LÀM THIỆN NGUYỆN Ở PHÁP NHƯ THẾ NÀO?
- Thứ hai - 13/06/2016 04:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Với vai trò khuyến khích và quản lý có hệ thống (nhưng rất “mở”) của nhà nước Pháp, mọi thành phần tham gia thiện nguyện đều được quản lý tốt, và đều dc khuyến khích khi tham gia bằng những “phần thưởng” cụ thể, thiết thực. Có thế, người dân không nháo nhào chỉ đi làm tình nguyện trong những đợt gấp rút, ngắn hạn, hoặc nặng hình thức”.
Chủ đề “làm từ thiện như thế nào” (ko phải là “vì ai”), giống như đề tài “chia sẻ mạng để làm gì”, vô tình là hai chủ đề trong số vài mảng khiến mình khá suy tư. Vì cả hai đều nằm trong câu hỏi “đóng góp cống hiến của một cá nhân cho xã hội như thế nào?”.
Khi sang Pháp, vì trăn trở muốn làm từ thiện, nên mình đã vô tình nhặt nhạnh được chút ít hiểu biết về cách làm bên Pháp.
Đầu tiên là các hoạt động thiện nguyện đột xuất, ngắn hạn.
Phải nói là ở Pháp làm thiện nguyện theo lý do những trường hợp đột xuất hay thiện nguyện theo chương trình dài hạn đều có cả. Phần đối tượng quyên góp đột xuất vì bệnh tật, tai nạn, thiên tai là gần như không tồn tại! Vì cái đó nghiễm nhiên chính phủ và bảo hiểm (y tế, rủi ro) lo hết rồi. Chỉ có các hoạt động mang tính lâu dài, nhưng mình sẽ nói ở phần sau.
Các hoạt động thiện nguyện đột xuất đa phần là phạm vi quốc tế, tiêu biểu như vụ động đất ở Haiti, Tây Tạng... Nhưng đều thông qua các tổ chức thiện nguyện có sẵn, chỉ là điều động thêm nhiều người hoặc quyên góp đặc biệt nhiều tiền của hơn thôi.
Ngay việc số người hiến máu nhân đạo sau vụ khủng bố ở Paris đột ngột tăng cũng có thể coi là một hành động “cứu trợ” đột xuất, nhưng tất nhiên nó cũng thông qua tổ chức hiến máu nhân đạo. Ngoài ra những dịp Noel, năm mới, cũng hay có những hoạt động thường niên đặc biệt.
Có thể nói gần như một cách truyền thống, không có hoạt động từ thiện nào là tự phát, nhỏ lẻ một hai cá nhân tự làm, đa phần đều thông qua một tổ chức, hiệp hội cụ thể. Mình có người bạn ở Anh nói bên đó trẻ em được học cách quản lý một quỹ từ thiện riêng, bạn mình bên Mỹ cũng tự đứng ra kêu gọi đóng góp cho hoạt động từ thiện của bạn ấy trong chuyến đi sang Ấn Độ.
Ở Pháp cũng ghi nhận xuất hiện những mô hình cá nhân, nhưng rất nhỏ so với hiệp hội. Điều này có thể lý giải do nguyên nhân sâu xa hơn là cách vận hành và tư duy về bảo trợ xã hội trong văn hóa Pháp và các nước khối Anh - Mỹ khá khác nhau. Pháp nặng về đánh thuế nặng nhưng nhà nước lo bảo trợ cho dân nghèo, muốn thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khối Anh Mỹ theo xu hướng “có làm mới có ăn” (coi nghèo khó là do lười biếng), nên ngay bảo hiểm xã hội ở Mỹ mới bị bắt buộc vài năm gần đây dưới thời Obama, bị dân Mỹ chỉ trích là theo cách Châu Âu.
