1956: SÁU MƯƠI NĂM MỘT NỖ LỰC ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO
- Thứ tư - 19/10/2016 18:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhân kỷ niệm lần thứ 60 cuộc cách mạng dân chủ mùa thu 1956, sự kiện mà như một nhân sĩ nổi tiếng đường thời của nước Hung, ông Bibó István đã đánh giá - “Dân Hung đã đổ máu đủ nhiều để chứng tỏ cho thế giới thấy ước nguyện tự do và công lý của họ” - năm 2016 được nước Hung gọi bằng cái tên như “Năm của tự do Hungary”.
Nghe bản audio tại đây.
Từ khoảng cách sáu thập niên, nhìn lại, vẫn có thể bình tâm mà tán đồng với nhận định sau của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy dành cho Hungary: “Tự thuở khai thiên lập địa đến nay, chưa hề có một giờ khắc nào lại chứng tỏ rõ ràng hơn sự kiện năm 1956, rằng ước vọng tự do của con người là vĩnh cửu và bất diệt, cho dù nó phải đứng trước một kẻ thù mạnh hơn gấp bao nhiêu lần đi nữa...”.
Lần đầu đứng lên chống lại thể chế Stalinist
23-10 là thời điểm bùng nổ của cuộc cách mạng và cuộc chiến đấu giành tự do cho dân tộc Hungary vào năm 1956, một sự kiện trọng đại của nước Hung và thế giới thế kỷ 20. Từ năm 1990, mốc 23-10 trở đi được ghi vào Hiến pháp như một trong ba quốc lễ thường niên của nước Hung, và được vinh danh như một trang sử kiên cường và chói lọi thời hiện đại của quốc gia Trung Âu này.
Đây là cũng là cuộc nổi dậy có quy mô toàn quốc đầu tiên tại một nước CS, chống lại mô hình độc đoán của cộng sản Stalinist, ngự trị và chiếm lĩnh hoàn đời sống chính trị, xã hội, kinh tế... tại các quốc gia Trung Âu từ những năm 1948-49 trở đi. Về mức độ đòi hỏi dân chủ và độ quyết liệt, 1956 của Hungary đã vượt xa những cuộc xuống đường trước đó ở CHDC Đức (1953) và Ba Lan (hè 1956).
Yêu sách của cuộc cách mạng - mà tác nhân chính thoạt tiên là các sinh viên trường Kỹ thuật, sau đó được sự hưởng ứng của cư dân thủ đô - gồm 16 điểm, rất mạnh mẽ, như quân đội Liên Xô phải tức khắc rút khỏi Hungary; phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận, báo chí và các quyền công dân khác; phải tổ chức lại cơ cấu kinh tế Hung; cũng như, phải tổ chức nhũng cuộc bầu cử tự do, đa đảng...
Cuộc biểu tình và xuống đường hôm 23-10-1956 với sự tham dự của 2-300 ngàn người, thoạt tiên chủ yếu là sinh viên trường Bách khoa, sau đó được sự hưởng ứng của đông đảo cư dân thủ đô, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, còn đưa ra các đòi hỏi về nhân sự, như phế truất những lãnh tụ cộng sản có nhiều sai lầm và đưa họ ra tòa, thành lập một chính phủ mới đứng đầu bởi Nagy Imre.
Đó là một chính khách cộng sản yêu nước và có tinh thần dân tộc theo xu hướng cải tổ, người khi lên nắm quyền, sau vài ngày đầu cân nhắc và lưỡng lự cho sự lựa chọn của Hungary, về sau đã hoàn toàn đồng tình với nguyện vọng của người dân và trở thành vị thủ lĩnh cách mạng. Ông đã ra chỉ thị giải tán cơ quan mật vụ chính trị, công bố đại ân xá và tái lập thể chế đa đảng ở Hungary.
