Nhịp Cầu Thế Giới Online

http://nhipcauthegioi.hu


“MỘ ĐỊA ĐÂY LỚN NHẤT CẢ HOÀN CẦU...”

(NCTG) “Xin hãy thề một lời thiêng liêng, thưa các vị, rằng ta sẽ hiến dâng tất cả mọi lo nghĩ của đời ta để mưu đồ gây dựng lại đất nước. Chừng nào quân Thổ còn chiếm một tấc đất của tổ tiên, chúng ta còn chưa ngủ trên nệm gối!”.
Nơi yên nghỉ của nhà văn Gárdonyi Géza, người góp phần khiến "Những ngôi sao Eger" (Egri csillagok) luôn rạng ngời - Ảnh: Trần Lê (NCTG)
Báu vật chính của mọi quốc gia là ngôn ngữ của nó. Bất cứ cái gì mất đi bạn còn có thể lấy lại được, nhưng nếu đánh mất ngôn ngữ của bạn thì Ông Trời cũng không bao giờ cho lại được” (1) là lời của văn hào Gárdonyi Géza (1863-1922), người mà nước Hung vừa trọng thể kỷ niệm 160 năm ngày sinh vào hôm nay, ngày 3/8/2023.

Tác giả “Những ngôi sao Eger” (Egri csillagok) - một tác phẩm mà có lẽ bất cứ ai có liên quan tới Hungary đều phải tìm đọc - còn một danh ngôn nữa, ngắn hơn và có thể dễ nắm bắt hơn, về tình cảm ái quốc. “Tổ quốc không phải thứ để bán, dù bao nhiêu tiền đi nữa!” (2), cảnh báo của ông chắc hẳn khiến không ít kẻ phải giật mình.

Trích đoạn sau đây của tác phẩm “Những ngôi sao Eger” với bản dịch “thần sầu” của Lê Xuân Giang, dịch giả kỳ cựu của văn học Hungary tại Việt Nam - người từng được nhận Huân chương Chữ thập Vàng của Cộng hòa Hungary, một trong những phần thưởng cao quý của Nhà nước Hung - là nén hương tưởng nhớ nhà văn lớn.

Ghi chú:

(1) “Minden nemzetnek fő kincse a nyelve. Bármit elveszthet, visszaszerezheti, de ha a nyelvét elveszti, Isten se adja vissza többé”.

(2) “A haza nem eladó semmi pénzért!”.
 
Thành Eger - Ảnh: Trần Lê (NCTG)
Thành Eger - Ảnh: Trần Lê (NCTG)

Bữa tối đã xong. Chỉ những cốc bạc còn lại ở trên bàn.

- Nào, các con ơi, đến chào các bác đi rồi vào với mẹ - Török Bálint bảo các con.

- Thế bác Sebők không hát ư? - Cậu bé Feri hỏi bố.

Nghe thấy thế, một người có khuôn mặt hiền từ, hơi nhiều râu đang ngồi bên bàn bỗng cựa mình. Ông nhìn tướng Bálint. Zrínyi cũng lên tiếng với cái nhìn ấm áp.

- Phải đấy, bác Tinódi tốt bụng ạ. Bác hát cho chúng tôi nghe một cái gì hay hay đi.

Tinódi Sebestyén đứng dậy đi về phía góc phòng lấy cây đàn Koboz. Tướng Bálint bảo các con:

- Được rồi, các con có thể nghe hết một bài, nhưng sau đó ta sẽ thổi kèn ngủ đấy nhé.

Tinódi đẩy lùi ghế ra phía sau một chút và lướt những ngón tay trên năm dây đàn Koboz.

- Tôi hát bài gì bây giờ?

- Bài gì mới nhất ấy, bài mà bác vừa làm xong tuần trước ấy.

- Bài Mohács ấy à?

- Bài ấy, nếu các vị khách của ta không có ý muốn gì khác.

- Không, không. - Các vị khách đều nói. - Cứ cho chúng tôi nghe bài hát mới nhất.