Điều này cũng lý giải phần nào các tỉ phú Mỹ hay khuếch trương làm từ thiện với quỹ cá nhân, nhưng ở Pháp lại không nhiều và không rầm rộ, bên cạnh đó các tên tuổi lớn ở Pháp hay Châu Âu lại hay nổi tiếng bởi các quỹ về phát triển nghệ thuật, văn hóa, xây bảo tàng, trung tâm nghệ thuật hơn. Cái này bàn thêm sẽ xa chủ đề chính, nhưng cũng cần phải hiểu để biết lý do cách làm của Pháp khá khác so với hai nước trên. Việt Nam hiện nay có lẽ đang phát triển theo hướng Anh Mỹ hơn.
Vậy thì hoạt động thiện nguyện mang tính chất lâu dài, có định hướng của Pháp như thế nào?
Hồi còn sinh viên, ở trường mình có hội sinh viên thường thông báo các hoạt động tình nguyện liên quan đến ngành nghề. Như trong chuyên ngành Kiến trúc, có hai hội thiện nguyện lớn là tham gia xây trường học ở các nước Châu Phi và bảo tồn trùng tu di sản ở các nước Địa Trung Hải (cả Châu Âu và Bắc Phi). Cách thức vận hành của nó nói chung cũng giống các hiệp hội khác mà sau này tôi biết đến, gồm có ba yếu tố:
1. Lõi vận hành: có một Ban tổ chức điều phối làm việc full time hay part time lên chương trình, kế hoạch, tôn chỉ và phạm vi hoạt động cụ thể.
2. Thành viên đóng góp: những người đóng góp tài chính, có thể có hoặc không tham gia hoạt động trực tiếp.
3. Tình nguyện viên: tham gia hoạt động bằng sức lực; thời gian, trực tiếp tại địa phương.
Mô hình này có lẽ về cơ cấu thì ở đâu cũng như nhau, mình nghĩ ở Việt Nam cũng như thế. Nhưng sự chuyên nghiệp thể hiện ở một số điểm sau:
- Lõi vận hành (1) có thể có tư cách pháp nhân (nếu không muốn cũng không sao, nhưng mất đi các lợi ích về trợ cấp; thuế...). Ví dụ những lần mình đăng ký tham gia các hoạt động ở nước ngoài (vai trò nhóm (3)), các tổ chức này đều phải làm giấy tờ cho mình gửi đến Đại sứ quán để mình xin visa, họ phụ trách mua bảo hiểm cho mình hoặc yêu câu mình nộp một khoản tiền để họ mua bảo hiểm. Sau này mình tham gia ở vai trò nhóm (2) - đóng tiền, thì họ gửi cứ mỗi 3 hoặc 6 tháng cho mình, giải trình nội dung họ đã làm được, trình bày các kế hoạch sắp tới, đề xuất nếu mình thấy họ hoạt động hiệu quả thì có muốn tăng khoản đóng góp không, v.v...?
- Lõi vận hành (1) phải minh bạch chi tiêu, lên các kế hoạch hành động dài hạn, trình bày thành những đề án cụ thể, khi làm xong thì có công khai chi tiêu, giải trình hoạt động cho các nhóm (2) và (3) để họ tiếp tục tham gia và đóng góp. Về tài chính, mình có một người bạn là chuyên viên kiểm toán. Anh kể chuỵện có làm kiểm toán cho một tổ chức từ thiện trại trẻ mồ côi lớn nhất của Pháp tại Đông Nam Á, trụ sở tại Campuchia. Hàng năm anh phải qua đó hai tuần để kiểm tra toàn bổ sổ sách chi tiêu của hội này, vừa làm thông tin khai thuế, vừa là để có thông tin cho tổ chức đó giải trình cho các thành viên đóng góp.
Các nhóm (2) và (3) thì đơn giản hơn, họ nhận đủ thông tin và tham gia bằng tiền của hay ngày công. Khi đăng ký vào trang “tình nguyện viên” trong khu vực mình sinh sống, lập tức có các mail gửi đến đề xuất các hoạt động, họ cho địa chỉ và số điện thoại để lấy hẹn, họ sẽ bố trí một buổi nói chuyện xem nhu cầu, khả năng và quỹ thời gian của tình nguyện viên dự định như thế nào, để đề xuất hoạt động thích hợp.
