100 năm ngày sinh Alexander Solzhenitsyn: NHẠC KỊCH VỀ ĐỀ TÀI GULAG
- Thứ sáu - 07/12/2018 05:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Một vở opera đã được dựng dựa theo một trong những tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc nhất của văn hào Nga Alexander Solzhenitsyn - truyện vừa “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich”.
Vở nhạc kịch được trình diễn tại Nhà hát Lớn (Moscow) vào thứ Sáu 7-12, với phần nhạc của Alexander Tchaikovsky và phần lĩnh xướng trong buổi diễn ra mắt do con trai nhà văn, nhạc trưởng kiêm nghệ sĩ dương cầm Ignat Solzhenitsyn đảm trách, theo bản tin của Hãng Thông tấn Hungary MTI.
Được biết, Ignat Solzhenitsyn hiện là nhạc trưởng của Dàn nhạc Thính phòng Philadelphia, đồng thời là khách mời chính của Dàn nhạc Giao hưởng Moscow. Tác phẩm do ông lĩnh xướng được dàn dựng và trình diễn nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh, và lần thứ 20 ngày mất của thân phụ ông.
Cũng như trong tác phẩm, vở opera cùng tên lấy đề tài một ngày trong đời của một tù nhân bị giam trong tại tập trung và “cải tạo lao động” ở vùng Siberia. Đó cũng chính là trải nghiệm của tác giả, vì năm 1945 ông đã bị kết án tù cải tạo 8 năm tại thủ đô Moscow, rồi vùng Kazakhstan xa xôi.
Sinh ngày 11-12-1918 và qua đời ngày 3-8-2008, Alexander Solzhenitsyn được xem như “lương tâm của nước Nga”, “người nối tiếp xứng đáng truyền thống nhân văn của nền văn học cổ điển Nga thế kỷ 19” với những tác phẩm lớn vạch trần bộ mặt phi nhân của thể chế độc tài cộng sản Stalinist.
“Một ngày trong đời...” được ông sáng tác năm 1959, nhưng phải đến những năm tháng cởi mở thời Tổng bí thư Nikita Khrushchev tác phẩm mới được ra mắt tại Liên Xô trên tạp chí văn học “Novy Mir” (Thế giới mới), một diễn đàn từng là “bà đỡ” cho nhiều tác phẩm và tác giả “có vấn đề” thời đó.
Đoản thiên tiểu thuyết này được “chào đời” một phần không nhỏ nhờ sự dũng cảm và con mắt đánh giá tinh tường của nhà thơ Aleksandr Tvardovsky, TBT tờ “Thế giới mới”. Bằng việc cho đăng tải tác phẩm, Tvardovsky đã góp phần lớn lao cho quá trình “tan băng” và cải tổ thời đó ở Liên Xô.
Tác giả D.M.Tomas có kể lại một mẩu chuyện mang tính giai thoại trong cuốn “Một thế kỷ trong đời của Aleksander Solzhenitsyn” (Aleksander Solzhenitsyn: A Century in His Life). Theo đó, năm 1961, Tvardovsky nhận được một bản thảo từ một thày giáo trường làng chưa hề có tiếng tăm.
Vào một buổi tối, ông nằm trên giường, lần giở tập bản thảo với ý định đọc cho dễ ngủ. Vậy mà chỉ mới đọc lướt vài chục trang, Tvardovsky đã ngồi phắt dậy, vùng khỏi giường và ăn vận quần áo chỉnh tề rồi ngồi vào bàn đọc tiếp. Xong lần đầu, ông lại đọc thêm một lần nữa, cho đến rạng sáng.
Rõ ràng, nhà thơ thấy rõ truyện vừa về trại lao động cải tạo ấy là một kiệt tác của một nhà văn có tài. Đó là “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich” của Solzhenitsyn và hẳn là Tvardovsky cảm thấy: không thể thưởng thức một tác phẩm xuất sắc như thế trong bộ quần áo lót mặc lúc đi ngủ!