Gian phòng im lặng. Các gia nhân gạt tàn những cây nến trên bàn rồi ngồi vào xó cửa. Tinódi dạo thử các dây đàn một lần nữa. Bác tợp thêm một ngụm rượu trong cái cốc bạc để trước mặt rồi bắt đầu bài ca với một giọng nam trầm dịu dàng:
 
Tôi hát khúc sầu tang của nước Hung
Khóc cánh đồng đẫm máu trận Mohács 
Bao vạn đời trai lìa rơi tan nát
Và đau buồn, dân tộc mất quân vương.

Trong tiếng hát của bác có một cái gì khác thường. Nó giống lời kể chuyện hơn là hát. Đôi khi bác hát hết cả một câu, còn câu sau đó bác chỉ đọc và nhường âm điệu cho cây đàn. Đôi khi bác chỉ hát mấy chữ sau cùng của câu thơ cuối đoạn.

Trong lúc hát, đôi mắt bác đắm chìm vào khoảng không, hình như bác chỉ còn biết đến mỗi mình bác ở trong phòng và chỉ hát cho mình bác.

Những câu thơ mộc mạc của bác, như mục sư Gábor đã có lần nhận xét, tuy người khác đọc thì thấy trúc trắc và không nghệ thuật lắm, nhưng trên môi bác chúng ngân lên tuyệt hay, rung động cả lòng người. Mỗi tiếng nở ra trên môi bác đều mang ý nghĩa đầy hình tượng. Nếu bác ngâm: tang tóc tức thì tất cả đều tối sầm trước mắt người nghe. Khi bác đọc: chiến đấu, người ta thấy cảnh xô xát chém giết. Nếu bác nói: Thượng đế, tất cả mọi người đều cảm thấy ánh hào quang tỏa trên đầu.
 
“Bên Mohács, đồng không ai cắt cỏ - Mộ địa đây lớn nhất cả hoàn cầu; - Khăn liệm đó phủ lên toàn dân tộc… - Đất nước này còn sinh phục nữa đâu!” - Ảnh: Trần Lê (NCTG)
“Bên Mohács, đồng không ai cắt cỏ - Mộ địa đây lớn nhất cả hoàn cầu; - Khăn liệm đó phủ lên toàn dân tộc… - Đất nước này còn sinh phục nữa đâu!” - Ảnh: Trần Lê (NCTG)

Ngay từ đoạn thơ đầu, các vị khách đang tì khuỷu lên bàn đã lấy tay che mắt, mắt Török Bálint cũng rớm lệ. Ông đã từng chiến đấu ở Mohács bên cạnh nhà vua, giữa đội vệ binh. Chỉ có bốn nghìn người chứng kiến trận đánh còn sống sót và một cảm giác suy nhược, tiêu vong đã làm toàn thể nước Hung nản chí - khăn tang dường như chập chờn khắp trên đất nước.

Tinódi hát kể lại diễn biến của trận đánh và những người có mặt đều buồn rầu chăm chú lắng nghe. Khi đến những đoạn kể các hành động anh hùng, mắt họ sáng lên, những tên quen thuộc làm họ ứa lệ.

Cuối cùng Tinódi tới đoạn kết và tiếng hát của bác giống như một tiếng thở dài:
 
Bên Mohács, đồng không ai cắt cỏ,
Mộ địa đây lớn nhất cả hoàn cầu;
Khăn liệm đó phủ lên toàn dân tộc…
Đất nước này còn sinh phục nữa đâu!

- Còn sinh phục! - Zrínyi vỗ tay lên bao gươm, kêu lên, rồi ông giơ tay phải lên nói - Xin hãy thề một lời thiêng liêng, thưa các vị, rằng ta sẽ hiến dâng tất cả mọi lo nghĩ của đời ta để mưu đồ gây dựng lại đất nước. Chừng nào quân Thổ còn chiếm một tấc đất của tổ tiên, chúng ta còn chưa ngủ trên nệm gối!
 
(“Những ngôi sao Eger”, bản dịch của Lê Xuân Giang)
 
*

A vacsora véget ért. Csak az ezüstkupák maradtak az asztalon.

