NHÀ GIÁO VŨ QUỐC LƯƠNG ĐÚNG!
- Thứ sáu - 23/06/2017 02:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Ngày Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi trong “bản gốc” A.22 đúng là 25 tháng 11, chứ không phải 25 tháng Chạp như bản dịch phổ biến nhất mà SGK đã căn cứ vào đó để SAI, theo tìm hiểu của nhà báo, nhà nghiên cứu văn bản học Kiều Mai Sơn.
1. Nhà giáo Vũ Quốc Lương có một note trên mạng Facebook, sau đã đăng trên báo điện tử “Nhịp cầu Thế giới” (NCTG), về ngày lên ngôi của vua Quang Trung trong Sách giáo khoa (SGK), mà theo lập luận của ông là SAI với thực tế.
Theo những tra cứu cá nhân của nhà giáo, phải là ngày 25 tháng MỘT (tức tháng 11 Âm lịch theo cách nói ngày nay) mới ĐÚNG.
Nhà giáo Vũ Quốc Lương sau khi tìm hiểu, thì thấy rằng SGK Ngữ văn đã dẫn theo “Hoàng Lê nhất thống chí”, bản dịch của hai dịch giả Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch (NXB Văn học ấn hành năm 1984), ghi ngày lên ngôi của vua Quang Trung là 25 tháng CHẠP năm Mậu Thân 1788.
Sau khi tham khảo một bản dịch khác của “Hoàng Lê nhất thống chí” vẫn ĐÚNG ngày 25 tháng 11, nhà giáo Vũ Quốc Lương tạm kết luận rằng, như vậy bản gốc của “Hoàng Lê nhất thống chí” là KHÔNG SAI, còn bản dịch (nói ở trên) thì đã SAI ở chỗ này.
Lý do SAI do đâu, thì ông không rõ.
2. Trong một bài viết phản hồi cũng đăng trên NCTG, nhà báo Kiều Hải phản bác lại, cho rằng có lẽ vì “do KHÔNG đọc được chữ Hán, KHÔNG có khả năng tiếp cận văn bản chữ Hán và đặc biệt, KHÔNG có kiến thức về văn bản học (textology) Hán Nôm”, nên nhà giáo Vũ Quốc Lương đã có “một thao tác có phần cơ học, thiếu xác đáng về “phương pháp luận”.
3. Được đọc các trao đổi trên, tôi thấy vấn đề thú vị song chưa dám lên tiếng. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chiều 21-6-2017, tôi đến Viện Nghiên cứu Hán - Nôm nhờ các anh chị ở cơ quan này giúp cho.
Tôi đã hỏi xem nhờ đúng bản “Hoàng Lê nhất thống chí” mà hai dịch giả Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch đã dùng để dịch (ký hiệu là A.22).
Kết quả: Nhà giáo Vũ Quốc Lương đã ĐÚNG, còn bản dịch nói trên SAI.
Cụ thể, nguyên văn câu đó trong bản A.22 ghi là: “Cái thị nguyệt nhị thập ngũ nhật dã”. Tức là, ngày Nguyễn Huệ lên ngôi vua cải niên hiệu Quang Trung là ngày 25 THÁNG ẤY.
“Tháng ấy” là tháng 11, chứ không phải tháng Chạp.
Theo những tra cứu cá nhân của nhà giáo, phải là ngày 25 tháng MỘT (tức tháng 11 Âm lịch theo cách nói ngày nay) mới ĐÚNG.
Nhà giáo Vũ Quốc Lương sau khi tìm hiểu, thì thấy rằng SGK Ngữ văn đã dẫn theo “Hoàng Lê nhất thống chí”, bản dịch của hai dịch giả Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch (NXB Văn học ấn hành năm 1984), ghi ngày lên ngôi của vua Quang Trung là 25 tháng CHẠP năm Mậu Thân 1788.
Sau khi tham khảo một bản dịch khác của “Hoàng Lê nhất thống chí” vẫn ĐÚNG ngày 25 tháng 11, nhà giáo Vũ Quốc Lương tạm kết luận rằng, như vậy bản gốc của “Hoàng Lê nhất thống chí” là KHÔNG SAI, còn bản dịch (nói ở trên) thì đã SAI ở chỗ này.
Lý do SAI do đâu, thì ông không rõ.
2. Trong một bài viết phản hồi cũng đăng trên NCTG, nhà báo Kiều Hải phản bác lại, cho rằng có lẽ vì “do KHÔNG đọc được chữ Hán, KHÔNG có khả năng tiếp cận văn bản chữ Hán và đặc biệt, KHÔNG có kiến thức về văn bản học (textology) Hán Nôm”, nên nhà giáo Vũ Quốc Lương đã có “một thao tác có phần cơ học, thiếu xác đáng về “phương pháp luận”.
3. Được đọc các trao đổi trên, tôi thấy vấn đề thú vị song chưa dám lên tiếng. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chiều 21-6-2017, tôi đến Viện Nghiên cứu Hán - Nôm nhờ các anh chị ở cơ quan này giúp cho.
Tôi đã hỏi xem nhờ đúng bản “Hoàng Lê nhất thống chí” mà hai dịch giả Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch đã dùng để dịch (ký hiệu là A.22).
Kết quả: Nhà giáo Vũ Quốc Lương đã ĐÚNG, còn bản dịch nói trên SAI.
Cụ thể, nguyên văn câu đó trong bản A.22 ghi là: “Cái thị nguyệt nhị thập ngũ nhật dã”. Tức là, ngày Nguyễn Huệ lên ngôi vua cải niên hiệu Quang Trung là ngày 25 THÁNG ẤY.
“Tháng ấy” là tháng 11, chứ không phải tháng Chạp.