“Quốc ca” của Hungary: BÀI THƠ VÀ BẢN NHẠC BẤT HỦ
- Thứ ba - 08/09/2020 01:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chuộc tội rồi, dân tộc này đổi khác - Trong ngày xưa và sắp tới mai sau!” (Megbűnhődte már e nép - A múltat s jövendőt!).
Lời Tòa soạn: “Hymnus, a’ Magyar nép zivataros századaiból” (tạm dịch: Ngợi ca Quê hương - Từ những thế kỷ dông bão của dân tộc Hung), thi phẩm vĩ đại nhất trong sự nghiệp sáng tác của Kölcsey Ferenc - nhà thơ lớn của phong trào Lãng mạn Hungary đầu thế kỷ 19 - chiếm một vị trí rất đặc biệt trong nền văn hóa Hung: khổ thơ đầu gồm 8 câu của bài thơ này đã được phổ nhạc, và trở thành bản “Quốc ca” của Hungary từ hơn một thế kỷ nay.
Trầm hùng, u buồn và mang dáng dấp một bản Thánh ca, “Hymnus” (hay “Himnusz” theo cách viết hiện tại) đã cô đọng lại một cách thiên tài lịch sử dựng nước và giữ nước của Hungary, một dân tộc đến từ Châu Á xa xôi và chinh phục vùng lòng chảo Kárpát để lập quốc vào cuối thế kỷ thứ 9. Trong quá khứ của quốc gia này, những trang sử hào hùng xen lẫn nhiều thế kỷ bi thương vì bị các đế quốc Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo... dày xéo và đô hộ.
Là một tác phẩm lớn, đồng thời, “Hymnus” với văn phong cổ điển, chứa chở nhiều điển tích rất đặc thù của nền văn hóa và lịch sử Hungary, nên rất khó dịch. Có lẽ đó là lý do khiến cho tới nay, NCTG vẫn chưa được biết tới một bản dịch Việt ngữ nào của áng “hùng văn” này. Và điều vui mừng đối với tờ báo, là mới đây, chúng tôi đã nhận được một bản dịch kèm bài giới thiệu và phân tích hết sức công phu từ Việt Nam, của dịch giả Vũ Ngọc Cân.
PGS. TS., nhà giáo Vũ Ngọc Cân là nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đồng thời là dịch giả của nhiều tác phẩm dịch Hungary như “Cái chết của ông bác sĩ” (Fekete Gyula), “Tình yêu trong xanh” (dịch chung), “Những cậu con trai phố Pál” (Molnár Ferenc), “Dạ, thưa thày” (Karinthy Frigyes)... Đồng thời, ông cũng chuyển ngữ thành công nhiều đại diện lớn của nền thi ca Hungary như Petőfi Sándor, Vörösmarty Mihály, Arany János, Ady Endre, József Attila...
Trong một chia sẻ với NCTG, dịch giả Vũ Ngọc Cân từng tâm sự, dịch các tác phẩm văn học Hungary cũng chính là cách để ông “tri ân đất nước Hung thân yêu”. NCTG chân thành cám ơn, và xin giới thiệu đến quý độc giả bản dịch “Hymnus” đầu tiên bằng tiếng Việt, kèm phần biên khảo giá trị của PGS. TS. Vũ Ngọc Cân! (NCTG)
Trầm hùng, u buồn và mang dáng dấp một bản Thánh ca, “Hymnus” (hay “Himnusz” theo cách viết hiện tại) đã cô đọng lại một cách thiên tài lịch sử dựng nước và giữ nước của Hungary, một dân tộc đến từ Châu Á xa xôi và chinh phục vùng lòng chảo Kárpát để lập quốc vào cuối thế kỷ thứ 9. Trong quá khứ của quốc gia này, những trang sử hào hùng xen lẫn nhiều thế kỷ bi thương vì bị các đế quốc Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo... dày xéo và đô hộ.
Là một tác phẩm lớn, đồng thời, “Hymnus” với văn phong cổ điển, chứa chở nhiều điển tích rất đặc thù của nền văn hóa và lịch sử Hungary, nên rất khó dịch. Có lẽ đó là lý do khiến cho tới nay, NCTG vẫn chưa được biết tới một bản dịch Việt ngữ nào của áng “hùng văn” này. Và điều vui mừng đối với tờ báo, là mới đây, chúng tôi đã nhận được một bản dịch kèm bài giới thiệu và phân tích hết sức công phu từ Việt Nam, của dịch giả Vũ Ngọc Cân.
PGS. TS., nhà giáo Vũ Ngọc Cân là nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đồng thời là dịch giả của nhiều tác phẩm dịch Hungary như “Cái chết của ông bác sĩ” (Fekete Gyula), “Tình yêu trong xanh” (dịch chung), “Những cậu con trai phố Pál” (Molnár Ferenc), “Dạ, thưa thày” (Karinthy Frigyes)... Đồng thời, ông cũng chuyển ngữ thành công nhiều đại diện lớn của nền thi ca Hungary như Petőfi Sándor, Vörösmarty Mihály, Arany János, Ady Endre, József Attila...
Trong một chia sẻ với NCTG, dịch giả Vũ Ngọc Cân từng tâm sự, dịch các tác phẩm văn học Hungary cũng chính là cách để ông “tri ân đất nước Hung thân yêu”. NCTG chân thành cám ơn, và xin giới thiệu đến quý độc giả bản dịch “Hymnus” đầu tiên bằng tiếng Việt, kèm phần biên khảo giá trị của PGS. TS. Vũ Ngọc Cân! (NCTG)
Bản “Quốc ca” của Hungary hiện nay có nguồn gốc từ một thi phẩm kiệt xuất của một nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, một trong những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào Lãng mạn và Cải cách của Hungary thế kỷ 19: thi sĩ Kölcsey Ferenc (1790-1838).