- No, most búcsúzzatok el a vendégektől, és eredjetek az anyátok szárnya alá - szólt a gyerekeknek Török Bálint.

- Hát Sebők bácsi nem énekel? - kérdezte a kis Feri.

Egy szelíd, kis, szőrös képű ember megmozdult erre az asztalnál. Bálint úrra nézett.

- Az ám, jó Tinódi - szólt meleg tekintettel Zrínyi -, énekelj nekünk valamit szépet.

Tinódi Sebestyén fölkelt, és a terem szögletéből kobozt emelt elő.

- Hát jó - szólt az apa -, egy éneket végighallgathattok, de aztán takarodót fújunk.

Tinódi valamivel hátrább tolta a székét, és végigfuttatta az ujjait a koboz öt húrján.

- Mit énekeljek? - kérdezte a gazdát.

- Hát a legújabbat, amit a múlt héten szerzettél.

- A mohácsit?

- Azt, ha ugyan a vendégeim mást nem kívánnak.

- Nem, nem - szóltak a vendégek. - Halljuk a legújabbat!

A terem elcsöndesült. A szolgák elkoppantották az asztalon álló viaszgyertyák hamvát, s az ajtózugba ültek. Tinódi még egyszer végigpöngette a húrjait. Egy kortyot ivott az előtte álló ezüstkupából, és mély, lágy férfihangon kezdte az énekét:
 
Siralmát éneklem most Magyarországnak: 
Vérrel ázott földjét mohácsi csatának; 
Mint hullt el sok ezre nemzet virágának, 
S lőn gyászos elveszte az ifjú királynak.

Valami különös volt az éneklése. Inkább elbeszélés volt az éneke, mint dalolás. Néha végigénekelt egy sort, a másikat csak szóval mondta el, a kobozra hagyva a dallamot. Néha csak az utolsó sor végét fogta énekhangra.

A szeme az éneklés alatt maga elé merült, s olybá tűnt fel az előadása, mintha csak magát tudná a teremben, s magának énekelne.

De az ő együgyű versei, mint Gábor pap egyszer megjegyezte, ha olvasva darabosak és minden művészet nélkül valók is, az ő ajkán szívet indítóan szépen hangzottak. A szavaknak más értelme kelt az ő ajkán. Ha ő azt mondta: gyász, akkor elsötétült minden a hallgatók szeme előtt. Ha azt mondta: harc, látták az öldöklő dulakodást. Ha azt mondta: Isten, a fején érezte mindenki az Isten fényességét.
 
Biểu tượng của lòng yêu nước Hungary - Ảnh: Trần Lê (NCTG)
Biểu tượng của lòng yêu nước Hungary - Ảnh: Trần Lê (NCTG)

A vendégek már az első versszaknál a szemükre tették a kezüket, amint az asztalnál könyököltek, s Török Bálint szeme is könnybe borult. A király mellett harcolt ő Mohácson, a király testőrei között. Négyezer szemtanúja élt még akkor a csatának, és az egész Magyarországot az erőtlenség, elveszettség érzete csüggesztette. Mintha gyászfátyol lebegett volna az egész országon!

Tinódi elénekelte a csata lefolyását, s a jelenlevők bús figyelemmel hallgatták. A hősi jeleneteknél felragyogott a szemük. Az ismerős neveket megkönnyezték.

Végül Tinódi a befejező vershez ért, és az éneke inkább sóhajtás volt, mint éneklés:
 
Mohács mellett van egy kaszálatlan mező, 
Az a világon a legnagyobb temető; 
Egy egész nemzetre terül ott szemfedő... 
Föl se támasztja tán az örök Teremtő!

- Föltámasztja! - kiáltott Zrínyi a kardjára csapva.

És a jobbját fölemelte:

- Szent esküvést, urak, hogy életünk minden gondolatát a haza föltámasztásának szenteljük! Hogy addig nem alszunk puha párnán, míg a török egy lábnyomot mondhat magáénak a haza földjéből!
 
(“Egri csillagok”, Gárdonyi Géza)

Tác giả bài viết: NCTG