Với các hiệp hội này, các hoạt động chỉ mang tính “cho con cá” mà không “đưa cần câu” vẫn đúng chỗ, đúng người. Nhưng quan trọng là cách họ “Cho”. Ví dụ là chương trình “resto du coeur” - “nhà hàng (từ) trái tim” - nấu bữa cơm miễn phí cho người nghèo, giống như mô hình cơm 2K cho người nghèo ở Sài Gòn. Mình đã từng vào ăn trong một nhà ăn xã hội như thế, do vô tình đi ngang qua vào lúc đang đói và nghèo thật! Bữa đó còn ngon hơn những bữa mình ăn bánh mỳ kẹp ruốc mang từ Việt Nam sang, ngồi công viên ngắm vịt trên hồ nước và tưởng tượng đang ăn bánh mỳ kẹp... vịt quay.
Người ta không hỏi mình là ai, tên gì, vì sao vào ăn,dù mình ko ăn mặc rách rưới (chỉ tội trông gầy còm chăng?). Họ cho ăn và khi ra cửa, phát thêm đồ ăn tối, rồi bảo nếu muốn đăng ký ăn thường xuyên thì điền vào đơn. Hay mỗi mùa đông, sẽ có hoạt động riêng là đi phát đồ ăn và quần áo ấm cho người vô gia cư, một xe súp nóng sẽ đi dọc các phố xá, vào cả rừng, để phát cho những người ngủ ngoài đường, hoặc mời họ về các nơi trú ngụ qua đợt lạnh.
Còn Noel, sẽ có phát quà cho trẻ em, nhưng cũng không cần nói “cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn”, họ thông báo sẽ có ông già Noel phát quà, ai muốn đến lấy quà thì lấy. Có tổ chức khác, ở gần trường mình, mình có ghé qua vì họ hay bán đồ chơi, sách, đĩa nhạc cũ. Noel đó ghé qua, gặp đúng lúc họ dùng hình thức “bán” đồ chơi để các phụ huynh mua về tặng con, với giá bán tượng trưng chỉ 2-3 Euro một món đồ chơi mới, do các doanh nghiệp hiến tặng. Những món đồ chơi đó thậm chí bằng gỗ, là sản phẩm của Pháp, có chứng nhận kiểm duyệt chất lượng, còn tốt hơn đồ Trung Quốc bán ngoài siêu thị. Đó cũng là cách tặng quà cho người thu nhập thấp, người nghèo để không cảm thấy bị coi thường khi nhận đồ từ thiện.
Tầm dài hạn và ảnh hưởng xa hơn, họ chỉ đóng vai trò lớn trong vấn đề tầm xa trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn, giáo dục trẻ em. Ví dụ như như Hội thiện nguyện về bảo tồn trùng tu di tích, trên trang web của họ đầy đủ thông tin lịch sử, thống kê, giải trình của chuyên gia vì sao lại chọn trùng tu di tích này, cách xây dựng ra sao, vật liệu như thế nào, trung thành với cách xây dựng và vât liệu địa phương đến đâu. Hội Sinh viên Kiến trúc cũng được tham gia xây dựng bức tường đá cổ, hay nhà bằng đất với học sinh địa phương, dưới sự chỉ dẫn của một tình nguyện viên có chuyên môn. Hình thức này vừa giúp đỡ, nhưng vừa có tính giáo dục nhận thức cho thanh niên, học sinh địa phương.
Ít thấy các tổ chức thiện nguyện “cho cần câu”, nếu tổ chức nào có mục tiêu đó, thì cũng phải phối hợp với nhiều cơ quan hay các mảng hoạt động nông nghiệp, kinh tế, giáo dục, du lịch, môi trường... Vì vậy nó trở thành một kế hoạch dài hạn, phức tạp, không thể không liên đới nhiều mảng chính sách, nên cần nhà nước hay chính quyền địa phương hỗ trợ.