Tác giả
Kölcsey Ferenc sinh ngày 8-8-1790 tại làng Sződemeter, tỉnh Szilágy (bây giờ thuộc vùng Erdély - Transilvania của Romania) trong một gia đình quý tộc. Đây là quê hương của mẹ ông, tên thời con gái là Bölöni Ágnes. Trước đó gia đình sở hữu nhiều tài sản, đất đai tại hai tỉnh Bihar và Szatmár. Năm 1796, không may bố ông - ông Kölcsey Péter qua đời để lại một lũ con cho người mẹ.
Thuở nhỏ, cậu bé Kölcsey bị đậu mùa, mắt phải bị mù.Từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành, ông có vóc người gầy gò, thường xuyên ốm yếu. Lên 6 tuổi là năm bố mất, ông bắt đầu đi học ở TP. Debrecen, trung tâm lịch sử, văn hóa nổi tiếng toàn quốc của tỉnh Bihar. Thời học sinh Kölcsey rất say mê Ngữ văn, đặc biệt là của Hy - La cổ đại, Pháp và Đức. Ông cũng đọc thông, viết thạo các thứ tiếng đó. Tài năng văn học của Kölcsey Ferenc phát lộ rõ rệt vào năm 16 tuổi, khi ông sáng tác nhiều thơ.
Sau khi tốt nghiệp trung học, ông vào học Luật và Triết học tại Debrecen, quen biết một số nhà thơ,nhà khoa học, tiêu biểu nhất là Kazinczy Ferenc (1759-1831) nhà thơ, dịch giả, nhà cách tân ngôn ngữ. Sau 13 năm học tập tại đây (kể cả thời gian đại học), 19 tuổi (năm 1809), ông chuyển lên Budapest thực tập về Luật.
Ở thủ đô Kölcsey quen biết thêm nhiều nhà văn hóa nổi tiếng khác, trong đó có Szemere Pál (1785-1861), nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học và cách tân ngôn ngữ, người sau này cùng với ông ủng hộ mạnh mẽ phong trào cải cách ngôn ngữ của Hungary thế kỷ 19. Năm 1812, từ Budapest ông trở về Álmosd (tỉnh Bihar) tiếp tục làm thơ, nghiên cứu văn học, cách tân ngôn ngữ bên cạnh công việc kinh doanh. Đến năm 1815, ông chuyển sang làng Cseke (tỉnh Szatmár) định cư cho đến khi qua đời.
Thời gian 1828-1829, Kölcsey bắt đầu tham gia hoạt động chính trị: đầu tiên là phó thư ký, rồi thư ký của Thị trưởng, đồng thời cũng là Đại biểu Quốc hội tỉnh này. Ông mất ngày 24-8-1838, hưởng thọ 48 tuổi, để lại cho đời 1 tập thơ, 1 tập truyện ngắn, 1 tập diễn văn chính trị, nhưng đáng trân trọng nhất là bài thơ nhan đề “Himnusz”.
“Về những thế kỷ dông bão của dân tộc Hungary”
Thi phẩm đặc biệt đó thuộc loại thánh ca, hay tụng ca, một thể loại thơ ca cổ (hymnus) có nguồn gốc Hy Lạp. Khi trở thành bài hát chung cho cả dân tộc thì được gọi là “Quốc ca” (nemzeti himnusz). Trước năm 1903 Hungary không có Quốc ca độc lập mà sử dụng Quốc ca Áo, còn trong những dịp tế lễ tôn giáo thì dùng các ca khúc của đạo Thiên chúa hay Cải cách làm bài ca chung cho cộng đồng.
Năm 1843, nhạc sĩ, Giám đốc Nhà hát Quốc gia lúc bấy giờ là Bartay András (1799-1854) đã khởi xướng một cuộc thi phổ nhạc một số bài thơ nổi tiếng để tìm kiếm một bản “Quốc ca” cho dân tộc. Bài thơ “Lời hịch” (Szózat) của nhà thơ Vörösmarty Mihály (1800-1855) được xem xét và đoạt giải nhất với phần nhạc của nhạc sĩ Egressy Béni (1814-1851). Tuy nhiên, Hội đồng Thẩm định chưa hài lòng. Năm sau, 1844, cuộc thi lại được tổ chức. Lúc này, nhạc sĩ, nhạc trưởng Erkel Ferenc (1810-1893) mới gửi tác phẩm đến cuộc thi cùng với 13 tác giả khác. Tương truyền ông đã sáng tác trước đó chỉ trong có một tiếng đồng hồ. Ngày 15-6 năm đó, nhạc phẩm phổ thơ của Kölcsey đã đoạt giải nhất một cách đầy thuyết phục.
Khoảng gần hai tháng sau, bài “Quốc ca” lần đầu tiên được long trọng vang lên trước quốc dân đồng bào tại buổi lễ hạ thủy con tàu mang tên Széchenyi của Nhà máy Đóng tàu Óbuda. Năm 1903, Quốc hội Hungary, một trong hai thành viên của Đế chế Áo-Hung (1867-1918) lựa chọn tác phẩm đó làm “Quốc ca” chính thức, nhưng chính quyền Áo không chấp nhận. Mặc dầu vậy, từ đó bản “Quốc ca” vẫn cứ vang lên trong các dịp lễ tết hay thể thao và các sự kiện văn hóa khác trên toàn quốc, cũng như trên thế giới.
