KHI KẺ ÁC QUỶ MÊ NHẠC MOZART
- Thứ sáu - 30/09/2016 16:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Khi còn là một đứa trẻ bị bắt đi trại tập trung và hủy diệt Auschwitz, ông Jehuda Bacon được thấy những thảm cảnh ghê rợn tại đây, chẳng hạn hình ảnh vị “bác sĩ” Josef Mengele huýt sáo những giai điệu của Mozart trong khi lựa chọn những nạn nhân để đưa họ vào cái chết.
Năm nay 87 tuổi, là một nghệ sĩ có tiếng hiện sinh sống tại Israel, ông Jehuda Bacon là một trong số “những cậu bé Birkenau”, chỉ ở độ tuổi thiếu niên trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến và được “bác sĩ tử thần” Josef Mengele tuyển lựa để đưa đi lao động cưỡng bức ở trại Auschwitz.
Trong cuốn sách mới ấn hành, ông Jehuda Bacon hồi tưởng: “Chắc hẳn Josef Mengele phải yêu thích vị nhạc sĩ Áo này, vì khi cảm thấy nhàm chán trong lúc lựa chọn những người bị bắt vào trại tập trung, chúng tôi hay nghe thấy ông ta huýt sáo những giai điệu của nhạc Mozart”.
Được gọi bằng cái tên “Thiên thần của Tử thần”, vị tiến sĩ nhân chủng học và y học tại Đại học München, đồng thời cũng là một sĩ quan SS Josef Mengele khét tiếng với những thí nghiệm tàn bạo thực hiện trên những nạn nhân - đa phần và phụ nữ và trẻ em - ở trại Auschwitz.
Cũng chính ông ta là một trong nhóm các “bác sĩ” được giao nhiệm vụ lựa chọn những nạn nhân bị coi là không có khả năng lao động (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi) để đưa thẳng vào các phòng hơi ngạt. Luôn đeo găng trắng, có thể dễ dàng phân biệt Josef Mengele với các đồng nghiệp khác.
Một đoạn ngắn trong cuốn sách mới của ông Jehuda Bacon đã được đăng tải trên tờ “Bild”, chủ yếu nói về Josef Mengele cùng cách thức mà ông ta lựa chọn tù nhân cho các thí nghiệm di truyền học của mình, mà các tư liệu cho thấy, vị “bác sĩ” này chuẩn bị cho một bằng tiến sĩ khác.
Với mục tiêu tạo dựng một chủng tộc Đức thượng đẳng, Josef Mengele đã không từ bất cứ hành động phi nhân tính nào khi “nghiên cứu”, nhưng với vẻ bề ngoài như một tài tử điện ảnh, cách cư xử bề ngoài lúc ban đầu có vẻ dễ chịu, nhất là với phụ nữ và trẻ em, ông ta đã che mắt được nhiều người.
Trong cuốn sách mới ấn hành, ông Jehuda Bacon hồi tưởng: “Chắc hẳn Josef Mengele phải yêu thích vị nhạc sĩ Áo này, vì khi cảm thấy nhàm chán trong lúc lựa chọn những người bị bắt vào trại tập trung, chúng tôi hay nghe thấy ông ta huýt sáo những giai điệu của nhạc Mozart”.
Được gọi bằng cái tên “Thiên thần của Tử thần”, vị tiến sĩ nhân chủng học và y học tại Đại học München, đồng thời cũng là một sĩ quan SS Josef Mengele khét tiếng với những thí nghiệm tàn bạo thực hiện trên những nạn nhân - đa phần và phụ nữ và trẻ em - ở trại Auschwitz.
Cũng chính ông ta là một trong nhóm các “bác sĩ” được giao nhiệm vụ lựa chọn những nạn nhân bị coi là không có khả năng lao động (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi) để đưa thẳng vào các phòng hơi ngạt. Luôn đeo găng trắng, có thể dễ dàng phân biệt Josef Mengele với các đồng nghiệp khác.
Một đoạn ngắn trong cuốn sách mới của ông Jehuda Bacon đã được đăng tải trên tờ “Bild”, chủ yếu nói về Josef Mengele cùng cách thức mà ông ta lựa chọn tù nhân cho các thí nghiệm di truyền học của mình, mà các tư liệu cho thấy, vị “bác sĩ” này chuẩn bị cho một bằng tiến sĩ khác.
Với mục tiêu tạo dựng một chủng tộc Đức thượng đẳng, Josef Mengele đã không từ bất cứ hành động phi nhân tính nào khi “nghiên cứu”, nhưng với vẻ bề ngoài như một tài tử điện ảnh, cách cư xử bề ngoài lúc ban đầu có vẻ dễ chịu, nhất là với phụ nữ và trẻ em, ông ta đã che mắt được nhiều người.
“Luôn đúng mực, bọn trẻ con chúng tôi không bị ông ta đánh đập bao giờ”, tờ “The Telegraph” trích dẫn hồi tưởng của Jehuda Bacon. “Hễ thấy phụ nữ bế con nhỏ, ông ta lại hứa “rồi tôi sẽ đưa các chị tới một nơi sạch sẽ, trắng tinh, đẹp tuyệt vời và ở đấy, bọn trẻ sẽ được an toàn”.
“Ông ta đã khắc họa chính xác cái “nơi ấy” - lò thiêu - vì về sau chính mắt tôi đã được “mục sở thị” nó. Quỷ tha ma bắt” - Jehuda Bacon thuật lại trong cuốn sách bao hàm những cuộc trò chuyện giữa tác giả và biên tập viên, nhà tâm lý học Manfred Lütz.
Hiện là một nghệ sĩ có tiếng và tác phẩm được triển lãm tại rất nhiều nước trên thế giới, Jehuda Bacon mới 15 tuổi khi ông phải chứng kiến cảnh thân phụ ông rốt cục bị chết trong một phòng hơi ngạt. “Tôi biết lần cuối được nhìn thấy cha, và sự chia tay này thật khó khăn.
Tôi bảo ông, con sẽ sống và sẽ gặp lại cha ở Israel. Tuy nhiên, cả tôi và ông đều biết rõ một thực tế, rằng lần cuối chúng tôi được ở bên nhau. Trước khi bị giải đi, ông muốn đưa tôi mẩu bánh mỳ của ông. Tôi không muốn nhận, vì cha mẹ tôi bị đói khát hơn nhiều so với tôi.
Nhưng rồi, bằng mọi giá, ông muốn trao cho tôi, và cuối cùng tôi đã nhận” - Jehuda Bacon nhắc lại những ký ức cay đắng. Và, vị “bác sĩ” của trại, thủ phạm của vô số tội ác tầy trời, thì không bị pháp luật trừng phạt, mà đã sống được tới năm 1979 sau gần 35 năm trời chui lủi ở nhiều nước... (**)
Ghi chú:
(*) Những kẻ thủ ác ở “trại tử thần” Auschwitz, một cách trớ trêu, vẫn có những khoảnh khắc vui vầy hết mình trong các dịp giải trí (du lịch, dã ngoại, hát tập thể, đón Giáng sinh...) ngay trong khu trại. Tám tấm ảnh như thế đã được Kho lưu trữ của Viện Bảo tàng Holocaust Washington công bố vào năm 2007, có mặt Josef Mengele.
(**) Hình ảnh Josef Mengele có xuất hiện trong bộ phim “Con trai của Saul” của đạo diễn Hungary Jeles Nemes László, đoạt Tượng vàng Oscar trong hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” trong kỳ trao giải lần thứ 88 của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ, hôm 28-2.