Điều có lẽ là khác biệt nhất ở Pháp là vai trò của nhà nước trong việc khuyến khích và quản lý hoạt động thiện nguyện. Như đã nói ở trên, việc minh bạch chi tiêu và khai thuế này rất quan trọng, là mấu chốt trong quản lý của nhà nước, và cần thiết cho cả ba nhóm tham gia hoạt động thiện nguyện. Vì sao và bằng cách nào?
- Những người tham gia quản lý trong các hiệp hội (1), dù họ làm tình nguyện không lương, nhưng vài năm gần đây, nhà nước đã có luật tính số giờ tham gia quản lý các hiệp hội vào thâm niên lao động. Có nghĩa là tính vào bảo hiểm xã hội và lương hưu sau này. Những người thất nghiệp nếu tham gia hoạt động tổ chức các hiệp hội, cũng được tính cộng thêm thâm niên này.
- Ngược lại, chương trình hoạt động của nhóm phải được giải trình khi thành lập hội, để chứng minh các mục đích không vì lợi nhuận, không vì lợi ích của một nhóm người giới hạn. Mục đích để phân biệt với các hội nhóm với mục tiêu khác (hội nghề; hiệp hội văn hóa, môi trường...), để xếp vào những chương trình hỗ trợ tài chính và thuế khóa khác nhau của nhà nước. Thực chất hội nhóm tổ chức từ thiện nằm trong mảng lớn là các hoạt động hội nhóm nói chung.
- Những người nhóm (2) khi đóng góp tiền của vào các tổ chức thiện nguyện, có quyền lợi phải khai số tiền đó vào bản khai thuế hàng năm, vì nhà nước sẽ HOÀN TRẢ từ 66% đến 75% số tiền bạn quyên góp vào tiền thuế thu nhập của bạn! Ví dụ một năm nếu bạn đóng góp 1.000 Euro thì nhà nước hoàn trả cho bạn 750 Euro. Mình không biết chuyện này trước khi tham gia đóng góp, nhưng được hiệp hội từ thiện viết thư giải trình, làm mình hơi “ngã ngửa”, chẳng hóa ra nhà nước đang làm từ thiện còn cá nhân như mình được tiếng thơm sao?
Tất nhiên mức hoàn trả này có giới hạn trần, chỉ hoàn trả trên số tiền đóng góp tối đa 20% tổng thu nhập cả năm. Mục đích chính của giới hạn trần là để nhà nước quản lý tránh rửa tiền.
- Những người nhóm (3) cũng được giảm thuế thu nhập khi khai báo (có giấy tờ chứng thực) các chi tiêu trong phạm vi hoạt động thiện nguyện của mình. Nếu chi tiêu này được hoàn trả bởi hiệp hội thì cũng sẽ được loại trừ, không bị tính thuế thu nhập.
Có thể nói, với vai trò khuyến khích và quản lý có hệ thống (nhưng rất “mở”) này của nhà nước, mọi thành phần tham gia thiện nguyện đều được quản lý tốt, và đều được khuyến khích khi tham gia bằng những “phần thưởng” cụ thể, thiết thực. Có thế, người dân không nháo nhào chỉ đi làm tình nguyện trong những đợt gấp rút, ngắn hạn, hoặc nặng hình thức.
Cái sự làm từ thiện ở ta nhiều khi giống như chạy đi “vá vội” những lỗ hổng mà đáng ra vai trò chính sách, ngân sách nhà nước phải đảm nhiệm, nhưng vì nhiều lý do, đã “đi chậm”, “lãng quên” hay thậm chí “bỏ mặc” để người dân loay hoay “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Làm sao trong cái công cuộc “vá víu” luôn đầy những gấp gáp ấy, lại luôn trong con mắt “kiểm duyệt” thay vì “khuyến khích” của chính quyền, có mấy người làm thiện nguyện đủ điều kiện để làm có hệ thống và tầm nhìn vĩ mô?
