Từ những chuyến đi: AUSCHWITZ VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA SỰ SỐNG
- Thứ tư - 12/10/2016 04:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Không ai trong số các nạn nhân biết Auschwitz sẽ trở thành nhà ga cuối cùng trong đời họ.
Những tấm ảnh mờ mịt không rõ nét này, mà mình đã có dịp xem rất nhiều lần ở “Trại tử thần” Auschwitz, hóa ra mãi cho tới gần đây mình mới biết là do một nhân viên thuộc đội đặc nhiệm Sonderkommando (“nhân viên lò thiêu”) chụp lén, với mục đích để thế giới và nhân loại được biết điều gì xảy ra trong khu trại tập trung khủng khiếp ấy.
Để làm được mong mỏi đó, người nhân viên này và những đồng sự của anh đã phải liều chết trong những ngày tháng cuối của Đệ nhị Thế chiến. Ảnh được chuyển ra ngoài trong cuộc khởi nghĩa của những con người khốn khổ vào tháng 10-1944, khi họ biết chắc cũng sẽ phải chịu số phận như các đồng hương: phải vào phòng hơi ngạt.
Cuộc khởi nghĩa thất bại vì tương quan lực lượng quá không cân sức, mặc dù cũng khiến lực lượng SS trong trại bị nhiều tổn thất. Vài nhân viên Sonderkommando trốn thoát khỏi trại một thời gian ngắn, nhưng nhanh chóng bị bắt lại - 200 người chưa bị giết trong cuộc khởi nghĩa đã bị bắt cởi quần áo, nằm sấp và nhận phát đạn vào đầu.
Có khoảng 500 nhân viên Sonderkommando bị sát hại ngay trong ngày hôm đó, tuy nhiên, một số ghi chép và hình ảnh họ thực hiện về Auschwitz đã được đưa ra khỏi trại. Những hình ảnh trên là trong cuộn phim được Sonderkommando giấu kín trong khi trốn chạy, mà về sau, lực lượng kháng chiến quân và quân đội Đồng Mình đã tìm thấy được.
Ngoại trừ một số hình ảnh do chính các sĩ quan SS chụp về “công việc” của họ, đây là những bằng cứ xác thực của đại nạn holocaust, ghi lại những hình ảnh kinh hoàng nhất khi phụ nữ, trẻ em và người cao niên, sau hành trình nhiều tuần trên những toa tàu hỏa kín mít không đủ dưỡng khí, đã được đưa thẳng từ sân ga vào phòng hơi ngạt.
Để làm được mong mỏi đó, người nhân viên này và những đồng sự của anh đã phải liều chết trong những ngày tháng cuối của Đệ nhị Thế chiến. Ảnh được chuyển ra ngoài trong cuộc khởi nghĩa của những con người khốn khổ vào tháng 10-1944, khi họ biết chắc cũng sẽ phải chịu số phận như các đồng hương: phải vào phòng hơi ngạt.
Cuộc khởi nghĩa thất bại vì tương quan lực lượng quá không cân sức, mặc dù cũng khiến lực lượng SS trong trại bị nhiều tổn thất. Vài nhân viên Sonderkommando trốn thoát khỏi trại một thời gian ngắn, nhưng nhanh chóng bị bắt lại - 200 người chưa bị giết trong cuộc khởi nghĩa đã bị bắt cởi quần áo, nằm sấp và nhận phát đạn vào đầu.
Có khoảng 500 nhân viên Sonderkommando bị sát hại ngay trong ngày hôm đó, tuy nhiên, một số ghi chép và hình ảnh họ thực hiện về Auschwitz đã được đưa ra khỏi trại. Những hình ảnh trên là trong cuộn phim được Sonderkommando giấu kín trong khi trốn chạy, mà về sau, lực lượng kháng chiến quân và quân đội Đồng Mình đã tìm thấy được.
Ngoại trừ một số hình ảnh do chính các sĩ quan SS chụp về “công việc” của họ, đây là những bằng cứ xác thực của đại nạn holocaust, ghi lại những hình ảnh kinh hoàng nhất khi phụ nữ, trẻ em và người cao niên, sau hành trình nhiều tuần trên những toa tàu hỏa kín mít không đủ dưỡng khí, đã được đưa thẳng từ sân ga vào phòng hơi ngạt.
Không ai trong số đó biết Auschwitz sẽ trở thành nhà ga cuối cùng trong đời họ. Được các “bác sĩ tử thần” hứa cho vào phòng tắm để rũ bỏ quần áo và tắm rửa, tẩy trùng sau chuyến đi dài, nhưng các nạn nhân không bao giờ thấy được giọt nước nào của cuộc sống, thay vào đó là hơi ngạt. Quá trình thanh lọc chỉ diễn ra trong vòng vài phút...
Có khi lò thiêu hoạt động hết công suất, thi thể các nạn nhân không được đưa vào lò thiêu, mà được tập trung và phóng hỏa thiêu lộ thiên, sau đó tro cốt bị đổ xuống con sông Wisła để phi tang. Đưa tiễn những con người ấy vào cái chết chính là nhiệm vụ của đội Sonderkommando, mà thành viên cũng là những nạn nhân khốn khổ không kém.
Bộ phim “Con trai của Saul” đoạt Tượng vàng Oscar trong hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” đầu năm nay nói về tất cả những điều này. Đó là một tác phẩm “nói về niềm hy vọng”, khi “trong những thời khắc đen tối nhất của nhân loại, có lẽ vẫn có trong chúng ta một tiếng nói nội tâm để giúp chúng ta vẫn là con người”, theo lời đạo diễn phim.
Chụp lại hai bức ảnh trên tại Auschwitz và nhớ lại câu chuyện người nhân viên Sonderkommando trong bộ phim thượng dẫn, mình thấy thấm thía hơn lời của cố Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ nhị trong một chuyến viếng thăm trại, rằng biết bao chiến thắng của sự sống đã nảy sinh từ khu trại từng là biểu tượng của sự hủy diệt, phi nhân và tàn bạo này...