VENICE KHÔNG ƯA DU KHÁCH KEO KIỆT
- Thứ sáu - 17/11/2017 02:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chúng tôi sẵn sàng chào đón tất cả mọi người, nhưng họ phải chịu tiêu pha ở đây chứ!” - hiếm thấy vị chính khách nào “thẳng thắn” như ông Luigi Brugnaro, Thị trưởng Venice, khi ông lên tiếng trả lời việc ngày càng nhiều khách du lịch kêu ca là họ bị “chặt chém” ở thành phố này.
Một gia đình người Anh khi tới thăm Venice, nơi được coi là “cần đến trước khi qua đời” đối với mọi người, đã kêu trời khi phải trả 525 Euro cho bữa trưa tại quảng trường mang tên Thánh sử Mác-cô (Piazza San Marco).
Theo lời kể của họ, lợi dụng việc họ không nói được tiếng Ý, nhân viên phục vụ tại quán đã đưa ra những món ăn đắt đỏ mà họ không hề đặt. Họ chấp nhận trả tiền, nhưng rồi đưa vụ việc lên chính quyền, kèm tờ hóa đơn trời giáng nọ, và cho rằng những việc như thế ảnh hưởng đến “tiếng thơm” của thành phố.
Trước đó, báo chí cũng đưa tin, một cặp người Nhật thì kêu ca là họ phải trả 120 Euro cho một đĩa mỳ hải sản.
Tuy nhiên, người đứng đầu Venice cho rằng, trả như thế là phải, các nhà hàng (và Venice nói chung) nhìn chung tuân thủ pháp luật, và ông chê gia đình Anh nọ là bủn xỉn. Gửi trả lại bức thư khiếu nại cho gia đình, ông Brugnaro phán: “Những vị này ăn uống thả giàn rồi sau đó mới kêu ca là không biết tiếng”.
“Nếu các vị qua Ý, hãy học tiếng Ý, và nếu biết thêm chút thổ ngữ Venice nữa thì càng tốt”, ông nhấn mạnh. Thái độ này của vị chính khách phù hợp với lời hứa khi tranh cử, rằng nếu được bầu, ông sẽ “trừng trị” hội du khách làm hại cho thành phố, theo ý kiến của nhiều cư dân.
Theo lời kể của họ, lợi dụng việc họ không nói được tiếng Ý, nhân viên phục vụ tại quán đã đưa ra những món ăn đắt đỏ mà họ không hề đặt. Họ chấp nhận trả tiền, nhưng rồi đưa vụ việc lên chính quyền, kèm tờ hóa đơn trời giáng nọ, và cho rằng những việc như thế ảnh hưởng đến “tiếng thơm” của thành phố.
Trước đó, báo chí cũng đưa tin, một cặp người Nhật thì kêu ca là họ phải trả 120 Euro cho một đĩa mỳ hải sản.
Tuy nhiên, người đứng đầu Venice cho rằng, trả như thế là phải, các nhà hàng (và Venice nói chung) nhìn chung tuân thủ pháp luật, và ông chê gia đình Anh nọ là bủn xỉn. Gửi trả lại bức thư khiếu nại cho gia đình, ông Brugnaro phán: “Những vị này ăn uống thả giàn rồi sau đó mới kêu ca là không biết tiếng”.
“Nếu các vị qua Ý, hãy học tiếng Ý, và nếu biết thêm chút thổ ngữ Venice nữa thì càng tốt”, ông nhấn mạnh. Thái độ này của vị chính khách phù hợp với lời hứa khi tranh cử, rằng nếu được bầu, ông sẽ “trừng trị” hội du khách làm hại cho thành phố, theo ý kiến của nhiều cư dân.
Hè năm nay, cũng chính Thị trưởng Luigi Brugnaro đã đề xuất và được thông qua một quy định cấm mở những quầy kebab (thịt nướng kiểu Thổ kẹp bánh mỳ), và hạn chế số lượng các cửa hiệu bán pizza với mục đích gìn giữ di sản văn hóa, cũng như bảo tồn ở mức có thể diện mạo của đô thị này trước sự xâm nhập của các nhà hàng ăn nhanh.
Những năm gần đây, ban lãnh đạo và không ít cư dân Venice không giấu giếm ác cảm với lượng người tới thăm quá đông hàng năm. Là nơi mỗi năm thu hút tới ba chục triệu du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, Venice rất lo khu phố cổ - phần có lịch sử lâu đời của thành phố - sẽ bị “tàn phá” không chỉ bởi thời gian.
Vốn bất bình với những điều kiện sống từ lâu nay, cư dân địa phương còn rất phật ý với chuyện khách du lịch tới Venice... chi tiêu không đủ nhiều (ví dụ du khách Trung Cộng nhiều khi cứ... mang bánh mỳ đi ăn, ít chịu tiêu tiền, ngủ đêm... trong thành phố), mà còn xả rác bừa bãi, kéo vali làm hỏng đường sá lát đá.
Mới đây, một người đàn ông 40 tuổi do “tiểu đường” vào một gốc cây ở “thành phố đẹp nhất thế giới” này, nên đã bị phạt 3.300 Euro. Chuyện diễn ra tại quảng trường Rome (Piazzale Roma), gần ga xe buýt, và hành vi của người đàn ông bị coi là có “yếu tố tăng nặng” vì cách đó chừng 50m, có một toilet công cộng.
Hè 2016, dân địa phương đã tụ tập nhau vác biểu ngữ “Bọn du khách, cút về nhà! Chúng bay phá hỏng Venice!”. Chuyện bảo tồn di sản văn hóa của Venice trước sự xâm thực của nước và... khách du lịch cũng khá nan giải. Chính vì vậy, mặc dù sống bằng du lịch, nhưng thái độ của thành phố này với du khách nhiều khi cũng “có vấn đề”.
Dầu vậy, Venice vẫn là điểm đến hàng đầu của khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới, lý do là vì nó quá đẹp và đặc biệt với vô số cảnh quan ngoạn mục hiếm có được liệt vào danh mục Di sản Thế giới UNESCO năm 1987 - như Vương cung Thánh đường Thánh sử Mác-cô (Basilica di San Marco), Dinh Tổng trấn (Palazzo Ducale), Cầu Than thở (Ponte dei Sospiri), Kênh Lớn (Canal Grande), v.v...