Năm 1989, cùng với trào lưu chuyển đổi thể chế (rendszerváltás) ở vùng Trung - Đông Âu, Hungary cũng chuyển từ chế độ XHCN độc đảng thành một nước cộng hòa đa đảng. Sau khi chuyển đổi thành công thể chế quốc gia vào rạng sáng ngày 23-10-1989, Quốc hội Hungary trong bản Hiến pháp của nước này đã quyết định bài thơ của Kölcsey Ferenc do Erkel Ferenc phổ nhạc chính thức trở thành “Quốc ca”. Nước này cũng lấy ngày sáng tác của bài thơ (22-1) là Ngày Văn hóa Hungary hàng năm.
Bản kinh cầu cho đất nước và dân tộc
Vốn sinh trưởng trong một gia đình Thiên Chúa giáo, lại có hơn 10 năm theo học trường riêng dành cho các tín đồ đạo Cải cách, Kölcsey Ferenc có niềm tin mạnh mẽ, vững chắc vào Thượng đế (Đức Chúa trời), đồng thời ông cũng tôn thờ, sùng bái sâu sắc Đấng linh thiêng này.
Hơn thế nữa, ông còn cho rằng mỗi dân tộc có một số phận, một Thượng đế riêng coi sóc cho dân tộc mình. Do vậy, ông chọn hình thức thể hiện cho bài thơ của mình như một bản Kinh cầu của Thiên Chúa giáo. Tác giả với tư cách người đại diện cho dân chúng cầu khẩn tha thiết, chân thành đối với Thượng đế của người Hung, mong Thượng đế hãy phù hộ, độ trì cho dân tộc này, cho họ được tự do lao động sáng tạo, được sống bình yên, hạnh phúc.
Bài thơ gồm 8 khổ, mỗi khổ 8 dòng thơ đề cập đến những thế kỷ oanh liệt, hào hùng xen kẽ những đau thương, mất mát, buồn bã.
1. Khổ 1 và 8 chỉ khác nhau ở câu thơ mở đầu “hãy phù hộ…” và “hãy xót thương…”, tất cả đều có lý do nhất định.
2. Ở 6 khổ thơ giữa, tác giả nói cụ thể hơn về ba sự kiện vẻ vang của lịch sử dân tộc Hungary, đó là:
- Thời kỳ chinh phục đất nước của vua Hung Nô Attila, có ông tổ là thân phụ Bendeguz.
- Thời kỳ thành lập quốc gia, tồn tại của triều đại Árpád.
- Lịch sử vinh quang hùng mạnh trong thời kỳ vua Mátyás.
Từ khổ thứ 4 đến 6 là “Những thế kỷ dông bão” của lịch sử Hungary như phụ đề của bài thơ chỉ ra. Đó là:
- Sự xâm lược tàn phá của quân Mông Cổ (thường gọi là Tác-ta) - ở Hungary nói riêng vào năm 1241-1242 và Châu Âu nói chung trong thế kỷ 13.
- Sự đô hộ của Thổ Nhĩ Kỳ 1541-1686.
- Nỗi đau đớn thứ ba mà tác giả muốn đề cập là sự chia rẽ, bất hòa, thiếu sự đoàn kết dân tộc, trong nội bộ lãnh đạo đất nước trải qua nhiều năm.
3. Khổ 7 của bài thơ đề cập đến tình hình hiện tại khi mà Hungary vẫn phải chịu sự đô hộ của Đế quốc Áo (triều đại Habsburg).
“Không thể nào hay hơn”!
Nhạc sĩ Erkel Ferenc sáng tác nhạc điệu của “Quốc ca” theo điệu thức Mi giáng Trưởng, một điệu thức mang tính buồn bã, cảm thương, pha chút trầm hùng giống với một bài thánh ca tôn giáo. Những hạn chế đó đã khiến hình thành một luồng ý kiến chê bai, phê bình bản “Quốc ca” này, đặc biệt là dưới thời kỳ cộng sản.
Cụ thể là do quan điểm hữu thần xét về nội dung bài thơ, sự buồn bã, chậm chạp về nhạc điệu mà sau năm 1945, giới lãnh đạo cộng sản đã yêu cầu hai tác giả kiệt xuất lúc bấy giờ là nhà thơ IIlyés Gyula (1902-1983) và nhạc sĩ Kodály Zoltán (1882-1967) cùng nhau phải viết ra bản quốc ca mới mang tính “xã hội chủ nghĩa” cho Hungary. Tuy nhiên, một thời gian sau đó cả hai đều từ chối và công nhận không thể nào viết hay hơn được.
Cho đến năm 2018, bản “Quốc ca” của Hungary đã có hơn 30 bản dịch sang các thứ tiếng trên thế giới, nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì chưa có bản dịch tiếng Việt. Có lẽ hai lý do giải thích cho sự việc này: một là văn bản quá dài, hai là nội dung đề cập đến quá trình lịch sử dân tộc đến năm 1823, khi tác phẩm ra đời. Lịch sử quốc gia nào cũng có những sự việc, sự kiện riêng biệt cho quốc gia - dân tộc đó, cho nên rất khó chuyển đổi trực tiếp sang các thứ tiếng khác. Để dịch được và chú thích sang tiếng Việt, tôi đã dày công nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu để chú giải những sự kiện liên quan.
