“LÍNH MỸ” BỊ “TỐNG KHỨ” KHỎI CHECKPOINT CHARLIE
- Thứ hai - 11/11/2019 05:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Mới đây, chính quyền Đức đã cho cấm những diễn viên trong quân phục Hoa Kỳ tại Checkpoint Charlie, nơi từng là cửa khẩu khét tiếng một thời khi nước Đức và Berlin bị chia cắt bởi “bức tường ô nhục”. Một hình ảnh quen thuộc, như vậy, đã chấm dứt sau gần hai chục năm!
Lý do được nêu ra, là du khách nhiều lần đã phàn nàn về việc họ bị các diễn viên “sách nhiễu”, và trong một số trường hợp còn bị đòi quyết liệt nếu ai đó không chịu trả 4 Euro “phí đóng góp” sau khi chụp ảnh cùng các “quân nhân Mỹ”.
Từ năm 1945, Checkpoint Charlie là một trong những điểm kiểm tra quân sự nằm ở phần Tây Berlin do quân đội Hoa Kỳ quản lý. Thời kỳ 1961-1989, đây là cửa khẩu duy nhất ở trung tâm thành phố bị chia cắt mà công dân ngoại quốc (có hộ chiếu thế giới) và quan chức Đông Đúc có thể sử dụng.
Không bao giờ thừa nhận bức tường Berlin như là một thứ ranh giới quốc gia nên tại Checkpoint Charlie, phe Đồng minh chỉ đặt một bốt gác đơn sơ bằng gỗ, đối nghịch với phía bên kia, Đông Đức đã cho xây một tòa nhà bê-tông đồ sộ với hệ thống tháp canh và sự canh gác rất cẩn mật.
Sau khi bức tường được dựng lên vào ngày 13-8-1961, Checkpoint Charlie từng là nhân chứng quan trọng của sự đối đầu Đông - Tây. Ngày 27-10-1961, quân đội cùng chiến xa Liên Xô và Hoa Kỳ đã chĩa súng đối mặt nhau suốt 16 giờ liền tại đây, nhưng rốt cục chiến sự không bùng nổ.
Năm sau, ngày 17-8-1962, một trong những nạn nhân được biết đến nhiều nhất của bức tường Berlin - Peter Fechter (18 tuổi) - đã bị bắn chết tại đây khi vượt tường. Bị trúng đạn của lính biên phòng Đông Đức ở lưng, anh còn bị bỏ mặc trong vòng một tiếng cho đến khi tử nạn vì mất máu.
Kể từ đó cho tới khi bức tường sụp đổ ngày 9-11-1989, Checkpoint Charlie là địa điểm thường trực của những cuộc biểu tình có tổ chức hay tự phát, đồng thời, là một trong những biểu tượng của khát vọng tự do - bị bóp nghẹt trong nhiều thập kỷ - tại nhà nước Đông Đức CS.
Năm 1990, cũng chính tại Checkpoint Charlie, một ngày trước đại lễ tái thống nhất nước Đức, “tứ cường” Anh - Pháp - Mỹ - Liên Xô đã tổ chức lễ “chia tay” Berlin. Với biến cố trọng đại đó, đô thị này vĩnh viễn không còn là “thành phố bị chiếm đóng”, danh hiệu mà nó phải mang từ năm 1945.
Ba mươi năm nay, cửa khẩu khét tiếng một thời trở thành một tụ điểm du lịch thật sầm uất với nhiều bảo tàng, cửa hiệu lưu giữ và bày bán những hình ảnh của quá khứ. Có lẽ, đây là nơi mà dấu ấn của bức tường một thuở được giới thiệu một cách rộng rãi và đại chúng nhất với du khách.
Từ năm 1945, Checkpoint Charlie là một trong những điểm kiểm tra quân sự nằm ở phần Tây Berlin do quân đội Hoa Kỳ quản lý. Thời kỳ 1961-1989, đây là cửa khẩu duy nhất ở trung tâm thành phố bị chia cắt mà công dân ngoại quốc (có hộ chiếu thế giới) và quan chức Đông Đúc có thể sử dụng.
Không bao giờ thừa nhận bức tường Berlin như là một thứ ranh giới quốc gia nên tại Checkpoint Charlie, phe Đồng minh chỉ đặt một bốt gác đơn sơ bằng gỗ, đối nghịch với phía bên kia, Đông Đức đã cho xây một tòa nhà bê-tông đồ sộ với hệ thống tháp canh và sự canh gác rất cẩn mật.
