Du lịch đại trà: NẾU MỘT NGÀY VENICE CÓ CÁP TREO?
- Chủ nhật - 14/05/2017 09:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Nếu nước Ý cũng tư duy mở đường quang thông xe ôtô đến bờ kênh, cho tiện những đoàn khách du lịch đi thẳng vào tâm điểm du lịch, xây thật nhiều khách sạn cao tầng bóng lộn đẳng cấp trên mép nước, thì Venice có là ước mơ đặt chân một lần trong đời của nhiều người trong chúng ta?”.
Đi Venice để thấy lượng khách đến một thành phố hơn gấp đôi gấp ba lần lượng khách cả năm đến Việt Nam (trên dưới ba mươi triệu so với mười triệu). Du lịch của thành phố cũ kỹ hàng ngàn năm tuổi có gì “tài năng” mà hút khách đến vậy?
Thành phố với những kênh rạch nhỏ nhiều góc tù đọng, rêu xanh ẩm thấp vì khuất nắng. Với với các thùng rác san sát nhưng cuối ngày vẫn quá tải với lượng xả thải của du khách. Nhưng tuyệt nhiên hiếm gặp rác trôi nổi trên hàng trăm ngóc ngách kênh rạch này. Vậy mà sao nước giữa lòng thành phố khách nườm nượp lại sạch hơn Hạ Long vắng hơn nhiều, rác trôi lềnh bềnh trên mặt nước?
Nguy cơ nước biển dâng và sự khó khăn bảo tồn nhà cổ bởi nước biển làm Venice luôn đối mặt từng ngày với nguy cơ sụt lún, hỏng hóc, thậm chí... biến mất trong một tương lai gần. Nhưng làm sao điểm du lịch khá đại trà này vẫn quản lý và bảo vệ sự hấp dẫn thu hút lượng khách khổng lồ đến vậy?
Đến Venice người ta còn nô nức đi thăm cụm các làng chài, làng nghề vẫn giữ vẹn nguyên hình dáng và lối sống bao đời, chỉ có điều dân cư giàu lên bởi du lịch, nhưng ko cần phải làm du lịch trong những khách sạn, nhà hàng! Họ bán sản phẩm thổi thủy tinh, mở cửa xưởng nghề cho khách du lịch tham quan. Họ bán đồ thêu ren phụ nữ làm tay, mở cửa hàng ăn bán món hải sản đàn ông đánh bắt được. Họ kê ghế trước hiên nhà, quét tước sạch sẽ, tưới tắm hoa tươi tốt để du khách ngang qua ngắm nhìn, nghỉ chân,chụp một tấm ảnh, để rồi nhớ, để rồi yêu..
Chỉ có những chuyến tàu chở khách đến rồi đi, người ta tìm đến những hình ảnh tự nhiên ko biến dạng của các ngôi làng ấy qua 7-8 thế kỷ tồn tại, đó chính là sức hút ko cưỡng lại được và hấp dẫn mãi mãi.
Không có dấu vết của các khach sạn đồ sộ, của các dịch vụ giải trí hưởng thụ, nếu không chắc các hòn đảo ấy sẽ sớm nhạt nhòa, na ná hàng ngàn điểm du lịch biển trên thế giới khác.
Ai đến du lịch theo tour, trên những đoàn lớn đều biết, họ phải nghỉ lại trên đất liền, hay nơi lùi sâu trên bán đảo. Chính vì thế họ mới được “hưởng” cái thú rời đường lộ, ngồi đủ phương tiện tàu thuyền dọc ngang kênh rạch Venise. Có vì “cản trở” đó mà họ không chọn nơi này?
Ngay cả sòng bạc hay hộp đêm, có cửa từ đất liền, nhưng cổng chính lại phía mặt sông, rải thảm đỏ đến tận cầu tàu, với nhân viên lịch lãm đỡ từng khách quý tròng trành bước lên từ cano. “Bất cập” đến vậy mà các VIP nổi tiếng vẫn quay lại Venice bao lần, như ngôi sao George Clooney đã chọn tổ chức đám cưới tại đây, và chắc không phải là người duy nhất. Các galery nghệ thuật danh giá nhất, triển lãm danh họa đình đám hay Festival nghệ thuật đương đại Venice lừng danh vẫn hai năm một lần tụ hội tại đây.
