KHI ĐẾ CHẾ ÁO - HUNG NỘI CHIẾN, LỊCH SỬ ĐÃ ĐƯỢC BÓNG ĐÁ VIẾT LẠI
- Thứ ba - 14/06/2016 15:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Có ba điểm trong tay sau trận thắng Áo, Hungary có quyền hy vọng bởi vì lịch sử đã được bóng đá viết lại theo kiểu khác”.
Lịch sử châu Âu kể lại rằng vào thế kỷ 19, Đế chế Áo - Hung (còn được biết đến với cái tên Nền quân chủ Áo - Hung) được được thành lập dựa trên sự hợp nhất Đế quốc Áo và Vương quốc Hungary vào năm 1867, dưới thời Hoàng đế Áo Franz Joseph I và Hoàng hậu Elisabeth với cái tên nổi tiếng thường gọi được đông đảo mọi người biết đến là Nữ hoàng Sissi.
Tuy chỉ mang tên hai nước Áo và Hung nhưng trong thực tế, lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau (Danube) mà bây giờ là một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ của nhiều quốc gia hiện tại như Áo, Cộng hòa Czech, Slovakia, Slovenia, Hungary, Romania, Ba Lan, Croatia, Serbia, Bosnia, Montenegro...
Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã coi Đế chế Áo - Hung là tiền thân đầu tiên của Liên hiệp Châu Âu sau này. Tan rã sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, song đế quốc này vẫn ghi dấu ấn trong lịch sử một thời từng là đế quốc hùng mạnh có diện tích đứng thứ hai Châu Âu (sau đế quốc Nga) và dân số thứ ba Châu Âu (sau hai đế quốc Nga và Đức).
Tuy chỉ mang tên hai nước Áo và Hung nhưng trong thực tế, lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau (Danube) mà bây giờ là một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ của nhiều quốc gia hiện tại như Áo, Cộng hòa Czech, Slovakia, Slovenia, Hungary, Romania, Ba Lan, Croatia, Serbia, Bosnia, Montenegro...
Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã coi Đế chế Áo - Hung là tiền thân đầu tiên của Liên hiệp Châu Âu sau này. Tan rã sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, song đế quốc này vẫn ghi dấu ấn trong lịch sử một thời từng là đế quốc hùng mạnh có diện tích đứng thứ hai Châu Âu (sau đế quốc Nga) và dân số thứ ba Châu Âu (sau hai đế quốc Nga và Đức).
Một thời kỳ lịch sử đã qua đi, ở thời hiện đại, Áo và Hung hiện chỉ còn là hai quốc gia bậc trung ở Trung Âu và nền bóng đá cũng thuộc hạng hai Châu Âu. Song cách đây hơn nửa thế kỷ, đất nước Hungary đã từng làm sống dậy Đế chế Áo - Hung trong bóng đá với một kỷ nguyên vàng và một thế hệ vàng, trong đó có hai huyền thoại bất hủ của bóng đá Hungary là Puskás Ferenc và Kocsis Sándor.
Đội bóng ấy đã lần lượt chiến thắng nhiều đối thủ hùng mạnh trên thế giới thời bấy giờ với hàng loạt những trận đấu được liệt vào hàng kinh điển như “Trận đấu của Thế kỷ” (Anh vs Hungary 1953) , “Trận chiến thành Berne” (Tứ kết World Cup 1954 Brazil vs Hungary) hay “Phép màu thành Berne” (Chung kết World Cup 1954 Hungary vs Đức).
Trong đó, chung kết với tuyển Đức được xem là trận chung kết huyền thoại, khi mà Hungary đã dẫn trước 2-0 nhưng bị Đức lật ngược thế cờ, thắng lại 3-2. Từ đó, thế hệ vàng của Hungary đi xuống cùng những biến cố chính trị trong nước. Còn Đức thì ngược lại, họ bắt đầu một truyền thống đáng sợ trong bóng đá: truyền thống lạnh lùng tỉnh táo kiểu Đức và chuyên lật ngược thế cờ ở những phút cuối cùng.
Kỳ Euro gần đây nhất mà Hungary góp mặt là năm 1972, từ đó mấy chục năm họ không có khả năng tham dự đấu trường này (và Hung cũng phải chia tay World Cup kể từ năm 1986). Nhưng năm nay thì khác. Hungary với một thế hệ mới, với nhiều cái tên còn xa lạ trên thế giới trở lại đấu trường Euro. Không nhiều tham vọng, nhưng sự tình cờ của số phận lại bắt họ gặp đội tuyển của đất nước có nhiều duyên nợ trong lịch sử: đội tuyển Áo.
Dù cũng là đội tuyển hàng trung, song trong con mắt của các nhà chuyên môn và người hâm mộ, Áo vẫn được đánh giá cao hơn Hungary, cũng như trong lịch sử, Áo là nước lớn mạnh hơn Hungary trong một liên minh cùng đế chế. Đội tuyển Áo là đội bất bại ở vòng loại khi giành chiến thắng 9/10 trận, qua đó giành được tới 28 điểm, chỉ kém duy nhất tuyển Anh (30 điểm) và được kỳ vọng là “ngựa ô” của giải.
Vậy khi Áo và Hungary gặp nhau, lịch sử có được bóng đá viết lại hay không? Câu trả lời là có.
Điểm sáng của trận đấu ở Bordeaux tối nay là hai cầu thủ ghi bàn cho tuyển Hungary: Szalai và Stieber, song chính thủ môn Király Gábor của Hungary đã đi vào lịch sử khi trở thành cầu thủ cao tuổi nhất thi đấu trong một vòng chung kết Euro. Tuyển Áo có phần nhỉnh hơn ở hiệp đầu, ép sân nhiều hơn, song hiệp hai mới là lúc những cầu thủ Hungary lên tiếng với hai bàn thắng.
Trong một trận đấu không nhiều tình huống tấn công, Király Gábor với lần 103 khoác áo tuyển Hung vẫn thể hiện được tài năng của mình. Nhìn anh bắt bóng, ra vào khung thành, chúng ta vẫn thấy sự chắc chắn, an toàn. Một trận thắng này mà món quà mà tuyển Hungary dành tặng cho người đồng đội lớn tuổi của mình.
Có ba điểm trong tay sau trận thắng Áo, Hungary có quyền hy vọng bởi vì lịch sử đã được bóng đá viết lại theo kiểu khác.