Đồng thời, Nagy Imre đòi quân đội Nga Xô phải tức khắc rút khỏi Hungary, cũng như chủ trương tiến hành đàm phán để nước Hung rời khối Hiệp ước Warszawa và trở thành một quốc gia trung lập. Với sự xuất hiện của các đạo quân Liên Xô, thoạt đầu được điều động từ các tỉnh về Budapest và sau đó, ồ ạt xâm chiếm Hungary, biến cố 1956 trở thành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Cuộc cách mạng tinh khôi và giàu tính nhân văn
Đó là đánh giá của hậu thế về sự kiện 1956, tạm coi như chỉ diễn ra trong vòng chục ngày, và kết thúc với lời cầu cứu của Thủ tướng Nagy Imre tại Nhà Quốc hội vào rạng sáng 4-11, khi chiến xa Nga đã bao vây Budapest tứ bề. Trong phát biểu đó, thủ tướng Hung tuyên bố về cuộc tấn công bội phản của Liên Xô nhằm đè bẹp nền dân chủ Hung, và rằng quân đội, chính phủ Hungary vẫn ở vị trí chiến đấu.
Dầu chỉ vỏn vẹn vài câu ngắn ngủi gửi nhân dân thế giới nhưng những lời của ông Nagy Imre từng được liệt vào hàng những diễn văn có sức mạnh và tầm ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, là chỉ dấu bi thương về cuộc cách mạng Hungary, một cuộc cách mạng lãng mạn và trong sáng hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Trước hết, đó là một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức với niềm hy vọng ngây thơ, bồng bột.
Người dân Hungary, trước việc nước Áo trước đó một năm được tách khỏi tầm ảnh hưởng của Nga - Xô và trở thành quốc gia trung lập, cũng mơ ước một kết cục như vậy cho đất nước mình, và họ đã từng hy vọng vào sự bênh vực của Phương Tây cho nỗ lực độc lập và dân chủ ấy. Đó là một mong mỏi đẹp đẽ nhưng hoàn toàn bất khả thi giữa cảnh rối ren cùng cực của chính trường thế giới đương thời.
Từ khoảng cách sáu thập niên, nhìn lại, vẫn có thể bình tâm mà tán đồng với nhận định sau của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy dành cho Hungary: “Tự thuở khai thiên lập địa đến nay, chưa hề có một giờ khắc nào lại chứng tỏ rõ ràng hơn sự kiện năm 1956, rằng ước vọng tự do của con người là vĩnh cửu và bất diệt, cho dù nó phải đứng trước một kẻ thù mạnh hơn gấp bao nhiêu lần đi nữa...”.
Lần đầu đứng lên chống lại thể chế Stalinist
23-10 là thời điểm bùng nổ của cuộc cách mạng và cuộc chiến đấu giành tự do cho dân tộc Hungary vào năm 1956, một sự kiện trọng đại của nước Hung và thế giới thế kỷ 20. Từ năm 1990, mốc 23-10 trở đi được ghi vào Hiến pháp như một trong ba quốc lễ thường niên của nước Hung, và được vinh danh như một trang sử kiên cường và chói lọi thời hiện đại của quốc gia Trung Âu này.
Đây là cũng là cuộc nổi dậy có quy mô toàn quốc đầu tiên tại một nước CS, chống lại mô hình độc đoán của cộng sản Stalinist, ngự trị và chiếm lĩnh hoàn đời sống chính trị, xã hội, kinh tế... tại các quốc gia Trung Âu từ những năm 1948-49 trở đi. Về mức độ đòi hỏi dân chủ và độ quyết liệt, 1956 của Hungary đã vượt xa những cuộc xuống đường trước đó ở CHDC Đức (1953) và Ba Lan (hè 1956).
Yêu sách của cuộc cách mạng - mà tác nhân chính thoạt tiên là các sinh viên trường Kỹ thuật, sau đó được sự hưởng ứng của cư dân thủ đô - gồm 16 điểm, rất mạnh mẽ, như quân đội Liên Xô phải tức khắc rút khỏi Hungary; phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận, báo chí và các quyền công dân khác; phải tổ chức lại cơ cấu kinh tế Hung; cũng như, phải tổ chức nhũng cuộc bầu cử tự do, đa đảng...
Cuộc biểu tình và xuống đường hôm 23-10-1956 với sự tham dự của 2-300 ngàn người, thoạt tiên chủ yếu là sinh viên trường Bách khoa, sau đó được sự hưởng ứng của đông đảo cư dân thủ đô, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, còn đưa ra các đòi hỏi về nhân sự, như phế truất những lãnh tụ cộng sản có nhiều sai lầm và đưa họ ra tòa, thành lập một chính phủ mới đứng đầu bởi Nagy Imre.