Sau đây, mời các bạn đọc bản dịch của tôi.
Tác giả
Kölcsey Ferenc sinh ngày 8-8-1790 tại làng Sződemeter, tỉnh Szilágy (bây giờ thuộc vùng Erdély - Transilvania của Romania) trong một gia đình quý tộc. Đây là quê hương của mẹ ông, tên thời con gái là Bölöni Ágnes. Trước đó gia đình sở hữu nhiều tài sản, đất đai tại hai tỉnh Bihar và Szatmár. Năm 1796, không may bố ông - ông Kölcsey Péter qua đời để lại một lũ con cho người mẹ.
Thuở nhỏ, cậu bé Kölcsey bị đậu mùa, mắt phải bị mù.Từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành, ông có vóc người gầy gò, thường xuyên ốm yếu. Lên 6 tuổi là năm bố mất, ông bắt đầu đi học ở TP. Debrecen, trung tâm lịch sử, văn hóa nổi tiếng toàn quốc của tỉnh Bihar. Thời học sinh Kölcsey rất say mê Ngữ văn, đặc biệt là của Hy - La cổ đại, Pháp và Đức. Ông cũng đọc thông, viết thạo các thứ tiếng đó. Tài năng văn học của Kölcsey Ferenc phát lộ rõ rệt vào năm 16 tuổi, khi ông sáng tác nhiều thơ.
Sau khi tốt nghiệp trung học, ông vào học Luật và Triết học tại Debrecen, quen biết một số nhà thơ,nhà khoa học, tiêu biểu nhất là Kazinczy Ferenc (1759-1831) nhà thơ, dịch giả, nhà cách tân ngôn ngữ. Sau 13 năm học tập tại đây (kể cả thời gian đại học), 19 tuổi (năm 1809), ông chuyển lên Budapest thực tập về Luật.
Ở thủ đô Kölcsey quen biết thêm nhiều nhà văn hóa nổi tiếng khác, trong đó có Szemere Pál (1785-1861), nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học và cách tân ngôn ngữ, người sau này cùng với ông ủng hộ mạnh mẽ phong trào cải cách ngôn ngữ của Hungary thế kỷ 19. Năm 1812, từ Budapest ông trở về Álmosd (tỉnh Bihar) tiếp tục làm thơ, nghiên cứu văn học, cách tân ngôn ngữ bên cạnh công việc kinh doanh. Đến năm 1815, ông chuyển sang làng Cseke (tỉnh Szatmár) định cư cho đến khi qua đời.
Thời gian 1828-1829, Kölcsey bắt đầu tham gia hoạt động chính trị: đầu tiên là phó thư ký, rồi thư ký của Thị trưởng, đồng thời cũng là Đại biểu Quốc hội tỉnh này. Ông mất ngày 24-8-1838, hưởng thọ 48 tuổi, để lại cho đời 1 tập thơ, 1 tập truyện ngắn, 1 tập diễn văn chính trị, nhưng đáng trân trọng nhất là bài thơ nhan đề “Himnusz”.
“Về những thế kỷ dông bão của dân tộc Hungary”
Thi phẩm đặc biệt đó thuộc loại thánh ca, hay tụng ca, một thể loại thơ ca cổ (hymnus) có nguồn gốc Hy Lạp. Khi trở thành bài hát chung cho cả dân tộc thì được gọi là “Quốc ca” (nemzeti himnusz). Trước năm 1903 Hungary không có Quốc ca độc lập mà sử dụng Quốc ca Áo, còn trong những dịp tế lễ tôn giáo thì dùng các ca khúc của đạo Thiên chúa hay Cải cách làm bài ca chung cho cộng đồng.
Năm 1843, nhạc sĩ, Giám đốc Nhà hát Quốc gia lúc bấy giờ là Bartay András (1799-1854) đã khởi xướng một cuộc thi phổ nhạc một số bài thơ nổi tiếng để tìm kiếm một bản “Quốc ca” cho dân tộc. Bài thơ “Lời hịch” (Szózat) của nhà thơ Vörösmarty Mihály (1800-1855) được xem xét và đoạt giải nhất với phần nhạc của nhạc sĩ Egressy Béni (1814-1851). Tuy nhiên, Hội đồng Thẩm định chưa hài lòng. Năm sau, 1844, cuộc thi lại được tổ chức. Lúc này, nhạc sĩ, nhạc trưởng Erkel Ferenc (1810-1893) mới gửi tác phẩm đến cuộc thi cùng với 13 tác giả khác. Tương truyền ông đã sáng tác trước đó chỉ trong có một tiếng đồng hồ. Ngày 15-6 năm đó, nhạc phẩm phổ thơ của Kölcsey đã đoạt giải nhất một cách đầy thuyết phục.
Khoảng gần hai tháng sau, bài “Quốc ca” lần đầu tiên được long trọng vang lên trước quốc dân đồng bào tại buổi lễ hạ thủy con tàu mang tên Széchenyi của Nhà máy Đóng tàu Óbuda. Năm 1903, Quốc hội Hungary, một trong hai thành viên của Đế chế Áo-Hung (1867-1918) lựa chọn tác phẩm đó làm “Quốc ca” chính thức, nhưng chính quyền Áo không chấp nhận. Mặc dầu vậy, từ đó bản “Quốc ca” vẫn cứ vang lên trong các dịp lễ tết hay thể thao và các sự kiện văn hóa khác trên toàn quốc, cũng như trên thế giới.
