Tìm hiểu Budapest: “CẦU THAN THỞ” TẠI THỦ ĐÔ CỦA HUNGARY
- Thứ ba - 29/09/2020 14:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Cầu Than thở” nằm trong khuôn viên Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest (BME) là tác phẩm của kiến trúc sư bậc thầy Pecz Samu (1854-1922), giáo sư của trường, đồng thời là tác giả nhiều công trình nổi tiếng của Hungary như Khu chợ Trung tâm Budapest hay Nhà thờ Tin Lành ở TP. Debrecen.
Những ai đã hoặc sẽ đến Venezia, kiểu gì cũng phải tìm đến và chụp ảnh kỷ niệm tại một trong những cây cầu nổi tiếng nhất tại đây: “Cầu Than thở” (Ponte dei Sospiri, xây năm 1605) dài 8m bắc ngang con kênh Rio di Palazzo. Nối giữa Dinh Tổng trấn (Palazzo Ducale) và Nhà tù Thành phố (Prigione), cây cầu đá vôi này được coi là nơi các tội nhân bị tuyên xử tại phòng Magistrato alle Leggi được dẫn qua đây để vào nhà tù hay tới đoạn đầu đài.
Được thấy cảnh tượng Venice nhộn nhịp lần cuối, có lẽ không ai có thể kìm được tiếng thở dài than oán cho thân phận mình. Người duy nhất không làm điều đó, có thể cũng là tù nhân đáng nhớ nhất từng đi qua cây cầu: Giacomo Casanova (1725-1798), ông hoàng của nghệ thuật quyến rũ, người không than thân trách phận mà sau 15 tháng, đã tìm cách vượt ngục ngày 31/10/1756 và tiếp tục cuộc đời đầy phiêu lưu và mạo hiểm của mình.
Cái tên “Cầu Than thở” là do Lord Byron đặt cho cây cầu khi thi hào lãng mạn này chuyển tới Venezia và được nghe huyền thoại hấp dẫn về cầu. Ông cũng là người cùng thi hào Victor Hugo thêm mắm thêm muối và thêu dệt ra nhiều câu chuyện vừa rùng rợn, vừa lãng mạn về nơi này, cho dù so với hoàn cảnh tù tội thời đó, thì nền tư pháp Venezia còn được coi là nhân đạo: tại đây, vào năm 1660, lần đầu tiên trên thế giới đã chấm dứt nhục hình.
Được thấy cảnh tượng Venice nhộn nhịp lần cuối, có lẽ không ai có thể kìm được tiếng thở dài than oán cho thân phận mình. Người duy nhất không làm điều đó, có thể cũng là tù nhân đáng nhớ nhất từng đi qua cây cầu: Giacomo Casanova (1725-1798), ông hoàng của nghệ thuật quyến rũ, người không than thân trách phận mà sau 15 tháng, đã tìm cách vượt ngục ngày 31/10/1756 và tiếp tục cuộc đời đầy phiêu lưu và mạo hiểm của mình.
Cái tên “Cầu Than thở” là do Lord Byron đặt cho cây cầu khi thi hào lãng mạn này chuyển tới Venezia và được nghe huyền thoại hấp dẫn về cầu. Ông cũng là người cùng thi hào Victor Hugo thêm mắm thêm muối và thêu dệt ra nhiều câu chuyện vừa rùng rợn, vừa lãng mạn về nơi này, cho dù so với hoàn cảnh tù tội thời đó, thì nền tư pháp Venezia còn được coi là nhân đạo: tại đây, vào năm 1660, lần đầu tiên trên thế giới đã chấm dứt nhục hình.
Theo mẫu của cây cầu ở Venezia, nhiều nơi trên thế giới đã xây dựng những chiếc cầu nối giữa các tòa nhà, và cũng mang tên “Cầu Than thở” mặc dù chả có lý do hay huyền thoại nào có liên quan. Đáng kể là những câu cầu tại đại học Cambridge và Oxford (Vương quốc Anh), tại Frankfurt am Main và Bremen (Đức), hay tại tòa án Allegheny County Courthouse (Mỹ). Tại Hungary, có ít nhất 5 cây cầu như thế, mà đẹp nhất - ít ai hay! - là tại Budapest.
Nằm trong khuôn viên Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest (BME) - được xem như đại học kỹ thuật đầu tiên trên thế giới (1792), đồng thời cũng là ngôi trường rất có uy tín của Hungary và vùng Trung Âu - “Cầu Than thở” này là tác phẩm của kiến trúc sư bậc thầy Pecz Samu (1854-1922), giáo sư của trường, đồng thời là tác giả nhiều công trình nổi tiếng của Hungary như Khu chợ Trung tâm Budapest hay Nhà thờ Tin Lành ở TP. Debrecen.
Được xây dựng năm 1909 theo trường phái Tân Baroque, “Cầu Than thở” của Budapest nối liền hai công trình rất “hoành tráng” khác là Tòa nhà Kö (thư viện của trường) và Tòa nhà K (tòa nhà trung tâm, nơi tổ chức các buổi lễ lạt, trao bằng cho sinh viên tốt nghiệp, v.v... của BME, tác phẩm của kiến trúc sư lừng danh Haszmann Alajos). Đây là góc đẹp nhất của ngôi trường cổ kính tại thủ đô Budapest, được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Hung.
Chùm ảnh của Trần Lê (NCTG):