Ba Lan: TƯỞNG NHỚ NẠN NHÂN HOLOCAUST VỚI “CON TRAI CỦA SAUL”
- Chủ nhật - 06/03/2016 16:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Con trai của Saul”, bộ phim vừa được giải Oscar trong hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất”, đã được hơn 80 nước mua bản quyền và trình chiếu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay, có thể lần trình chiếu vừa rồi tại Ba Lan, đúng vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng Auschwitz, là thiêng liêng nhất.
Ngày 27-1 vừa qua, Cộng hòa Ba Lan đã kỷ niệm lần thứ 71 ngày Trại tử thần Auschwitz được giải phóng - đây đồng thời cũng là dịp tưởng niệm những nạn nhân của hệ thống trại tập trung và hủy diệt của Đệ tam Đế chế thời Thế chiến thứ hai.
Lễ kỷ niệm chính được tổ chức ngay tại “khu trại mẹ” Auschwitz-Birkenau, địa điểm diễn ra câu chuyện trong phim “Con trai của Saul” - với sự hiện diện của một cử tọa gồm các quan khách - trong đó có Tổng thống Andrzej Duda - và một số cựu tù nhân của trại, cùng thân nhân của họ.
Bộ phim “Con trai của Saul” vừa được Ba Lan mua bản quyền, cũng đã được trình chiếu trọng thể ở cố đô Krakow trong dịp đó. Tổng lãnh sự Hungary Körmendy Adrienne đã đại diện cho nước Hung trong lễ kỷ niệm ở trại Auschwitz, cũng như trong dịp phim được công chiếu tại Krakow.
Đặc biệt, bộ phim còn được trình chiếu tại Strassborg, cũng như Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz đã có cuộc tranh luận với Röhrig Géza, diễn viên chính của phim. Hai sự kiện này được truyền hình trực tiếp tại bốn rạp phim ở các thành phố lớn Warszawa, Krakow, Poznan và Wrocław.
Lễ kỷ niệm chính được tổ chức ngay tại “khu trại mẹ” Auschwitz-Birkenau, địa điểm diễn ra câu chuyện trong phim “Con trai của Saul” - với sự hiện diện của một cử tọa gồm các quan khách - trong đó có Tổng thống Andrzej Duda - và một số cựu tù nhân của trại, cùng thân nhân của họ.
Bộ phim “Con trai của Saul” vừa được Ba Lan mua bản quyền, cũng đã được trình chiếu trọng thể ở cố đô Krakow trong dịp đó. Tổng lãnh sự Hungary Körmendy Adrienne đã đại diện cho nước Hung trong lễ kỷ niệm ở trại Auschwitz, cũng như trong dịp phim được công chiếu tại Krakow.
Đặc biệt, bộ phim còn được trình chiếu tại Strassborg, cũng như Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz đã có cuộc tranh luận với Röhrig Géza, diễn viên chính của phim. Hai sự kiện này được truyền hình trực tiếp tại bốn rạp phim ở các thành phố lớn Warszawa, Krakow, Poznan và Wrocław.
Trại tử thần (trại chính) Auschwitz được Đức quốc xã thiết lập năm 1940 tại thành phố nhỏ Oświęcim, thoạt tiên để giam giữ các tù nhân Ba Lan. Khu trại Birkenau được xây sau đó hai năm ở làng Brzezinka, cách trại chính ba cây số - đây là địa điểm chính của sự thảm sát hàng loạt sắc dân Do Thái.
Cho dù còn rất nhiều trại tập trung và hủy diệt được thiết lập tại Ba Lan và nhiều nước khác ở Châu Âu, nhưng Auschwitz-Birkenau đi vào lịch sử như biểu tượng của sự diệt chủng Do Thái (holocaust). Ước tính, có chừng 1,3 triệu người đã tử nạn tại đây, trong đó 1,2 triệu người là gốc Do Thái.
Nhóm nạn nhân Do Thái đông đảo nhất ở Auschwitz-Birkenau chính là người Do Thái đến từ Hungary (khoảng 430 ngàn), chiếm một phần ba số nạn nhân của Trại tử thần. Tới thăm Auschwitz, du khách có thể thấy nhiều tấm ảnh về con đường khổ nạn của người Do Thái Hung tại đây.
Auschwitz được giải phóng ngày 27-1-1945 bởi các quân nhân thuộc Phương diện quân Ukraine 1, đứng đầu là Nguyên soái Ivan Koniev. Trong trận chiến này, đã có 296 chiến sĩ Hồng quân hy sinh. Khi được tiếp quản, Auschwitz chỉ còn chừng 7.500 tù nhân, đa số là phụ nữ và trẻ em đã kiệt sức.
Hình ảnh những người còn sống sót chỉ còn là những bộ xương di động đã gây chấn động thế giới. Khu trại Auschwitz-Birkenau được Ba Lan bảo tồn và hoạt động như một bảo tàng viện quốc gia, và được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. (*)
Ngày 1-11-2015, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố công nhận ngày 27-1 là ngày quốc tế thường niên để tưởng niệm các nạn nhân diệt chủng holocaust.
(*) Thống kê năm 2015 là 1,5 triệu người.