Đó là một chính khách cộng sản yêu nước và có tinh thần dân tộc theo xu hướng cải tổ, người khi lên nắm quyền, sau vài ngày đầu cân nhắc và lưỡng lự cho sự lựa chọn của Hungary, về sau đã hoàn toàn đồng tình với nguyện vọng của người dân và trở thành vị thủ lĩnh cách mạng. Ông đã ra chỉ thị giải tán cơ quan mật vụ chính trị, công bố đại ân xá và tái lập thể chế đa đảng ở Hungary.
Đồng thời, Nagy Imre đòi quân đội Nga Xô phải tức khắc rút khỏi Hungary, cũng như chủ trương tiến hành đàm phán để nước Hung rời khối Hiệp ước Warszawa và trở thành một quốc gia trung lập. Với sự xuất hiện của các đạo quân Liên Xô, thoạt đầu được điều động từ các tỉnh về Budapest và sau đó, ồ ạt xâm chiếm Hungary, biến cố 1956 trở thành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Cuộc cách mạng tinh khôi và giàu tính nhân văn
Đó là đánh giá của hậu thế về sự kiện 1956, tạm coi như chỉ diễn ra trong vòng chục ngày, và kết thúc với lời cầu cứu của Thủ tướng Nagy Imre tại Nhà Quốc hội vào rạng sáng 4-11, khi chiến xa Nga đã bao vây Budapest tứ bề. Trong phát biểu đó, thủ tướng Hung tuyên bố về cuộc tấn công bội phản của Liên Xô nhằm đè bẹp nền dân chủ Hung, và rằng quân đội, chính phủ Hungary vẫn ở vị trí chiến đấu.
Dầu chỉ vỏn vẹn vài câu ngắn ngủi gửi nhân dân thế giới nhưng những lời của ông Nagy Imre từng được liệt vào hàng những diễn văn có sức mạnh và tầm ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, là chỉ dấu bi thương về cuộc cách mạng Hungary, một cuộc cách mạng lãng mạn và trong sáng hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Trước hết, đó là một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức với niềm hy vọng ngây thơ, bồng bột.
Người dân Hungary, trước việc nước Áo trước đó một năm được tách khỏi tầm ảnh hưởng của Nga - Xô và trở thành quốc gia trung lập, cũng mơ ước một kết cục như vậy cho đất nước mình, và họ đã từng hy vọng vào sự bênh vực của Phương Tây cho nỗ lực độc lập và dân chủ ấy. Đó là một mong mỏi đẹp đẽ nhưng hoàn toàn bất khả thi giữa cảnh rối ren cùng cực của chính trường thế giới đương thời.
Trong cuộc chiến “trứng chọi đá” ấy, giới trẻ ở độ tuổi dưới 25 chiếm vai trò rất quan trọng và chính họ đã trở thành những anh hùng dân tộc. Theo thống kê, 44% những tổn thất trong thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng và chiến đấu giành độc lập dân tộc năm 1956 thuộc về “những chàng trai Pest”. Nếu tính đến những người bị thiệt mạng, 21% ở độ tuổi 19 hoặc trẻ hơn, 4% ở ngưỡng 16 hoặc chưa tới.
Theo những hồi tưởng, do không vướng bận những toan tính chính trị, những băn khoăn ý thức hệ, thế hệ trẻ Hungary thời ấy sẵn sàng xuống đường và cầm vũ khí hơn những bậc cha, anh của họ. Hơn 80% những chiến sĩ ở khu Corvin - nơi diễn ra chiến sự ác liệt nhất - chỉ mới chạc 20 tuổi. Bom xăng và những vũ khí tự chế của họ đã trở thành nỗi kinh hoàng của chiến xa Liên Xô tại mỗi góc phố, mỗi ngôi nhà.
