Từ những chuyến đi: NƠI TƯỜNG THÀNH BERLIN ĐƯỢC MỞ ĐẦU TIÊN
- Chủ nhật - 16/08/2015 10:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Nếu không có hệ thống bảng, biển - như một triển lãm ngoài trời - chỉ dẫn rất cặn kẽ về những gì diễn ra vào cái đêm định mệnh ấy, khi đứng trước cây cầu Bösebrücke dài chưa đầy 140 thước, khó ai nghĩ được rằng, đây chính là Hiền Lương của nước Đức”.
Như từng khoe, mình từng có dịp ngồi trong một nhà hàng Việt đối diện Checkpoint Charlie để ăn mừng ngày (tái) thống nhất nước Đức đúng vào hôm 3-10 cách đây hai năm.
Lần này, ngẫu nhiên có mặt ở Berlin đúng vào ngày mà trước đó 44 năm bức tường Berlin được dựng lên, không còn gì hơn là phải tìm lại nơi tường đã được mở đầu tiên vào đêm 9-11-1989 lịch sử: Bornholmer Straße!
Nếu không có hệ thống bảng, biển - như một triển lãm ngoài trời - chỉ dẫn rất cặn kẽ về những gì diễn ra vào cái đêm định mệnh ấy, khi đứng trước cây cầu Bösebrücke dài chưa đầy 140 thước, khó ai nghĩ được rằng, đây chính là Hiền Lương của nước Đức.
Lần này, ngẫu nhiên có mặt ở Berlin đúng vào ngày mà trước đó 44 năm bức tường Berlin được dựng lên, không còn gì hơn là phải tìm lại nơi tường đã được mở đầu tiên vào đêm 9-11-1989 lịch sử: Bornholmer Straße!
Nếu không có hệ thống bảng, biển - như một triển lãm ngoài trời - chỉ dẫn rất cặn kẽ về những gì diễn ra vào cái đêm định mệnh ấy, khi đứng trước cây cầu Bösebrücke dài chưa đầy 140 thước, khó ai nghĩ được rằng, đây chính là Hiền Lương của nước Đức.
Cây cầu cũ kỹ, mang dáng dấp một “tiểu Long Biên”, tường vách hai bên bờ đầy những nét vẽ phun sơn (graffitti), chân cầu đây đó cỏ cây mọc rậm rì tạo vẻ hoang vu, lại chính là cửa khẩu được mở đầu tiên cho vài chục ngàn cư dân Đông Đức tràn sang phía Tây.
“Tường thành chống phát-xít” đã được mở vào đêm 9-11-1989 nhờ công sức của rất nhiều người, mà phía Đức đã vinh danh tại “hiện trường” của sự việc - nơi bây giờ mang tên Quảng trường mùng 9 tháng 11 năm 1989 (Platz des 9. November 1989).
Không phải lần đầu, nhưng những thông tin lịch sử ấy - mà gần như mình đã thuộc lòng - vẫn thực sự quyến rũ mình, một phần có lẽ vì nó có chút liên quan tới quê hương thứ hai, mảnh đất mình đang sinh sống và có nhiều tự hào.
Trung thành với quan điểm của Thủ tướng Helmut Kohl, rằng người Hung đã dỡ viên gạch đầu tiên của bức tường Berlin, và đất dưới Cổng Brandenburg là đất của Hung, bức ảnh cố Ngoại trưởng Hungary Horn Gyula cùng người đồng nhiệm Áo dùng kìm cộng lực cắt “bức màn sắt” đã được trân trọng đặt lên đầu.
Tiếp đó là những hành động “lựa chọn Châu Âu” của nước Hung, như mở biên giới trong dịp “Picnic Toàn Âu” (19-8-1989), để tiến tới mở biên giới Hung - Áo cho 60-80 ngàn người Đông Đức sang phía Tây (11-9-1989). Tất cả đều được ghi nhận, và không hề bị quên lãng!
Tất nhiên, điểm cao trào của buổi chiều tối ngày 9-11-1989 - khi Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Berlin Günter Schabowski “nhỡ lời” trước câu hỏi bất ngờ của một ký giả, rằng đạo luật mới về đi lại “ờ... theo như tôi được biết thì nó có hiệu lực ngay lập tức... vâng, ngay lập tức!” - cũng phải có mặt trong chuỗi “sử biên niên” ấy.
Và cuối cùng, vai trò không thể phủ nhận tại cửa khẩu Bornholmer Straße thuộc về trung tá Harald Jäger, nhân viên mật vụ trực thuộc Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức (Stasi), đã đi vào lịch sử như “người mở cổng thành” (Der Mann, der die Mauer öffnete).
Trên tư cách chỉ huy chốt kiểm soát này, bất chấp khả năng bị quy là “phản quốc” và bị trừng phạt nặng nề, ông đã ra lệnh mở cổng cho dân Đông Đức tràn sang Tây Berlin mà không cần bất cứ một điều kiện nào, tạo nên một phản ứng dây chuyền cho lính biên phòng DDR ở các cửa khẩu khác trên toàn tuyến biên giới.
Harald Jäger thuộc về một cỗ máy được coi là sẵn sàng tuân thủ một cách mù quáng mọi chỉ thị của Đảng và chính quyền mà không cần, không hề có chút phản biện hay kháng cự. Tuy nhiên, trong thời khắc lịch sử mang tính quyết định ấy, ông đã có sự lựa chọn hướng về nhân dân, tránh đổ thêm bất cứ giọt máu nào.
Những thông tin và sự kiện lịch sử ấy cứ chầm chậm ngấm vào mình, lần thứ n, trong buổi trưa nóng nực ấy của kinh thành Berlin...