Cùng “Tầng đầu địa ngục”, “Khu ung thư” và nhất là “Gulag - Quần đảo ngục tù”, “Một ngày trong đời...” khiến Solzhenitsyn trở nên nhà văn đối lập lớn nhất trong thế giới CS đương thời. Năm 1970, ông được trao giải Nobel Văn chương nhưng không tới Thụy Điển nhận giải vì sợ không thể trở về nước.
Sau một loạt tác phẩm và hành động mang tính phản kháng, năm 1974 nhà văn bị xử và tước quốc tịch vì tội danh “phản bội tổ quốc”, rồi bị trục xuất. Ông cùng gia đình sống ở Đức, Thụy Sĩ rồi định cư tại Mỹ. Năm 1994, sau khi Liên Xô tan rã, ông về Nga và được hưởng “ân sủng” của chính quyền.
Là một người theo khuynh hướng dân tộc, Solzhenitsyn tỏ ra đau xót trước sự sụp đổ của Đế chế Xô-viết và sự băng hoại của những giá trị đạo đức truyền thống ở nước Nga. Có lẽ chính vì vậy, sinh thời, ông từng cổ vũ cho đường lối cứng rắn của cựu mật vụ CS, Tổng thống Vladimir Putin.
Alexander Solzhenitsyn chủ trương nước Nga không cần mô hình dân chủ kiểu Phương Tây, mà cần một “bàn tay sắt” có thể lập lại và giữ gìn trật tự. Nhiều ý kiến coi đây là bước sa lầy cuối đời của nhà văn, một người từng cổ vũ cho ý nguyện dân chủ của giới trí thức và người dân Liên Xô.
Tuy nhiên, hậu thế vẫn nhớ tới và xiển dương Solzhenitsyn như một văn hào đã dành phần đáng kể của đời mình để can đảm đương đầu với bạo quyền và vạch trần sự dối trá (*), chiến đấu với cái ác với tâm niệm: “Một lời, chỉ một lời duy nhất của sự thật còn có sức nặng hơn toàn thể thế giới”.
(*) “Và khi dối trá bị xua tan - bạo lực sẽ hiện ra trần trụi một cách đáng ghê tởm - và bạo lực rệu rã sẽ sụp đổ” (trích diễn từ Giải Nobel Văn chương 1970 gửi tới Viện Hàn lâm Thụy Điển, nhưng nhà văn đã không thể có mặt để đọc diễn từ này).
Được biết, Ignat Solzhenitsyn hiện là nhạc trưởng của Dàn nhạc Thính phòng Philadelphia, đồng thời là khách mời chính của Dàn nhạc Giao hưởng Moscow. Tác phẩm do ông lĩnh xướng được dàn dựng và trình diễn nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh, và lần thứ 20 ngày mất của thân phụ ông.
Cũng như trong tác phẩm, vở opera cùng tên lấy đề tài một ngày trong đời của một tù nhân bị giam trong tại tập trung và “cải tạo lao động” ở vùng Siberia. Đó cũng chính là trải nghiệm của tác giả, vì năm 1945 ông đã bị kết án tù cải tạo 8 năm tại thủ đô Moscow, rồi vùng Kazakhstan xa xôi.
Sinh ngày 11-12-1918 và qua đời ngày 3-8-2008, Alexander Solzhenitsyn được xem như “lương tâm của nước Nga”, “người nối tiếp xứng đáng truyền thống nhân văn của nền văn học cổ điển Nga thế kỷ 19” với những tác phẩm lớn vạch trần bộ mặt phi nhân của thể chế độc tài cộng sản Stalinist.
“Một ngày trong đời...” được ông sáng tác năm 1959, nhưng phải đến những năm tháng cởi mở thời Tổng bí thư Nikita Khrushchev tác phẩm mới được ra mắt tại Liên Xô trên tạp chí văn học “Novy Mir” (Thế giới mới), một diễn đàn từng là “bà đỡ” cho nhiều tác phẩm và tác giả “có vấn đề” thời đó.