Với “động cơ” cầm súng rất trong sáng như thế, những chàng trai, cô gái Pest đã trở thành “Nhân vật của năm 1956”, theo sự tôn vinh của tạp chí “Time”. Cũng cần nhớ, mong ước tạo dựng một thứ CHXH mang bộ mặt nhân tính của Thủ tướng Nagy Imre, 12 năm sau cũng chính là mục tiêu của nhóm cộng sản cải tổ Tiệp Khắc, đứng đầu là Tổng bí thư Alexander Dubček, trong nỗ lực dân chủ “Mùa xuân Praha 1968”.
1956 và làn sóng tỵ nạn “thế kỷ” của người Hung
Chừng 200 ngàn người Hung phải rời quê hương sau khi cách mạng 1956 bị đàn áp, chính là cuộc thử lửa đầu tiên cho Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1951 về vị thế của người tỵ nạn, và khởi đầu cho hoạt động cứu giúp người tỵ nạn trên quy mô toàn thế giới. Nhưng chính quyền Hung hiện tại, khét tiếng với chính sách bài xích dân tỵ nạn, dường như đã quên đi điều này trong những tuyên truyền thô bạo thời gian qua.
Cho dù, cách đây tròn 1 năm, Tổng thống Hungary Áder János bày tỏ lòng biết ơn đối với “những dân tộc yêu chuộng tự do” đã mở lòng tiếp nhận người tỵ nạn Hung phải rời bỏ quê hương trốn chạy sự đàn áp chính trị sau khi cuộc cách mạng 1956 bị dìm trong biển máu. Ông còn cho rằng ngay đất nước tiếp nhận tỵ nạn cũng tiếp nhận luôn cả công lý và tự do mà dân Hung đã lao tâm khổ tứ và chiến đấu để có nó.
Tổng thống Hung khẳng định quốc gia nhận người tỵ nạn Hung năm 1956 “trở nên mạnh mẽ hơn, tự do hơn, chân chính hơn”, trong khi nội các cánh hữu Hungary thì lại cực lực chống đối chương trình tái định cư người tỵ nạn do Liên Âu đang chủ trì. Cần nhắc lại một thực tế lịch sử: nước Áo sau biến cố 1956, đã tiếp nhận và coi là người tỵ nạn đối với tất cả những ai ra đi từ Hung, bất kể lý do và “động cơ” của họ là gì.
Gần 200 ngàn người tỵ nạn Hung đã được gần 40 quốc gia Phương Tây - đặc biệt là Áo, Đức, Pháp, Canada và Hoa Kỳ - và thế giới hào hiệp tiếp nhận với một tinh thần nhân đạo, tương ái chưa từng thấy. Đổi lại, như lời xiển dương của Tổng thống Bush trong chuyến viếng thăm lịch sử tại Hungary năm 2006, ông tự hào vì cộng đồng người Hung di tản thời 1956 đã góp phần vào sự phát triển và phồn vinh của Hoa Kỳ.
Cũng trong tinh thần ấy, cách đây 6 năm, Canada vinh danh người tỵ nạn Hung 1956 như một “sự kiện góp phần làm thay đổi chính sách nhập cư” của nước này. Theo một tuyên bố năm 2010 của nội các Canada, sự xuất hiện của gần 38 ngàn người Hungary di tản “đã góp phần hình thành nên mô hình của Canada trong việc đón nhận người tỵ nạn và giúp Canada có được thái độ chấp nhận cởi mở hơn đối với dân tỵ nạn”.
Làn sóng di tản của Hungary năm 1956 chỉ là một trong những đợt di cư lớn của quốc gia này, khởi đầu từ những năm 20 thế kỷ trước khi Vương quốc Hungary bị chia cắt, và tiếp diễn trong thời kỳ trước Đệ nhị Thế chiến, khi người Do Thái Hung ồ ạt di tản để tránh đại nạn holocaust. Là một xứ sở từng chịu nhiều đau khổ và luôn có nhiều người phải ra đi lánh nạn, lẽ ra chính giới Hung cần bình tâm hơn trong vấn đề này.
Có lẽ, đó cũng là một thông điệp đặc biệt của sự kiện 1956 trong năm nay, mà giới truyền thông bị định hướng của Hungary ít thấy nhắc đến trong dịp này...
(*) Bài viết đã đăng trên RFI.