Năm 1989, cùng với trào lưu chuyển đổi thể chế (rendszerváltás) ở vùng Trung - Đông Âu, Hungary cũng chuyển từ chế độ XHCN độc đảng thành một nước cộng hòa đa đảng. Sau khi chuyển đổi thành công thể chế quốc gia vào rạng sáng ngày 23-10-1989, Quốc hội Hungary trong bản Hiến pháp của nước này đã quyết định bài thơ của Kölcsey Ferenc do Erkel Ferenc phổ nhạc chính thức trở thành “Quốc ca”. Nước này cũng lấy ngày sáng tác của bài thơ (22-1) là Ngày Văn hóa Hungary hàng năm.
Bản kinh cầu cho đất nước và dân tộc
Vốn sinh trưởng trong một gia đình Thiên Chúa giáo, lại có hơn 10 năm theo học trường riêng dành cho các tín đồ đạo Cải cách, Kölcsey Ferenc có niềm tin mạnh mẽ, vững chắc vào Thượng đế (Đức Chúa trời), đồng thời ông cũng tôn thờ, sùng bái sâu sắc Đấng linh thiêng này.
Hơn thế nữa, ông còn cho rằng mỗi dân tộc có một số phận, một Thượng đế riêng coi sóc cho dân tộc mình. Do vậy, ông chọn hình thức thể hiện cho bài thơ của mình như một bản Kinh cầu của Thiên Chúa giáo. Tác giả với tư cách người đại diện cho dân chúng cầu khẩn tha thiết, chân thành đối với Thượng đế của người Hung, mong Thượng đế hãy phù hộ, độ trì cho dân tộc này, cho họ được tự do lao động sáng tạo, được sống bình yên, hạnh phúc.
Bài thơ gồm 8 khổ, mỗi khổ 8 dòng thơ đề cập đến những thế kỷ oanh liệt, hào hùng xen kẽ những đau thương, mất mát, buồn bã.
1. Khổ 1 và 8 chỉ khác nhau ở câu thơ mở đầu “hãy phù hộ…” và “hãy xót thương…”, tất cả đều có lý do nhất định.
2. Ở 6 khổ thơ giữa, tác giả nói cụ thể hơn về ba sự kiện vẻ vang của lịch sử dân tộc Hungary, đó là:
- Thời kỳ chinh phục đất nước của vua Hung Nô Attila, có ông tổ là thân phụ Bendeguz.
- Thời kỳ thành lập quốc gia, tồn tại của triều đại Árpád.
- Lịch sử vinh quang hùng mạnh trong thời kỳ vua Mátyás.
Từ khổ thứ 4 đến 6 là “Những thế kỷ dông bão” của lịch sử Hungary như phụ đề của bài thơ chỉ ra. Đó là:
- Sự xâm lược tàn phá của quân Mông Cổ (thường gọi là Tác-ta) - ở Hungary nói riêng vào năm 1241-1242 và Châu Âu nói chung trong thế kỷ 13.
- Sự đô hộ của Thổ Nhĩ Kỳ 1541-1686.
- Nỗi đau đớn thứ ba mà tác giả muốn đề cập là sự chia rẽ, bất hòa, thiếu sự đoàn kết dân tộc, trong nội bộ lãnh đạo đất nước trải qua nhiều năm.
3. Khổ 7 của bài thơ đề cập đến tình hình hiện tại khi mà Hungary vẫn phải chịu sự đô hộ của Đế quốc Áo (triều đại Habsburg).
“Không thể nào hay hơn”!
Nhạc sĩ Erkel Ferenc sáng tác nhạc điệu của “Quốc ca” theo điệu thức Mi giáng Trưởng, một điệu thức mang tính buồn bã, cảm thương, pha chút trầm hùng giống với một bài thánh ca tôn giáo. Những hạn chế đó đã khiến hình thành một luồng ý kiến chê bai, phê bình bản “Quốc ca” này, đặc biệt là dưới thời kỳ cộng sản.
Cụ thể là do quan điểm hữu thần xét về nội dung bài thơ, sự buồn bã, chậm chạp về nhạc điệu mà sau năm 1945, giới lãnh đạo cộng sản đã yêu cầu hai tác giả kiệt xuất lúc bấy giờ là nhà thơ IIlyés Gyula (1902-1983) và nhạc sĩ Kodály Zoltán (1882-1967) cùng nhau phải viết ra bản quốc ca mới mang tính “xã hội chủ nghĩa” cho Hungary. Tuy nhiên, một thời gian sau đó cả hai đều từ chối và công nhận không thể nào viết hay hơn được.
Cho đến năm 2018, bản “Quốc ca” của Hungary đã có hơn 30 bản dịch sang các thứ tiếng trên thế giới, nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì chưa có bản dịch tiếng Việt. Có lẽ hai lý do giải thích cho sự việc này: một là văn bản quá dài, hai là nội dung đề cập đến quá trình lịch sử dân tộc đến năm 1823, khi tác phẩm ra đời. Lịch sử quốc gia nào cũng có những sự việc, sự kiện riêng biệt cho quốc gia - dân tộc đó, cho nên rất khó chuyển đổi trực tiếp sang các thứ tiếng khác. Để dịch được và chú thích sang tiếng Việt, tôi đã dày công nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu để chú giải những sự kiện liên quan.
Sau đây, mời các bạn đọc bản dịch của tôi.
