Sổ tay NCTG: “LÀM TIN” THỜI... THỔ TẢ
- Thứ sáu - 18/09/2015 02:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chưa bao giờ mình phì cười đến mức lăn lộn như thế khi đọc tin này, và rồi thì buồn chảy nước vì kiểu làm tin, đưa tin thời thổ tả”.
Hàng ngày, công việc tổng hợp tin, viết bài... (mà mình gọi chung là “làm tin”, “đưa tin”) khiến mình có thói quen và kỹ năng nhất định trong việc đọc các nguồn tin tức đa dạng, đa chiều và nhiều khi trái ngược hay mâu thuẫn.
Làm nhiều thành quen thôi, thường thì liếc qua một bản tin mình có thể nhận ra ngay là người viết có muốn đưa tin đa chiều, khách quan (ở một mức độ nhất định nào đó) hay chỉ “nửa sự thật” theo định hướng hoặc niềm tin của mình.
Nhưng thôi, đang muốn nói tới chuyện khác. Thời buổi điện toán, mạng Internet “rộng thênh thang tám thước” ít khi tắc, tin tức bay vèo vèo, có sự kiện gì nổi bật là các đài các báo tường thuật online chả khác gì truyền hình trực tiếp đá banh.
Với người đọc thì như thế rất thích, vì liên tục hóng và cập nhật được tin, và nếu muốn thì tha hồ chia sẻ (share). Nhưng kiểu làm tin, đưa tin nhanh gọn này xét ra cũng hàm chứa một hiểm họa, là nhiều khi tin thất thiệt cũng bị phát tán vô tư.
Ở đây, mình tạm bỏ qua chuyện tin vịt bị phao lên một cách ác ý cho những mục đích đen tối hay bỉ ổi. Chỉ bàn về những tin mà nguồn gốc hoặc nội dung chưa được chuẩn, mà đã vội phát để thỏa mãn nhu cầu “được biết” của người đọc.
Chẳng hạn, liên quan tới vụ đụng độ giữa người tỵ nạn và cảnh sát Hung ở biên giới hôm qua, do các sự kiện nối tiếp nhau liên tục và không dứt nên nhiều báo chưa có ngay trong ngày được bài tổng hợp và phân tích đầy đủ, rốt ráo các khía cạnh.
Nhiều tin vắn, thường là mới ở dạng chưa kiểm chứng, giữa chừng... khi được đưa lên mạng, đã được/bị phát tán rất nhanh, rất xa, rất đông đảo, phù hợp với niềm tin và ý đồ của người “đưa tin”, nhưng lắm lúc sự nhanh nhẩu ấy lại “lợi bất cập hại”.
Chẳng hạn, Kênh Truyền hình Quốc gia Hung M1 loan tin, chính quyền Hung bắt giữ được một kẻ bị tình nghi là khủng bố. Cho dù M1 thận trọng nói rằng chưa ai xác nhận nguồn tin này, nhưng tin lập tức đã được lan truyền và xôn xao các mạng trực tuyến.
Nhiều người vốn không có thiện cảm với dân tỵ nạn, hồ hởi vì đã “vạch mặt bọn khủng bố”, “lộ tẩy rồi bọn chó”, “cho chết mẹ nó hết chúng mày đi”, v.v... Tin được phát tán trên các mạng xã hội (trong đó có Facebook) và các diễn đàn với vận tốc chóng mặt.
Nhất là sau đó, ông Bakondi György, một chuyên gia hàng đầu về an ninh quốc gia, trợ lý thân cận của Chính phủ trong vấn đề tỵ nạn, cũng xác nhận rằng trong số 29 người tỵ nạn bị bắt trong xung đột ở cửa khẩu, có một tên khủng bố đã được nhận diện (dạng).
Đến đây thì bản thân mình cũng có chút lo sợ, và thầm khen tài cảnh sát Hung, lúc nhộn nhạo như thế mà làm sao tóm ngay được một tên khủng bố. Và cũng rất tò mò là tay này đã khủng bố từ bao giờ, “thành tích”, “công trạng” ra sao, hành tung thế nào, v.v...
Nhưng rồi mình thất vọng quá! Sở Cảnh sát Hungary (ORFK) trả lời phỏng vấn mạng hvg.hu, cho hay rằng cái tên khủng bố ấy, nó mới là khủng bố từ... chiều hôm qua thôi. Số là, nó đầu trò hô hào một nhóm tỵ nạn cứ vượt qua hàng rào ở cửa khẩu đi.
Theo định nghĩa của cảnh sát thì với hành vi ấy, tên “khủng bố đột lốt tỵ nạn” này đã thực sự thỏa mãn khái niệm... khủng bố do chính quyền đề ra và, rốt cục y đã sa lưới pháp luật. Cho dù tới khi đó, đương sự mới chỉ làm “khủng bố” được ít phút...