Sau khi bức tường được dựng lên vào ngày 13-8-1961, Checkpoint Charlie từng là nhân chứng quan trọng của sự đối đầu Đông - Tây. Ngày 27-10-1961, quân đội cùng chiến xa Liên Xô và Hoa Kỳ đã chĩa súng đối mặt nhau suốt 16 giờ liền tại đây, nhưng rốt cục chiến sự không bùng nổ.
Năm sau, ngày 17-8-1962, một trong những nạn nhân được biết đến nhiều nhất của bức tường Berlin - Peter Fechter (18 tuổi) - đã bị bắn chết tại đây khi vượt tường. Bị trúng đạn của lính biên phòng Đông Đức ở lưng, anh còn bị bỏ mặc trong vòng một tiếng cho đến khi tử nạn vì mất máu.
Kể từ đó cho tới khi bức tường sụp đổ ngày 9-11-1989, Checkpoint Charlie là địa điểm thường trực của những cuộc biểu tình có tổ chức hay tự phát, đồng thời, là một trong những biểu tượng của khát vọng tự do - bị bóp nghẹt trong nhiều thập kỷ - tại nhà nước Đông Đức CS.
Năm 1990, cũng chính tại Checkpoint Charlie, một ngày trước đại lễ tái thống nhất nước Đức, “tứ cường” Anh - Pháp - Mỹ - Liên Xô đã tổ chức lễ “chia tay” Berlin. Với biến cố trọng đại đó, đô thị này vĩnh viễn không còn là “thành phố bị chiếm đóng”, danh hiệu mà nó phải mang từ năm 1945.
Ba mươi năm nay, cửa khẩu khét tiếng một thời trở thành một tụ điểm du lịch thật sầm uất với nhiều bảo tàng, cửa hiệu lưu giữ và bày bán những hình ảnh của quá khứ. Có lẽ, đây là nơi mà dấu ấn của bức tường một thuở được giới thiệu một cách rộng rãi và đại chúng nhất với du khách.
Đã trở thành một hình ảnh gần như không thể thiếu được của khu vực này, từ 17 năm nay, một nhóm nghệ sĩ thuộc nhóm “Dance Factory” luôn “hành nghề” tại đây trong quân phục thời xưa của lính Mỹ. Du khách có thể chụp ảnh cùng họ, và cũng có thể yêu cầu họ “đóng triện” vào hộ chiếu.
Theo tờ báo Đức “Bild”, nhóm nghệ sĩ có thể kiếm được tới 5.000 Euro hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, trên nguyên tắc họ chỉ có thể nhận tiền nếu du khách tự nguyện trả, chứ không có quyền đòi hỏi (với giá 4 Euro/ảnh) trước những du khách không hề biết là họ không bắt buộc phải trả.
Tom Luszeit, người đứng đầu “Dance Factory” phủ nhận cáo buộc này và khẳng định, 10 thành viên của nhóm chỉ nhận tiền trên cơ sở tự nguyện, còn nếu cần họ cung cấp “dịch vụ trả tiền” thì đương nhiên phải “xin phép riêng” họ. “Cùng lắm chúng tôi kiếm 700 Euro/ ngày thôi, mà còn đóng thuế nữa”.
Luszeit cho hay, ông phải sa thải 6 nhân viên vì sự cấm đoán này. Theo ông, đây khả năng là sự hiểu nhầm vì khi du khách hỏi phải trả bao nhiêu tiền cho một tấm ảnh, các nghệ sĩ thường giơ một tấm biển bằng nhiều thứ tiếng, theo đó, “phí đóng góp” nên là 3 Euro/tấm nhưng không bắt buộc.
Cảnh sát Đức thì cho rằng mọi sự không đơn giản như vậy: nhiều điều tra viên vận thường phục đã lắm lần kiểm tra và nhận thấy rằng nhóm diễn viên giả lính tại Checkpoint Charlie không chỉ đòi miệng tối thiểu 4 Euro cho một tấm ảnh, mà còn văng tục, sỉ vả những du khách nào không chịu trả.
Dịch vụ của “Dance Factory” chỉ có thể gắn liền với việc trả phí bắt buộc nếu nhóm này có giấy phép riêng, tuy nhiên theo Phát ngôn viên của Quận, bà Stefanie Kunze, các nghệ sĩ “lính rởm” này hoàn toàn không hề có bất cứ giấy phép gì cho việc “biểu diễn” tại địa điểm lịch sử từ bấy tới nay!
Nguồn tin của “Lonely Planet” cho biết, đại diện của nhóm nghệ sĩ kể trên muốn phản đối lệnh cấm. Nhiều người cho rằng, việc chính quyền Đức cho “trục xuất” những lính Mỹ giả khỏi Checkpoint Charlie ngay trước kỷ niệm 30 năm bức tường sụp đổ, là để hậu thế tôn trọng hơn di tích lịch sử này...