩa trang ở xa trung tâm, gia đình ông từ chối tang lễ tầm nhà nước mà đương nhiên ông được hưởng. Nấm mồ hết sức đơn sơ của ông, tới nay, vẫn luôn được người dân tới đặt hoa, thắp nến.
Năm 2000, trong buổi gặp mặt được tổ chức để chia tay Göncz Árpád khi ông từ gĩa ghế Tổng thống Cộng hòa, “Người đàn bà hát của Hungary”, nữ danh ca Koncz Zsuzsa, trước khi trình bày ca khúc nổi tiếng “Jöjj kedvesem” (Lại gần đây, anh yêu), đã bày tỏ lòng kính phục và tôn trọng với vị chính khách với những lời tri ân cảm động: “... Chúng tôi sẽ rất cảm thấy thiếu vắng ông, Ngài Tổng thống!
Điều may mắn lớn của chúng ta là, Göncz Árpád, một Tổng thống, đã ra đi, nhưng Göncz Árpád, như một nhà văn, một con người, vẫn còn lại đây với chúng ta. Và trên cương vị ấy, chắc chắn rằng, bất cứ khi nào chúng tôi cũng có thể tính đến ông, cũng như ông có thể tính đến chúng tôi. Bởi lẽ, thời thế có thể thay đổi, tốt có, mà tệ hơn cũng có, nhưng tất cả chúng ta ở đây đều gắn bó làm một...”. (*)
Không nhiều chính khách được nhận những tình cảm chân thành như thế khi kết thúc sự nghiệp của mình...
(*) Koncz Zsuzsa và Bródy János, cặp “Khánh Ly và Trịnh Công Sơn của Hungary” cũng đã hát “Nếu tôi là bông hồng” (Ha én rózsa lennék) - bài hát ngợi ta tự do - trong lễ tang Göncz Árpád. Đây là ca khúc sinh thời Göncz Árpád rất yêu thích, ông từng gọi bằng cái tên “Bản quốc ca tự do của Đông Âu” và trong di chúc, ông muốn nó vang lên trong ngày tiễn biệt ông.