Và nhìn bao quát hơn nữa, liệu những sự xói mòn bản sắc dân tộc, sự triền miên đói nghèo, mấy phần đến từ những hoạt động thiện nguyện bề nông? Mấy phần đến từ những chính sách như du lịch đại trà, phát triển kinh tế bằng mọi giá, bán rẻ di sản, tàn phá môi trường sống, môi trường nghề của dân lành, đang trải dài trên dọc mảnh đất này?
Câu hỏi này, có lẽ không nên bắt những người làm thiện nguyện phải trả lời?
Khi sang Pháp, vì trăn trở muốn làm từ thiện, nên mình đã vô tình nhặt nhạnh được chút ít hiểu biết về cách làm bên Pháp.
Đầu tiên là các hoạt động thiện nguyện đột xuất, ngắn hạn.
Phải nói là ở Pháp làm thiện nguyện theo lý do những trường hợp đột xuất hay thiện nguyện theo chương trình dài hạn đều có cả. Phần đối tượng quyên góp đột xuất vì bệnh tật, tai nạn, thiên tai là gần như không tồn tại! Vì cái đó nghiễm nhiên chính phủ và bảo hiểm (y tế, rủi ro) lo hết rồi. Chỉ có các hoạt động mang tính lâu dài, nhưng mình sẽ nói ở phần sau.
Các hoạt động thiện nguyện đột xuất đa phần là phạm vi quốc tế, tiêu biểu như vụ động đất ở Haiti, Tây Tạng... Nhưng đều thông qua các tổ chức thiện nguyện có sẵn, chỉ là điều động thêm nhiều người hoặc quyên góp đặc biệt nhiều tiền của hơn thôi.
Ngay việc số người hiến máu nhân đạo sau vụ khủng bố ở Paris đột ngột tăng cũng có thể coi là một hành động “cứu trợ” đột xuất, nhưng tất nhiên nó cũng thông qua tổ chức hiến máu nhân đạo. Ngoài ra những dịp Noel, năm mới, cũng hay có những hoạt động thường niên đặc biệt.
Có thể nói gần như một cách truyền thống, không có hoạt động từ thiện nào là tự phát, nhỏ lẻ một hai cá nhân tự làm, đa phần đều thông qua một tổ chức, hiệp hội cụ thể. Mình có người bạn ở Anh nói bên đó trẻ em được học cách quản lý một quỹ từ thiện riêng, bạn mình bên Mỹ cũng tự đứng ra kêu gọi đóng góp cho hoạt động từ thiện của bạn ấy trong chuyến đi sang Ấn Độ.
Ở Pháp cũng ghi nhận xuất hiện những mô hình cá nhân, nhưng rất nhỏ so với hiệp hội. Điều này có thể lý giải do nguyên nhân sâu xa hơn là cách vận hành và tư duy về bảo trợ xã hội trong văn hóa Pháp và các nước khối Anh - Mỹ khá khác nhau. Pháp nặng về đánh thuế nặng nhưng nhà nước lo bảo trợ cho dân nghèo, muốn thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khối Anh Mỹ theo xu hướng “có làm mới có ăn” (coi nghèo khó là do lười biếng), nên ngay bảo hiểm xã hội ở Mỹ mới bị bắt buộc vài năm gần đây dưới thời Obama, bị dân Mỹ chỉ trích là theo cách Châu Âu.
Điều này cũng lý giải phần nào các tỉ phú Mỹ hay khuếch trương làm từ thiện với quỹ cá nhân, nhưng ở Pháp lại không nhiều và không rầm rộ, bên cạnh đó các tên tuổi lớn ở Pháp hay Châu Âu lại hay nổi tiếng bởi các quỹ về phát triển nghệ thuật, văn hóa, xây bảo tàng, trung tâm nghệ thuật hơn. Cái này bàn thêm sẽ xa chủ đề chính, nhưng cũng cần phải hiểu để biết lý do cách làm của Pháp khá khác so với hai nước trên. Việt Nam hiện nay có lẽ đang phát triển theo hướng Anh Mỹ hơn.