Đoản thiên tiểu thuyết này được “chào đời” một phần không nhỏ nhờ sự dũng cảm và con mắt đánh giá tinh tường của nhà thơ Aleksandr Tvardovsky, TBT tờ “Thế giới mới”. Bằng việc cho đăng tải tác phẩm, Tvardovsky đã góp phần lớn lao cho quá trình “tan băng” và cải tổ thời đó ở Liên Xô.
Tác giả D.M.Tomas có kể lại một mẩu chuyện mang tính giai thoại trong cuốn “Một thế kỷ trong đời của Aleksander Solzhenitsyn” (Aleksander Solzhenitsyn: A Century in His Life). Theo đó, năm 1961, Tvardovsky nhận được một bản thảo từ một thày giáo trường làng chưa hề có tiếng tăm.
Vào một buổi tối, ông nằm trên giường, lần giở tập bản thảo với ý định đọc cho dễ ngủ. Vậy mà chỉ mới đọc lướt vài chục trang, Tvardovsky đã ngồi phắt dậy, vùng khỏi giường và ăn vận quần áo chỉnh tề rồi ngồi vào bàn đọc tiếp. Xong lần đầu, ông lại đọc thêm một lần nữa, cho đến rạng sáng.
Rõ ràng, nhà thơ thấy rõ truyện vừa về trại lao động cải tạo ấy là một kiệt tác của một nhà văn có tài. Đó là “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich” của Solzhenitsyn và hẳn là Tvardovsky cảm thấy: không thể thưởng thức một tác phẩm xuất sắc như thế trong bộ quần áo lót mặc lúc đi ngủ!
Cùng “Tầng đầu địa ngục”, “Khu ung thư” và nhất là “Gulag - Quần đảo ngục tù”, “Một ngày trong đời...” khiến Solzhenitsyn trở nên nhà văn đối lập lớn nhất trong thế giới CS đương thời. Năm 1970, ông được trao giải Nobel Văn chương nhưng không tới Thụy Điển nhận giải vì sợ không thể trở về nước.
Sau một loạt tác phẩm và hành động mang tính phản kháng, năm 1974 nhà văn bị xử và tước quốc tịch vì tội danh “phản bội tổ quốc”, rồi bị trục xuất. Ông cùng gia đình sống ở Đức, Thụy Sĩ rồi định cư tại Mỹ. Năm 1994, sau khi Liên Xô tan rã, ông về Nga và được hưởng “ân sủng” của chính quyền.
Là một người theo khuynh hướng dân tộc, Solzhenitsyn tỏ ra đau xót trước sự sụp đổ của Đế chế Xô-viết và sự băng hoại của những giá trị đạo đức truyền thống ở nước Nga. Có lẽ chính vì vậy, sinh thời, ông từng cổ vũ cho đường lối cứng rắn của cựu mật vụ CS, Tổng thống Vladimir Putin.
Alexander Solzhenitsyn chủ trương nước Nga không cần mô hình dân chủ kiểu Phương Tây, mà cần một “bàn tay sắt” có thể lập lại và giữ gìn trật tự. Nhiều ý kiến coi đây là bước sa lầy cuối đời của nhà văn, một người từng cổ vũ cho ý nguyện dân chủ của giới trí thức và người dân Liên Xô.
Tuy nhiên, hậu thế vẫn nhớ tới và xiển dương Solzhenitsyn như một văn hào đã dành phần đáng kể của đời mình để can đảm đương đầu với bạo quyền và vạch trần sự dối trá (*), chiến đấu với cái ác với tâm niệm: “Một lời, chỉ một lời duy nhất của sự thật còn có sức nặng hơn toàn thể thế giới”.
(*) “Và khi dối trá bị xua tan - bạo lực sẽ hiện ra trần trụi một cách đáng ghê tởm - và bạo lực rệu rã sẽ sụp đổ” (trích diễn từ Giải Nobel Văn chương 1970 gửi tới Viện Hàn lâm Thụy Điển, nhưng nhà văn đã không thể có mặt để đọc diễn từ này).