Chưa bao giờ mình phì cười đến mức lăn lộn như thế khi đọc tin này, và rồi thì buồn chảy nước vì kiểu làm tin, đưa tin thời thổ tả. Chắc cũng sẽ có đính chính ở đâu đó, nhưng mấy ai để tâm đọc? Và những tin đã bay lồng lộn trên không trung về “tên khủng bố”, thì sao?
Làm nhiều thành quen thôi, thường thì liếc qua một bản tin mình có thể nhận ra ngay là người viết có muốn đưa tin đa chiều, khách quan (ở một mức độ nhất định nào đó) hay chỉ “nửa sự thật” theo định hướng hoặc niềm tin của mình.
Nhưng thôi, đang muốn nói tới chuyện khác. Thời buổi điện toán, mạng Internet “rộng thênh thang tám thước” ít khi tắc, tin tức bay vèo vèo, có sự kiện gì nổi bật là các đài các báo tường thuật online chả khác gì truyền hình trực tiếp đá banh.
Với người đọc thì như thế rất thích, vì liên tục hóng và cập nhật được tin, và nếu muốn thì tha hồ chia sẻ (share). Nhưng kiểu làm tin, đưa tin nhanh gọn này xét ra cũng hàm chứa một hiểm họa, là nhiều khi tin thất thiệt cũng bị phát tán vô tư.
Ở đây, mình tạm bỏ qua chuyện tin vịt bị phao lên một cách ác ý cho những mục đích đen tối hay bỉ ổi. Chỉ bàn về những tin mà nguồn gốc hoặc nội dung chưa được chuẩn, mà đã vội phát để thỏa mãn nhu cầu “được biết” của người đọc.
Chẳng hạn, liên quan tới vụ đụng độ giữa người tỵ nạn và cảnh sát Hung ở biên giới hôm qua, do các sự kiện nối tiếp nhau liên tục và không dứt nên nhiều báo chưa có ngay trong ngày được bài tổng hợp và phân tích đầy đủ, rốt ráo các khía cạnh.
Nhiều tin vắn, thường là mới ở dạng chưa kiểm chứng, giữa chừng... khi được đưa lên mạng, đã được/bị phát tán rất nhanh, rất xa, rất đông đảo, phù hợp với niềm tin và ý đồ của người “đưa tin”, nhưng lắm lúc sự nhanh nhẩu ấy lại “lợi bất cập hại”.
Chẳng hạn, Kênh Truyền hình Quốc gia Hung M1 loan tin, chính quyền Hung bắt giữ được một kẻ bị tình nghi là khủng bố. Cho dù M1 thận trọng nói rằng chưa ai xác nhận nguồn tin này, nhưng tin lập tức đã được lan truyền và xôn xao các mạng trực tuyến.
Nhiều người vốn không có thiện cảm với dân tỵ nạn, hồ hởi vì đã “vạch mặt bọn khủng bố”, “lộ tẩy rồi bọn chó”, “cho chết mẹ nó hết chúng mày đi”, v.v... Tin được phát tán trên các mạng xã hội (trong đó có Facebook) và các diễn đàn với vận tốc chóng mặt.
Nhất là sau đó, ông Bakondi György, một chuyên gia hàng đầu về an ninh quốc gia, trợ lý thân cận của Chính phủ trong vấn đề tỵ nạn, cũng xác nhận rằng trong số 29 người tỵ nạn bị bắt trong xung đột ở cửa khẩu, có một tên khủng bố đã được nhận diện (dạng).
Đến đây thì bản thân mình cũng có chút lo sợ, và thầm khen tài cảnh sát Hung, lúc nhộn nhạo như thế mà làm sao tóm ngay được một tên khủng bố. Và cũng rất tò mò là tay này đã khủng bố từ bao giờ, “thành tích”, “công trạng” ra sao, hành tung thế nào, v.v...
Nhưng rồi mình thất vọng quá! Sở Cảnh sát Hungary (ORFK) trả lời phỏng vấn mạng hvg.hu, cho hay rằng cái tên khủng bố ấy, nó mới là khủng bố từ... chiều hôm qua thôi. Số là, nó đầu trò hô hào một nhóm tỵ nạn cứ vượt qua hàng rào ở cửa khẩu đi.
Theo định nghĩa của cảnh sát thì với hành vi ấy, tên “khủng bố đột lốt tỵ nạn” này đã thực sự thỏa mãn khái niệm... khủng bố do chính quyền đề ra và, rốt cục y đã sa lưới pháp luật. Cho dù tới khi đó, đương sự mới chỉ làm “khủng bố” được ít phút...
Chưa bao giờ mình phì cười đến mức lăn lộn như thế khi đọc tin này, và rồi thì buồn chảy nước vì kiểu làm tin, đưa tin thời thổ tả. Chắc cũng sẽ có đính chính ở đâu đó, nhưng mấy ai để tâm đọc? Và những tin đã bay lồng lộn trên không trung về “tên khủng bố”, thì sao?