Vậy thì hoạt động thiện nguyện mang tính chất lâu dài, có định hướng của Pháp như thế nào?
Hồi còn sinh viên, ở trường mình có hội sinh viên thường thông báo các hoạt động tình nguyện liên quan đến ngành nghề. Như trong chuyên ngành Kiến trúc, có hai hội thiện nguyện lớn là tham gia xây trường học ở các nước Châu Phi và bảo tồn trùng tu di sản ở các nước Địa Trung Hải (cả Châu Âu và Bắc Phi). Cách thức vận hành của nó nói chung cũng giống các hiệp hội khác mà sau này tôi biết đến, gồm có ba yếu tố:
1. Lõi vận hành: có một Ban tổ chức điều phối làm việc full time hay part time lên chương trình, kế hoạch, tôn chỉ và phạm vi hoạt động cụ thể.
2. Thành viên đóng góp: những người đóng góp tài chính, có thể có hoặc không tham gia hoạt động trực tiếp.
3. Tình nguyện viên: tham gia hoạt động bằng sức lực; thời gian, trực tiếp tại địa phương.
Mô hình này có lẽ về cơ cấu thì ở đâu cũng như nhau, mình nghĩ ở Việt Nam cũng như thế. Nhưng sự chuyên nghiệp thể hiện ở một số điểm sau:
- Lõi vận hành (1) có thể có tư cách pháp nhân (nếu không muốn cũng không sao, nhưng mất đi các lợi ích về trợ cấp; thuế...). Ví dụ những lần mình đăng ký tham gia các hoạt động ở nước ngoài (vai trò nhóm (3)), các tổ chức này đều phải làm giấy tờ cho mình gửi đến Đại sứ quán để mình xin visa, họ phụ trách mua bảo hiểm cho mình hoặc yêu câu mình nộp một khoản tiền để họ mua bảo hiểm. Sau này mình tham gia ở vai trò nhóm (2) - đóng tiền, thì họ gửi cứ mỗi 3 hoặc 6 tháng cho mình, giải trình nội dung họ đã làm được, trình bày các kế hoạch sắp tới, đề xuất nếu mình thấy họ hoạt động hiệu quả thì có muốn tăng khoản đóng góp không, v.v...?
- Lõi vận hành (1) phải minh bạch chi tiêu, lên các kế hoạch hành động dài hạn, trình bày thành những đề án cụ thể, khi làm xong thì có công khai chi tiêu, giải trình hoạt động cho các nhóm (2) và (3) để họ tiếp tục tham gia và đóng góp. Về tài chính, mình có một người bạn là chuyên viên kiểm toán. Anh kể chuỵện có làm kiểm toán cho một tổ chức từ thiện trại trẻ mồ côi lớn nhất của Pháp tại Đông Nam Á, trụ sở tại Campuchia. Hàng năm anh phải qua đó hai tuần để kiểm tra toàn bổ sổ sách chi tiêu của hội này, vừa làm thông tin khai thuế, vừa là để có thông tin cho tổ chức đó giải trình cho các thành viên đóng góp.
Các nhóm (2) và (3) thì đơn giản hơn, họ nhận đủ thông tin và tham gia bằng tiền của hay ngày công. Khi đăng ký vào trang “tình nguyện viên” trong khu vực mình sinh sống, lập tức có các mail gửi đến đề xuất các hoạt động, họ cho địa chỉ và số điện thoại để lấy hẹn, họ sẽ bố trí một buổi nói chuyện xem nhu cầu, khả năng và quỹ thời gian của tình nguyện viên dự định như thế nào, để đề xuất hoạt động thích hợp.