QUỐC CA
(Về những thế kỷ dông bão của dân tộc Hungary)
Thượng đế hỡi, hãy phù hộ người Hung
Bằng sự an vui, bằng niềm sung túc
Hãy chìa cánh tay độ trì trợ giúp
Khi họ đấu tranh chống lại kẻ thù
Số phận trái ngang làm đời họ âm u
Ngài hãy đem về những tháng năm vui vẻ
Dân tộc này đã nhiều lần bị Ngài trừng trị
Trong quá khứ và cả tương lai.
Dòng máu Bendegúz (1) chẳng quản chông gai
Vượt Kárpát đỉnh thiêng sang Châu Âu đi tiếp
Lựa chọn vùng đất đẹp xinh này làm Tổ quốc
Cho những đời sau được sống yên lành
Những ngầu bọt Tisza, Duna (2) sôi sục đấu tranh
Nổi sóng nơi nơi hai con sông hùng vĩ
Để cháu con Árpád (3) kiên cường bao thế kỷ
Được vẻ vang, hưng thịnh suốt bao đời.
Ngài hãy làm đất nước Hung rạng ngời
Để những cánh đồng Kunság (4) mỡ màu bát ngát
Cho những bông lúa chín vàng trĩu hạt
Ngài đã chắt chiu bao mật ngọt thơm tho
Rượu Tokaj tỏa hương trên những ruộng nho
Giặc Thổ (5) xây thành Ngài cắm cờ đuổi quân ác quỷ
Bắt thành Viên kiêu ngạo phải kêu tên rền rĩ
Đội quân căm hờn của vua Mátyás (6) anh minh.
Vì tội lỗi chúng ta ngày một dày lên
Trong ngực Ngài chứa đầy cơn thịnh nộ
Tiếng sấm kinh hoàng từ đám mây đen bùng nổ
Ngài giáng xuống đầu dân chúng lầm than
Mũi tên Nguyên Mông (7) tàn phá tan hoang
Ngài cho bay trên đầu không tiếc thương chút ít
Ách Thổ nặng nề đè lên vai uất ức
Nước Hung thản nhiên chuốc nhục nhã ê chề.
Nhiều lần Ngài ngân bài ca chiến thắng đê mê
Trên môi dân Ottoman (7) dữ dằn gớm ghíêc
Trên những đống xương quân ta bị giết
Tán loạn chạy đi thây chết chất chồng
Bao nhiêu lần con trai Mẹ tấn công
Vào ngực mẹ, ôi đẹp xinh Tổ quốc!
Bào thai Mẹ đớn đau, tan nát
Thành lọ xương tro thê thảm khôn cùng.
Kẻ bị săn đuổi trốn lủi núi rừng
Trong hang vẫn bị gươm đuổi theo kề cổ
Nhìn khắp nơi đất nước toàn đau khổ
Tan tác như đàn chim mất tổ về đâu?
Trèo lên đỉnh núi, chui vào thung lũng hang sâu
Cũng chỉ thấy nghi ngờ, tủi hổ
Lênh láng cánh đồng dưới chân máu đổ
Bên trên đầu là biển lửa bao la.
Lâu đài trước đây, giờ đống đá trơ ra
Niềm vui, phấn chấn bay đi tứ phía
Tiếng kêu than, gầm gào khóc lóc
Máu những người chết oan khuất dâng lên
Sao không nở hoa đi, hỡi Tự do thiêng liêng
Đất nước này không ấm no hạnh phúc
Đời nô lệ cứ tràn trề nước mắt
Những kẻ mồ côi rừng rực căm hờn!
Hỡi Thượng đế, hỡi người Hung xót thương
Chịu biết bao khôn lường thảm họa
Diệt kẻ bất lương, Ngài hãy giang tay cứu độ
Để họ vượt qua biển chồng chất đau thương
Cứ xâu xé mãi sao hỡi số phận trái ngang
Ngài hãy mang về thật tươi vui thời khắc
Chuộc tội rồi, dân tộc này đổi khác
Trong ngày xưa và sắp tới mai sau!
(Cseke, 22-1-1823)
(Về những thế kỷ dông bão của dân tộc Hungary)
Thượng đế hỡi, hãy phù hộ người Hung
Bằng sự an vui, bằng niềm sung túc
Hãy chìa cánh tay độ trì trợ giúp
Khi họ đấu tranh chống lại kẻ thù
Số phận trái ngang làm đời họ âm u
Ngài hãy đem về những tháng năm vui vẻ
Dân tộc này đã nhiều lần bị Ngài trừng trị
Trong quá khứ và cả tương lai.
Dòng máu Bendegúz (1) chẳng quản chông gai
Vượt Kárpát đỉnh thiêng sang Châu Âu đi tiếp
Lựa chọn vùng đất đẹp xinh này làm Tổ quốc
Cho những đời sau được sống yên lành
Những ngầu bọt Tisza, Duna (2) sôi sục đấu tranh
Nổi sóng nơi nơi hai con sông hùng vĩ
Để cháu con Árpád (3) kiên cường bao thế kỷ
Được vẻ vang, hưng thịnh suốt bao đời.
Ngài hãy làm đất nước Hung rạng ngời
Để những cánh đồng Kunság (4) mỡ màu bát ngát
Cho những bông lúa chín vàng trĩu hạt
Ngài đã chắt chiu bao mật ngọt thơm tho
Rượu Tokaj tỏa hương trên những ruộng nho
Giặc Thổ (5) xây thành Ngài cắm cờ đuổi quân ác quỷ
Bắt thành Viên kiêu ngạo phải kêu tên rền rĩ
Đội quân căm hờn của vua Mátyás (6) anh minh.
