ANGELA MERKEL VÀ VẤN NẠN NGƯỜI TỴ NẠN
- Thứ tư - 31/10/2018 04:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Sau thất bại của Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) trong kỳ bầu cử ở bang Hesse hôm Chủ nhật vừa rồi, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố không tái tranh cử cương vị Chủ tịch CDU vào tháng 12 tới, cũng như sẽ chấm dứt sự nghiệp chính trị sau khi nhiệm kỳ của bà kết thúc vào năm 2021.
Giờ thì đã rõ: gần 14 năm nắm quyền, cuối cùng điều duy nhất làm chao đảo quyền lực của “người đàn bà thép” Merkel là vấn đề người tỵ nạn.
Ba năm trước, khi nghe tin thủ tướng Đức mở rộng cửa đón nhận làn sóng chạy nạn đến từ Syria, mình lập tức ủng hộ quyết định ấy của bà. Chỉ phân vân duy nhất một điều, là mong những người tỵ nạn Hồi giáo sẽ không gây hành động khủng bố nào để đáp lại tấm lòng của người Đức.
Điều mình lo ngại cuối cùng đã thành sự thật. Từ 2015, xảy ra hàng loạt các vụ tấn công tính dục, hãm hiếp, và cả khủng bố mà hung thủ là người đang xin hoặc đã được quy chế tỵ nạn. Những sự việc này đã khiến nhiều dân Đức trở nên nguội lạnh hẳn với người tỵ nạn, và đưa đến sự trỗi dậy của đảng AfD - một đảng cực hữu với tư tưởng thân phát-xít và bài tỵ nạn. Hiện nay AfD, tuy thế lực chỉ đứng thứ hai hoặc ba sau các đảng phái khác, đã chiếm được ghế gần như ở mọi tầng lớp chính quyền - một điều ít ai ngờ sẽ xảy ra.
Những kẻ gây ác kia chỉ chiếm số nhỏ, đa số người tỵ nạn vẫn chỉ muốn sống đời sống yên ổn trong xã hội mới, nhưng dù gì hình ảnh của họ đã trở nên tồi tệ vì một thiểu số đó.
Hiện giờ hình như không còn mấy ai nhắc đến người tỵ nạn (Syria, Afghanistan, v.v...) nữa - con đường vào Châu Âu của họ càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Ba năm trước, khi nghe tin thủ tướng Đức mở rộng cửa đón nhận làn sóng chạy nạn đến từ Syria, mình lập tức ủng hộ quyết định ấy của bà. Chỉ phân vân duy nhất một điều, là mong những người tỵ nạn Hồi giáo sẽ không gây hành động khủng bố nào để đáp lại tấm lòng của người Đức.
Điều mình lo ngại cuối cùng đã thành sự thật. Từ 2015, xảy ra hàng loạt các vụ tấn công tính dục, hãm hiếp, và cả khủng bố mà hung thủ là người đang xin hoặc đã được quy chế tỵ nạn. Những sự việc này đã khiến nhiều dân Đức trở nên nguội lạnh hẳn với người tỵ nạn, và đưa đến sự trỗi dậy của đảng AfD - một đảng cực hữu với tư tưởng thân phát-xít và bài tỵ nạn. Hiện nay AfD, tuy thế lực chỉ đứng thứ hai hoặc ba sau các đảng phái khác, đã chiếm được ghế gần như ở mọi tầng lớp chính quyền - một điều ít ai ngờ sẽ xảy ra.
Những kẻ gây ác kia chỉ chiếm số nhỏ, đa số người tỵ nạn vẫn chỉ muốn sống đời sống yên ổn trong xã hội mới, nhưng dù gì hình ảnh của họ đã trở nên tồi tệ vì một thiểu số đó.
Hiện giờ hình như không còn mấy ai nhắc đến người tỵ nạn (Syria, Afghanistan, v.v...) nữa - con đường vào Châu Âu của họ càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Có ai biết rằng hiện vẫn đang còn hàng ngàn người kẹt lại trong trại tỵ nạn ở đảo Lesbos (Hy Lạp)? Trại có sức chứa chỉ hai hoặc ba ngàn người, nhưng giờ đây có hơn 9.000 người tỵ nạn đang sống trong cảnh hết sức cực khổ tại Lesbos. Điều kiện sống vô cùng tồi tệ: rác, chất thải của người đầy khắp nơi; nước nóng không có; mỗi ngày phải xếp hàng hàng giờ để lấy đồ ăn; bạo động và tấn công tính dục xảy ra như cơm bữa... Không ít người bị trầm cảm, ngay trẻ em cũng tự tử. Và tương lai của họ thì mù mịt: đơn xin tỵ nạn không biết sẽ được chấp thuận hay không, và khi nào sẽ có câu trả lời.
Chính giới viện dẫn không đủ kinh phí và nhân lực để đáp ứng cho ngần ấy người tỵ nạn. Mình không nghĩ vậy. Đây chỉ là chiêu trò của các vị lãnh đạo: giữ tình trạng tồi tệ như thế để làm nhụt chí những ai còn muốn qua Châu Âu.