Với các hiệp hội này, các hoạt động chỉ mang tính “cho con cá” mà không “đưa cần câu” vẫn đúng chỗ, đúng người. Nhưng quan trọng là cách họ “Cho”. Ví dụ là chương trình “resto du coeur” - “nhà hàng (từ) trái tim” - nấu bữa cơm miễn phí cho người nghèo, giống như mô hình cơm 2K cho người nghèo ở Sài Gòn. Mình đã từng vào ăn trong một nhà ăn xã hội như thế, do vô tình đi ngang qua vào lúc đang đói và nghèo thật! Bữa đó còn ngon hơn những bữa mình ăn bánh mỳ kẹp ruốc mang từ Việt Nam sang, ngồi công viên ngắm vịt trên hồ nước và tưởng tượng đang ăn bánh mỳ kẹp... vịt quay.
Người ta không hỏi mình là ai, tên gì, vì sao vào ăn,dù mình ko ăn mặc rách rưới (chỉ tội trông gầy còm chăng?). Họ cho ăn và khi ra cửa, phát thêm đồ ăn tối, rồi bảo nếu muốn đăng ký ăn thường xuyên thì điền vào đơn. Hay mỗi mùa đông, sẽ có hoạt động riêng là đi phát đồ ăn và quần áo ấm cho người vô gia cư, một xe súp nóng sẽ đi dọc các phố xá, vào cả rừng, để phát cho những người ngủ ngoài đường, hoặc mời họ về các nơi trú ngụ qua đợt lạnh.
Còn Noel, sẽ có phát quà cho trẻ em, nhưng cũng không cần nói “cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn”, họ thông báo sẽ có ông già Noel phát quà, ai muốn đến lấy quà thì lấy. Có tổ chức khác, ở gần trường mình, mình có ghé qua vì họ hay bán đồ chơi, sách, đĩa nhạc cũ. Noel đó ghé qua, gặp đúng lúc họ dùng hình thức “bán” đồ chơi để các phụ huynh mua về tặng con, với giá bán tượng trưng chỉ 2-3 Euro một món đồ chơi mới, do các doanh nghiệp hiến tặng. Những món đồ chơi đó thậm chí bằng gỗ, là sản phẩm của Pháp, có chứng nhận kiểm duyệt chất lượng, còn tốt hơn đồ Trung Quốc bán ngoài siêu thị. Đó cũng là cách tặng quà cho người thu nhập thấp, người nghèo để không cảm thấy bị coi thường khi nhận đồ từ thiện.
Tầm dài hạn và ảnh hưởng xa hơn, họ chỉ đóng vai trò lớn trong vấn đề tầm xa trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn, giáo dục trẻ em. Ví dụ như như Hội thiện nguyện về bảo tồn trùng tu di tích, trên trang web của họ đầy đủ thông tin lịch sử, thống kê, giải trình của chuyên gia vì sao lại chọn trùng tu di tích này, cách xây dựng ra sao, vật liệu như thế nào, trung thành với cách xây dựng và vât liệu địa phương đến đâu. Hội Sinh viên Kiến trúc cũng được tham gia xây dựng bức tường đá cổ, hay nhà bằng đất với học sinh địa phương, dưới sự chỉ dẫn của một tình nguyện viên có chuyên môn. Hình thức này vừa giúp đỡ, nhưng vừa có tính giáo dục nhận thức cho thanh niên, học sinh địa phương.
Ít thấy các tổ chức thiện nguyện “cho cần câu”, nếu tổ chức nào có mục tiêu đó, thì cũng phải phối hợp với nhiều cơ quan hay các mảng hoạt động nông nghiệp, kinh tế, giáo dục, du lịch, môi trường... Vì vậy nó trở thành một kế hoạch dài hạn, phức tạp, không thể không liên đới nhiều mảng chính sách, nên cần nhà nước hay chính quyền địa phương hỗ trợ.
Điều có lẽ là khác biệt nhất ở Pháp là vai trò của nhà nước trong việc khuyến khích và quản lý hoạt động thiện nguyện. Như đã nói ở trên, việc minh bạch chi tiêu và khai thuế này rất quan trọng, là mấu chốt trong quản lý của nhà nước, và cần thiết cho cả ba nhóm tham gia hoạt động thiện nguyện. Vì sao và bằng cách nào?
