HÓA RA “TÊN KHỦNG BỐ” CẦM LOA KÊU GỌI HÒA BÌNH
- Thứ hai - 21/09/2015 03:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Người đàn ông cầm loa hô hào bằng tiếng Anh và tiếng Ả Rập tại cửa khẩu Röszke khi xảy ra đụng độ giữa người tỵ nạn và cảnh sát Hung, và do đó bị chính quyền Hung quy là “khủng bố”, hóa ra lại kêu gọi đôi bên hòa hoãn, theo lời một nhà báo Slovakia.
Như đã biết, giới lãnh đạo Hung thi nhau “khoe” chiến tích bắt được khủng bố trong vụ xô xát tại biên giới Hungary - Serbia, và đó là một thanh niên cầm loa hò hét. Theo chính quyền Hung, đương sự đã chỉ huy cuộc tấn công một cách có tổ chức, vì người tỵ nạn đi đường sao lại cầm theo cả loa!
Tuy nhiên, theo một bài viết đăng trên một trang mạng Slovakia của Tímea Beck, một nhà báo gốc Hung, thì sự việc hoàn toàn ngược lại, chính anh này đã cầm loa hô hào mọi người bình tĩnh: “Chàng trai cầm loa ấy tên là Yasir, tôi bị giam cùng với cậu ấy sau khi chúng tôi bị bắt giữ.
Tôi nghe thấy anh ấy trấn an những người tỵ nạn đã không còn kiềm chế được, và bắt đầu nhào vào hàng rào một cách giận dữ. Yasir gào lên “hãy dừng lại đi”, và anh cũng đề nghị cảnh sát như vậy. Tất cả bao nhiêu người đều thấy, họ phải nhớ như thế. Vậy mà anh ấy bị giam và tình nghi khủng bố”.
Nữ ký giả này bị cảnh sát Hung đưa về đồn hôm 17-9, sau cuộc đụng độ với người tỵ nạn mà phía Hung đã dùng súng phun nước và hơi cay (nhiều nhà báo, phóng viên ngoại quốc đã bị hành hung, “vạ lây” khi tác nghiệp và tường thuật tại chỗ những sự kiện ngày hôm đó).
Trùng hợp với một số nguồn tin khác từ người tỵ nạn và một số nhà báo, Beck cũng kể lại rằng, cuộc ẩu đả tại cửa khẩu Röszke diễn ra vì người tỵ nạn nghe tin cảnh sát sẽ mở biên giới, nên tất cả đều tiến đến biên giới, đi đầu là phụ nữ và trẻ em để những người này có thể sang trước.
Có ký giả còn cho hay, người tỵ nạn hô vang “cám ơn Hungary!” vì họ nghĩ sẽ được nhập cảnh, nhưng rồi khi biết là mình nhầm thì một vài người đã không giữ được bình tĩnh và ném đá cảnh sát. Đáp lại, phía Hung lập tức dùng hơi cay và vòi rồng phun rất mạnh về phía đoàn người tỵ nạn.
Mọi việc trở nên náo loạn, phía tỵ nạn có một nhóm vài chục người đốt quần áo, lốp xe hơi... làm khói tỏa ra mù mịt, và cảnh sát Hung thì đáp trả rất dữ dội khiến rất nhiều phụ nữ và trẻ em khi đó đã lùi hẳn lại phía sau mà vẫn không tránh được, con số người bị thương lên tới vài trăm.
Sau đó, lãnh đạo Hung coi vụ đụng độ này là một “chương mới” trong vấn đề người tỵ nạn: trước đó họ chưa gây rối gì đáng kể, thì giờ họ đã “lộ chân tướng” một cách có tổ chức. Nhiều “công dân mạng” còn bình luận trên các mạng xã hội rằng, người tỵ nạn cố tình dùng trẻ em và phụ nữ làm “mộc sống” để thực hiện ý đồ của họ.
Tuy nhiên, theo một bài viết đăng trên một trang mạng Slovakia của Tímea Beck, một nhà báo gốc Hung, thì sự việc hoàn toàn ngược lại, chính anh này đã cầm loa hô hào mọi người bình tĩnh: “Chàng trai cầm loa ấy tên là Yasir, tôi bị giam cùng với cậu ấy sau khi chúng tôi bị bắt giữ.
Tôi nghe thấy anh ấy trấn an những người tỵ nạn đã không còn kiềm chế được, và bắt đầu nhào vào hàng rào một cách giận dữ. Yasir gào lên “hãy dừng lại đi”, và anh cũng đề nghị cảnh sát như vậy. Tất cả bao nhiêu người đều thấy, họ phải nhớ như thế. Vậy mà anh ấy bị giam và tình nghi khủng bố”.
Nữ ký giả này bị cảnh sát Hung đưa về đồn hôm 17-9, sau cuộc đụng độ với người tỵ nạn mà phía Hung đã dùng súng phun nước và hơi cay (nhiều nhà báo, phóng viên ngoại quốc đã bị hành hung, “vạ lây” khi tác nghiệp và tường thuật tại chỗ những sự kiện ngày hôm đó).
Trùng hợp với một số nguồn tin khác từ người tỵ nạn và một số nhà báo, Beck cũng kể lại rằng, cuộc ẩu đả tại cửa khẩu Röszke diễn ra vì người tỵ nạn nghe tin cảnh sát sẽ mở biên giới, nên tất cả đều tiến đến biên giới, đi đầu là phụ nữ và trẻ em để những người này có thể sang trước.
Có ký giả còn cho hay, người tỵ nạn hô vang “cám ơn Hungary!” vì họ nghĩ sẽ được nhập cảnh, nhưng rồi khi biết là mình nhầm thì một vài người đã không giữ được bình tĩnh và ném đá cảnh sát. Đáp lại, phía Hung lập tức dùng hơi cay và vòi rồng phun rất mạnh về phía đoàn người tỵ nạn.
Mọi việc trở nên náo loạn, phía tỵ nạn có một nhóm vài chục người đốt quần áo, lốp xe hơi... làm khói tỏa ra mù mịt, và cảnh sát Hung thì đáp trả rất dữ dội khiến rất nhiều phụ nữ và trẻ em khi đó đã lùi hẳn lại phía sau mà vẫn không tránh được, con số người bị thương lên tới vài trăm.
Sau đó, lãnh đạo Hung coi vụ đụng độ này là một “chương mới” trong vấn đề người tỵ nạn: trước đó họ chưa gây rối gì đáng kể, thì giờ họ đã “lộ chân tướng” một cách có tổ chức. Nhiều “công dân mạng” còn bình luận trên các mạng xã hội rằng, người tỵ nạn cố tình dùng trẻ em và phụ nữ làm “mộc sống” để thực hiện ý đồ của họ.