Vì tội lỗi chúng ta ngày một dày lên
Trong ngực Ngài chứa đầy cơn thịnh nộ
Tiếng sấm kinh hoàng từ đám mây đen bùng nổ
Ngài giáng xuống đầu dân chúng lầm than
Mũi tên Nguyên Mông (7) tàn phá tan hoang
Ngài cho bay trên đầu không tiếc thương chút ít
Ách Thổ nặng nề đè lên vai uất ức
Nước Hung thản nhiên chuốc nhục nhã ê chề.
Nhiều lần Ngài ngân bài ca chiến thắng đê mê
Trên môi dân Ottoman (7) dữ dằn gớm ghíêc
Trên những đống xương quân ta bị giết
Tán loạn chạy đi thây chết chất chồng
Bao nhiêu lần con trai Mẹ tấn công
Vào ngực mẹ, ôi đẹp xinh Tổ quốc!
Bào thai Mẹ đớn đau, tan nát
Thành lọ xương tro thê thảm khôn cùng.
Kẻ bị săn đuổi trốn lủi núi rừng
Trong hang vẫn bị gươm đuổi theo kề cổ
Nhìn khắp nơi đất nước toàn đau khổ
Tan tác như đàn chim mất tổ về đâu?
Trèo lên đỉnh núi, chui vào thung lũng hang sâu
Cũng chỉ thấy nghi ngờ, tủi hổ
Lênh láng cánh đồng dưới chân máu đổ
Bên trên đầu là biển lửa bao la.
Lâu đài trước đây, giờ đống đá trơ ra
Niềm vui, phấn chấn bay đi tứ phía
Tiếng kêu than, gầm gào khóc lóc
Máu những người chết oan khuất dâng lên
Sao không nở hoa đi, hỡi Tự do thiêng liêng
Đất nước này không ấm no hạnh phúc
Đời nô lệ cứ tràn trề nước mắt
Những kẻ mồ côi rừng rực căm hờn!
Hỡi Thượng đế, hỡi người Hung xót thương
Chịu biết bao khôn lường thảm họa
Diệt kẻ bất lương, Ngài hãy giang tay cứu độ
Để họ vượt qua biển chồng chất đau thương
Cứ xâu xé mãi sao hỡi số phận trái ngang
Ngài hãy mang về thật tươi vui thời khắc
Chuộc tội rồi, dân tộc này đổi khác
Trong ngày xưa và sắp tới mai sau!
(Cseke, 22-1-1823)
Ghi chú (của người dịch):
(1) Theo truyền thuyết, Bendegúz là thân phụ sinh ra vua Hung Nô Attila (khoảng 410-453 CN) vốn từ Miền Đông Châu Á di cư sang Châu Âu, rồi định cư tại vùng lòng chảo Kárpát, mở đầu thời kỳ Chinh phục đất nước quốc (honfoglalás) trong lịch sử Hungary.
(2) Duna, Tisza là 2 con sông lớn nhất của Hungary, tượng trưng cho toàn quốc.
(3) Árpád (845-907), một trong 7 thủ lĩnh của các bộ lạc người Hung cổ đại có công tập hợp các bộ lạc khác đánh chiếm trung tâm vùng đất hiện nay (tức là lãnh thổ trước năm 1920 của Vương quốc Hungary). Hậu duệ của ông, István Đệ nhất (Szent István) đăng quang cuối năm 1000, triều đại Árpád (1000-1301) - triều đại quân chủ đầu tiên trong lịch sử Vương quốc Hungary.
(4) Kunság là nơi sinh sống của người Kun, vốn là tộc người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Thế kỷ 11, từ châu Á họ sang Châu Âu quấy rối các tộc người Nga, Hungary, Ba Lan... Thế kỷ 13, giặc Tác-ta tức Mông Cổ đánh tan tác các bộ tộc đó. Một lý do khác là vào các năm 1241-1242, quân Mông Cổ càn quét, giết chết nhiều người Hung. Do vậy vua Béla Đệ tứ (1206-1270) cho phép những người Kun sống sót tập trung lại, định cư ở vùng phía Đông đất nước và đặt tên là vùng Kunság, trong đó chủ yếu là đồng bằng trồng lúa mì và vùng đồi núi Đông Bắc tức vùng Tokaj trồng và sản xuất ra loại rượu vang cùng tên, được coi là “vương tửu, tửu vương” rất nổi tiếng trên thế giới.
5) Giặc Thổ (cũng gọi Ottoman) đô hộ Hungary hơn 150 năm (1541-1686). Mở đầu thời kỳ này là cuộc bại trận thảm hại của giới phong kiến, quý tộc Hungary ở Mohács năm 1526. Trong trận chiến này, Vương quốc Hungary của Vua Lajos Đệ nhị bị quân của Quốc vương Suleiman Đệ nhất của Đế quốc Ottoman đánh bại hoàn toàn, tạo nên một chương đen tối nhất trong lịch sử Hungary. Tuy nhiên mãi từ sau năm 1541, khi người Ottoman chinh phục được kinh đô Buda, Hungary mới chính thức bị Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ. Sau đó, Hungary lại bị triều đại Áo Habsburg cai trị, mãi đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918) mới tách ra được.
