VENICE SẼ CÓ “PHÍ VÀO CỬA” TỪ NĂM TỚI?
- Thứ hai - 31/12/2018 08:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Từ năm 2019 trở đi, có thể những du khách muốn viếng thăm phố cổ Venice sẽ phải mua vé ngày, theo nguồn tin sơ bộ của các mạng Ý.
Mức phí tham quan này có thể lên tới 2,5-5 Euro, theo dự thảo ngân sách đang được bàn, và sẽ thay thế cho khoản thuế du lịch. Đương nhiên, đây sẽ là khoản doanh thu rất lớn cho đô thị được mệnh danh là “Nữ hoàng của biển Adriatic” này, nhưng chưa rõ khoản phí sẽ được thu theo dạng gì.
Như NCTG đã đưa tin, Venice - “thành phố của các kênh đào” được xem như điểm đến hàng đầu của khách du lịch tới nước Ý, với vô số cảnh quan ngoạn mục hiếm có được liệt vào danh mục Di sản Thế giới UNESCO năm 1987, thu hút tới ba chục triệu du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vương cung Thánh đường mang tên Thánh sử Mác-cô (Basilica di San Marco), Dinh Tổng trấn (Palazzo Ducale), Cầu Than thở (Ponte dei Sospiri), Kênh Lớn (Canal Grande), v.v... là những nơi vào những ngày cao điểm, có thể chật như nêm cối với trên dưới 130 ngàn khách tới du ngoạn.
Do đó, những năm gần đây, ban lãnh đạo và không ít cư dân Venice không giấu giếm ác cảm với lượng người tới thăm quá đông hàng năm. Venice rất lo khu phố cổ nổi tiếng - phần có lịch sử lâu đời của thành phố - sẽ bị “tàn phá” không chỉ bởi thời gian, mà bởi làn sóng du lịch ồ ạt và quá tải.
Vốn bất bình với những điều kiện sống từ lâu nay, cư dân và chính quyền địa phương còn rất phật ý với chuyện khách du lịch tới Venice... chi tiêu không đủ nhiều (ví dụ du khách Trung Cộng nhiều khi cứ... vác bánh mỳ kẹp sẵn từ nhà đi ăn, ít chịu tiêu tiền, ngủ đêm... trong thành phố).
Bên cạnh đó, tệ xả rác bừa bãi nơi công cộng, kéo vali làm hỏng đường sá lát đá... cũng hay bị Venice kêu ca. Do đó, vào năm 2014, giới chức Ý đã nghiêm túc nghĩ tới việc phải “đánh thuế” tất cả những ai không ngủ đêm tại đây, mà chỉ “du lịch trong ngày” như rất nhiều du khách vẫn làm.
Như NCTG đã đưa tin, Venice - “thành phố của các kênh đào” được xem như điểm đến hàng đầu của khách du lịch tới nước Ý, với vô số cảnh quan ngoạn mục hiếm có được liệt vào danh mục Di sản Thế giới UNESCO năm 1987, thu hút tới ba chục triệu du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vương cung Thánh đường mang tên Thánh sử Mác-cô (Basilica di San Marco), Dinh Tổng trấn (Palazzo Ducale), Cầu Than thở (Ponte dei Sospiri), Kênh Lớn (Canal Grande), v.v... là những nơi vào những ngày cao điểm, có thể chật như nêm cối với trên dưới 130 ngàn khách tới du ngoạn.
Do đó, những năm gần đây, ban lãnh đạo và không ít cư dân Venice không giấu giếm ác cảm với lượng người tới thăm quá đông hàng năm. Venice rất lo khu phố cổ nổi tiếng - phần có lịch sử lâu đời của thành phố - sẽ bị “tàn phá” không chỉ bởi thời gian, mà bởi làn sóng du lịch ồ ạt và quá tải.
Vốn bất bình với những điều kiện sống từ lâu nay, cư dân và chính quyền địa phương còn rất phật ý với chuyện khách du lịch tới Venice... chi tiêu không đủ nhiều (ví dụ du khách Trung Cộng nhiều khi cứ... vác bánh mỳ kẹp sẵn từ nhà đi ăn, ít chịu tiêu tiền, ngủ đêm... trong thành phố).
Bên cạnh đó, tệ xả rác bừa bãi nơi công cộng, kéo vali làm hỏng đường sá lát đá... cũng hay bị Venice kêu ca. Do đó, vào năm 2014, giới chức Ý đã nghiêm túc nghĩ tới việc phải “đánh thuế” tất cả những ai không ngủ đêm tại đây, mà chỉ “du lịch trong ngày” như rất nhiều du khách vẫn làm.
Thống kê năm 2014 cho thấy, số khách ngủ đêm lại Venice chỉ chiếm 32%, và theo nhận xét của Quốc vụ khanh phụ trách du lịch Ilaria Borletti Buitoni, “Venice dần dần đến chết ngạt vì du lịch”, nhất là những người “sáng đến, tối đi”, “hầu như không để lại gì ở đây, nhưng lại “tận diệt” đô thị này”.
Tuy nhiên, như trong những dịp tương tự kể từ năm 1983 khi ý tưởng thu “vé ngày” vào Venice được đặt lên bàn nghị sự, quan điểm của vị Quốc vụ khanh vào năm 2014 cũng gặp phải nhiều lời khen tiếng chê. Ví dụ, Chủ tịch Hội các khách sạn Venice - ông Claudio Scarpa thì tỏ ra tán đồng.
Theo ông, du khách vác bánh mỳ từ nhà đi và ăn ở Venice quả thực đã tràn ngập nơi này, và không chỉ ít tiêu pha, mà thành phố còn tốn nhiều tiền dọn dẹp, quét rác mà họ để lại. Tuy nhiên, một ý kiến khác thì cho rằng không nên phân biệt giàu, nghèo và phân biệt đối xử trong giới du khách.
Ông Luca Zaia, Chủ tịch tỉnh Veneto nhấn mạnh, phân biệt về chuyện tiền nong và vị thế xã hội của các du khách là không thể, thông qua việc đặt ra “vé tham quan”. Liên minh Doanh nghiệp Venice thì cho rằng bản thân Venice đã là nơi quá đắt đỏ và không thể “đánh thuế” du khách thêm lần nữa.
Chẳng hạn, muốn vào đảo chính của Venice, thông thường phải đi vaporetto (xe buýt nước công cộng), mà giá mỗi lần đi như vậy vào năm 2014 là 7,5 Euro cũng là “cắt cổ”, bản thân vé này cũng có thể coi là “vé vào cửa” Venice rồi. Hơn nữa, chả thành phố nào trên thế giới lại “chém” khách như vậy.
Ông Massimo Cacciari, cựu Thị trưởng Venice còn cho rằng, với lý do trên, ngay cả Liên hiệp Châu Âu cũng sẽ không cho phép nếu chính quyền Ý muốn đưa ra khoản “phí” này. Đó là nội dung cuộc tranh luận của năm 2014 này, còn giờ đây sự thể ra sao, hãy chờ tới 2019 để “hạ hồi phân giải”!