- Những người tham gia quản lý trong các hiệp hội (1), dù họ làm tình nguyện không lương, nhưng vài năm gần đây, nhà nước đã có luật tính số giờ tham gia quản lý các hiệp hội vào thâm niên lao động. Có nghĩa là tính vào bảo hiểm xã hội và lương hưu sau này. Những người thất nghiệp nếu tham gia hoạt động tổ chức các hiệp hội, cũng được tính cộng thêm thâm niên này.
- Ngược lại, chương trình hoạt động của nhóm phải được giải trình khi thành lập hội, để chứng minh các mục đích không vì lợi nhuận, không vì lợi ích của một nhóm người giới hạn. Mục đích để phân biệt với các hội nhóm với mục tiêu khác (hội nghề; hiệp hội văn hóa, môi trường...), để xếp vào những chương trình hỗ trợ tài chính và thuế khóa khác nhau của nhà nước. Thực chất hội nhóm tổ chức từ thiện nằm trong mảng lớn là các hoạt động hội nhóm nói chung.
- Những người nhóm (2) khi đóng góp tiền của vào các tổ chức thiện nguyện, có quyền lợi phải khai số tiền đó vào bản khai thuế hàng năm, vì nhà nước sẽ HOÀN TRẢ từ 66% đến 75% số tiền bạn quyên góp vào tiền thuế thu nhập của bạn! Ví dụ một năm nếu bạn đóng góp 1.000 Euro thì nhà nước hoàn trả cho bạn 750 Euro. Mình không biết chuyện này trước khi tham gia đóng góp, nhưng được hiệp hội từ thiện viết thư giải trình, làm mình hơi “ngã ngửa”, chẳng hóa ra nhà nước đang làm từ thiện còn cá nhân như mình được tiếng thơm sao?
Tất nhiên mức hoàn trả này có giới hạn trần, chỉ hoàn trả trên số tiền đóng góp tối đa 20% tổng thu nhập cả năm. Mục đích chính của giới hạn trần là để nhà nước quản lý tránh rửa tiền.
- Những người nhóm (3) cũng được giảm thuế thu nhập khi khai báo (có giấy tờ chứng thực) các chi tiêu trong phạm vi hoạt động thiện nguyện của mình. Nếu chi tiêu này được hoàn trả bởi hiệp hội thì cũng sẽ được loại trừ, không bị tính thuế thu nhập.
Có thể nói, với vai trò khuyến khích và quản lý có hệ thống (nhưng rất “mở”) này của nhà nước, mọi thành phần tham gia thiện nguyện đều được quản lý tốt, và đều được khuyến khích khi tham gia bằng những “phần thưởng” cụ thể, thiết thực. Có thế, người dân không nháo nhào chỉ đi làm tình nguyện trong những đợt gấp rút, ngắn hạn, hoặc nặng hình thức.
Cái sự làm từ thiện ở ta nhiều khi giống như chạy đi “vá vội” những lỗ hổng mà đáng ra vai trò chính sách, ngân sách nhà nước phải đảm nhiệm, nhưng vì nhiều lý do, đã “đi chậm”, “lãng quên” hay thậm chí “bỏ mặc” để người dân loay hoay “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Làm sao trong cái công cuộc “vá víu” luôn đầy những gấp gáp ấy, lại luôn trong con mắt “kiểm duyệt” thay vì “khuyến khích” của chính quyền, có mấy người làm thiện nguyện đủ điều kiện để làm có hệ thống và tầm nhìn vĩ mô?
Và nhìn bao quát hơn nữa, liệu những sự xói mòn bản sắc dân tộc, sự triền miên đói nghèo, mấy phần đến từ những hoạt động thiện nguyện bề nông? Mấy phần đến từ những chính sách như du lịch đại trà, phát triển kinh tế bằng mọi giá, bán rẻ di sản, tàn phá môi trường sống, môi trường nghề của dân lành, đang trải dài trên dọc mảnh đất này?
Câu hỏi này, có lẽ không nên bắt những người làm thiện nguyện phải trả lời?