(6) Vua Mátyás (1443-1490) trị vì Hungary thời kỳ 1458-1490, có công to lớn trong việc biến Hungary thành một vương quốc hùng cường ở Châu Âu. Do Hoàng đế của Đế chế Đức - La Mã Friedrich Đệ tam (người Áo) chiếm giữ Vương miện Thiêng liêng (Szent Korona) của Hungary, nên nhà vua đã đưa đội quân tinh nhuệ khét tiếng (đời sau mệnh danh là “Đội quân Đen”) sang đánh chiếm thành Vienna. Friedrich Đệ tam đầu hàng và phải trả lại Vương miện cho Hungary.
(7) Đế quốc Mông Cổ là tộc người Châu Á, rất giỏi bắn cung, cưỡi ngựa. Thế kỷ 13, một đạo quân lớn của họ tới Châu Âu xâm lăng, cướp phá… tại nhiều nước, trong đó có Vương quốc Hungary khi đó đã có gần 350 năm tồn tại. Mông Cổ xâm lược Hungary hai lần: lần đầu vào năm 1241-1242, lần hai năm 1285. Quân Mông Cổ tàn phá, cướp bóc và giết chết rất nhiều người, sử sách Hungary gọi các chiến dịch quân sự đó bằng cái tên “Tatárjárás” (Cuộc càn quét của quân Tác-ta).
Nguyên tác:
HIMNUSZ
(A magyar nép zivataros századaiból)
HIMNUSZ
(A magyar nép zivataros századaiból)
Isten, áldd meg a magyart
Jó kedvvel, bőséggel,
Nyújts feléje védő kart,
Ha küzd ellenséggel;
Bal sors akit régen tép,
Hozz rá víg esztendőt,
Megbűnhődte már e nép
A múltat s jövendőt!
Őseinket felhozád
Kárpát szent bércére,
Általad nyert szép hazát
Bendegúznak vére.
S merre zúgnak habjai
Tiszának, Dunának,
Árpád hős magzatjai
Felvirágozának.
Jó kedvvel, bőséggel,
Nyújts feléje védő kart,
Ha küzd ellenséggel;
Bal sors akit régen tép,
Hozz rá víg esztendőt,
Megbűnhődte már e nép
A múltat s jövendőt!
Őseinket felhozád
Kárpát szent bércére,
Általad nyert szép hazát
Bendegúznak vére.
S merre zúgnak habjai
Tiszának, Dunának,
Árpád hős magzatjai
Felvirágozának.
Értünk Kunság mezein
Ért kalászt lengettél,
Tokaj szőlővesszein
Nektárt csepegtettél.
Zászlónk gyakran plántálád
Vad török sáncára,
S nyögte Mátyás bús hadát
Bécsnek büszke vára.
Hajh, de bűneink miatt
Gyúlt harag kebledben,
S elsújtád villámidat
Dörgő fellegedben,
Most rabló mongol nyilát
Zúgattad felettünk,
Majd töröktől rabigát
Vállainkra vettünk.
Hányszor zengett ajkain
Ozmán vad népének
Vert hadunk csonthalmain
Győzedelmi ének!
Hányszor támadt tenfiad
Szép hazám, kebledre,
S lettél magzatod miatt
Magzatod hamvvedre!
Bújt az üldözött s felé
Kard nyúl barlangjában,
Szerte nézett s nem lelé
Honját a hazában,
Bércre hág és völgybe száll,
Bú s kétség mellette,
Vérözön lábainál,
S lángtenger felette.
Vár állott, most kőhalom,
Kedv s öröm röpkedtek,
Halálhörgés, siralom
Zajlik már helyettek.
S ah, szabadság nem virúl
A holtnak véréből,
Kínzó rabság könnye hull
Árvánk hő szeméből!
Szánd meg Isten a magyart
Kit vészek hányának,
Nyújts feléje védő kart
Tengerén kínjának.
Balsors akit régen tép,
Hozz rá víg esztendőt,
Megbűnhődte már e nép
A múltat s jövendőt!
(Cseke, 1823. január 22.)
Ért kalászt lengettél,
Tokaj szőlővesszein
Nektárt csepegtettél.
Zászlónk gyakran plántálád
Vad török sáncára,
S nyögte Mátyás bús hadát
Bécsnek büszke vára.
Hajh, de bűneink miatt
Gyúlt harag kebledben,
S elsújtád villámidat
Dörgő fellegedben,
Most rabló mongol nyilát
Zúgattad felettünk,
Majd töröktől rabigát
Vállainkra vettünk.
Hányszor zengett ajkain
Ozmán vad népének
Vert hadunk csonthalmain
Győzedelmi ének!
Hányszor támadt tenfiad
Szép hazám, kebledre,
S lettél magzatod miatt
Magzatod hamvvedre!
Bújt az üldözött s felé
Kard nyúl barlangjában,
Szerte nézett s nem lelé
Honját a hazában,
Bércre hág és völgybe száll,
Bú s kétség mellette,
Vérözön lábainál,
S lángtenger felette.
Vár állott, most kőhalom,
Kedv s öröm röpkedtek,
Halálhörgés, siralom
Zajlik már helyettek.
S ah, szabadság nem virúl
A holtnak véréből,
Kínzó rabság könnye hull
Árvánk hő szeméből!
Szánd meg Isten a magyart
Kit vészek hányának,
Nyújts feléje védő kart
Tengerén kínjának.
Balsors akit régen tép,
Hozz rá víg esztendőt,
Megbűnhődte már e nép
A múltat s jövendőt!
(Cseke, 1823. január 22.)