Thành phố với những kênh rạch nhỏ nhiều góc tù đọng, rêu xanh ẩm thấp vì khuất nắng. Với với các thùng rác san sát nhưng cuối ngày vẫn quá tải với lượng xả thải của du khách. Nhưng tuyệt nhiên hiếm gặp rác trôi nổi trên hàng trăm ngóc ngách kênh rạch này. Vậy mà sao nước giữa lòng thành phố khách nườm nượp lại sạch hơn Hạ Long vắng hơn nhiều, rác trôi lềnh bềnh trên mặt nước?
Nguy cơ nước biển dâng và sự khó khăn bảo tồn nhà cổ bởi nước biển làm Venice luôn đối mặt từng ngày với nguy cơ sụt lún, hỏng hóc, thậm chí... biến mất trong một tương lai gần. Nhưng làm sao điểm du lịch khá đại trà này vẫn quản lý và bảo vệ sự hấp dẫn thu hút lượng khách khổng lồ đến vậy?
Đến Venice người ta còn nô nức đi thăm cụm các làng chài, làng nghề vẫn giữ vẹn nguyên hình dáng và lối sống bao đời, chỉ có điều dân cư giàu lên bởi du lịch, nhưng ko cần phải làm du lịch trong những khách sạn, nhà hàng! Họ bán sản phẩm thổi thủy tinh, mở cửa xưởng nghề cho khách du lịch tham quan. Họ bán đồ thêu ren phụ nữ làm tay, mở cửa hàng ăn bán món hải sản đàn ông đánh bắt được. Họ kê ghế trước hiên nhà, quét tước sạch sẽ, tưới tắm hoa tươi tốt để du khách ngang qua ngắm nhìn, nghỉ chân,chụp một tấm ảnh, để rồi nhớ, để rồi yêu..
Chỉ có những chuyến tàu chở khách đến rồi đi, người ta tìm đến những hình ảnh tự nhiên ko biến dạng của các ngôi làng ấy qua 7-8 thế kỷ tồn tại, đó chính là sức hút ko cưỡng lại được và hấp dẫn mãi mãi.
Không có dấu vết của các khach sạn đồ sộ, của các dịch vụ giải trí hưởng thụ, nếu không chắc các hòn đảo ấy sẽ sớm nhạt nhòa, na ná hàng ngàn điểm du lịch biển trên thế giới khác.
Ai đến du lịch theo tour, trên những đoàn lớn đều biết, họ phải nghỉ lại trên đất liền, hay nơi lùi sâu trên bán đảo. Chính vì thế họ mới được “hưởng” cái thú rời đường lộ, ngồi đủ phương tiện tàu thuyền dọc ngang kênh rạch Venise. Có vì “cản trở” đó mà họ không chọn nơi này?
Ngay cả sòng bạc hay hộp đêm, có cửa từ đất liền, nhưng cổng chính lại phía mặt sông, rải thảm đỏ đến tận cầu tàu, với nhân viên lịch lãm đỡ từng khách quý tròng trành bước lên từ cano. “Bất cập” đến vậy mà các VIP nổi tiếng vẫn quay lại Venice bao lần, như ngôi sao George Clooney đã chọn tổ chức đám cưới tại đây, và chắc không phải là người duy nhất. Các galery nghệ thuật danh giá nhất, triển lãm danh họa đình đám hay Festival nghệ thuật đương đại Venice lừng danh vẫn hai năm một lần tụ hội tại đây.
Ai đã đến Venice mới tận mắt chứng kiến, không như những tấm ảnh poscard, Venice gây “sốc” bởi những ngõ nhỏ lắt léo hai người tránh nhau còn phải nghiêng người, cúi đầu. Nhìn đoàn người hàng triệu khách đều không có lựa chọn nào khác ngoài việc rúc như kiến qua từng ngóc ngách. Để rồi mỗi khi ngách dẫn ra một khoảng sân nhỏ, một chiếc cầu bé tí tẹo vắt ngang kênh đào, họ mới cảm thấy quý giá những cái view hẹp trải dài hun hút của các con kênh soi bóng, lấp ló dáng thuyền cong vút, rạch trên nền trời những khoảng xanh thẳm bé tí.
Nếu nước Ý cũng tư duy mở đường quang thông xe ôtô đến bờ kênh, cho tiện những đoàn khách du lịch đi thẳng vào tâm điểm du lịch, xây thật nhiều khách sạn cao tầng bóng lộn đẳng cấp trên mép nước, thì Venice có là ước mơ đặt chân một lần trong đời của nhiều người trong chúng ta?
Tưởng tượng nước Ý xây những đường cáp treo chỉ 10-20 phút nối hơn trăm hòn đảo lớn nhỏ, dựng ressort hạng sang và khu vui chơi trên từng điểm đến. Thay vì “ngốc nghếch” như hiện nay, không chịu tận dụng tiềm năng mấy chục triệu khách tiêu tiền, lại giữ nguyên mỗi đảo một đặc trưng nghề nghiệp và cảnh quan riêng biệt. Từ đảo trồng cây ăn quả, đảo lâu đài cổ, cả những hòn đảo với bãi cát dài để tắm biển, phơi nắng đến cả đảo... nghĩa trang. Bạn sẽ không “phải” bắt những chuyến tàu khách hay cano du lịch, lắt léo rẽ theo những làn đường biển có cột mốc phân luồng, men theo từng hòn đảo từ trù phú đến hoang tàn, cập qua từng bến phà nhìn người bản địa trẻ con lên phà đi học, cụ già đẩy xe đi chợ. Venice có còn thu hút? Từ khách du lịch đại trà, các sao Hollywood lừng danh thừa tiền, đến kẻ ưa khám phá đi bụi?
Những nỗ lực của thành phố cho du lịch lại nằm ở tăng các kênh thông tin, bán vé, chỉ dẫn qua mạng. Xây đường dốc hay lắp thang tời tăng khả năng tiếp cận cho người tàn tật trên những bậc thang, cầu tàu, để đón những khách du lịch “đặc biệt” hay cho chính dân bản địa. Thậm chí việc phạt nặng và cấm cửa nhiều năm những khách du lịch phá hoại, xả rác còn được áp dụng để “sàng lọc” khách vô văn hóa.
Bạn chỉ bắt gặp nhiều nhất là nhân viên dọn vệ sinh sạch bong trên ngõ phố, những con thuyền vớt rác dọc ngang kênh mỗi sáng sớm. Hoặc ngạc nhiên khi mỗi nhân viên soát vé tàu, nhân viên đứng chằng dây chão neo tàu lại nói thành thạo 3-4 thứ tiếng, sẵn sàng chỉ dẫn, giới thiệu nhiệt tình cho bạn dọc chuyến hành trình trên tàu thủy công cộng. Hoặc quy mô lớn hơn, họ dành kinh phí cho những nghiên cứu chống xói mòn kết cấu móng, ngăn xâm thực của biển - những nghiên cứu mà tôi đã từng được nghe giảng hay giới thiệu một vài lần trong những bài học về đô thị và nước.
Lại nhớ Mont Saint Michel, hàng trăm năm nay vẫn là tòa thành trên ngọn núi nhô ra mặt biển, tùy thủy triều lên xuống, mà nó biến thành “đảo” hay không. Khách du lịch vẫn phải tiếp cận bằng xe buýt theo... lịch thuỷ triều! Còn nếu không chỉ có cách rảo bộ hay xe buýt nhỏ cho người khó đi lại (tàn tật, người già,..) đi 2km trên con đê dẫn vào đảo. Tuy vậy nó vẫn là địa điểm thu hút khách tham quan thế giới đứng thứ hai của Pháp, chỉ sau Versailles! Mà đông đảo nhất là khách Châu Á - Tàu và Nhật! Vì sao người Pháp không nghĩ đến... cáp treo nhỉ? Sẽ tăng hay giảm khách đây?
Vì sao những điểm đến này, mấy trăm năm không thay đổi dáng hình, vẫn mãi tăng lượng khách?
Hay ngành du lịch Ý, Pháp theo phương châm, những thứ dễ đạt được thì nhanh chán, và tất nhiên giảm giá trị?
Và họ hiểu, giá trị lớn nhất của một địa danh du lịch, chính là tính “nguyên bản” và “duy nhất” của nó, mọi tiện nghi chỉ để phục vụ và tôn nó lên?