Nhịp Cầu Thế Giới Online

http://nhipcauthegioi.hu


CUNG TƯ PHÁP, CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC LỚN CỦA BUDAPEST

(NCTG) Từ đầu tháng 12-2017, Bảo tàng Dân tộc học Hungary - được mệnh danh là bảo tàng viện đẹp nhất của đất nước này - được đóng cửa để sửa sang, và bảo tàng sẽ được chuyển tới vị trí mới trong Công viên Thành phố (Városliget).
“Đối thủ” của Tòa nhà Nghị viện Hungary
Những người hâm mộ bảo tàng viện phải chờ đợi tối thiểu là 2-3 năm theo dự tính để có thể tới tham quan viện bảo tàng này ở nơi mới. Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học cho hay, việc vận chuyển những viện bảo tàng tầm cỡ như thế thông thường phải mất 5-7 năm.

Việc di dời một trong những bảo tàng viện nổi tiếng nhất của Hungary cũng khiến công luận nước này để tâm hơn tới tòa nhà nơi nó tọa lạc từ năm 1973, một công trình kiến trúc hết sức tầm cỡ của thủ đô Budapest từ 120 năm nay với tên nguyên thủy Cung Tư pháp.

Nằm tại Quảng trường Kossuth, “quảng trường chính của đất nước”, đối diện Tòa nhà Nghị viện - biểu tượng của nhà nước Hungary 1.100 năm tuổi -, Cung Tư pháp là một kiệt tác của GS. VS. Hauszmann Alajos, một trong những kiến trúc sư kiệt xuất nhất của nước Hung.

Những công trình lớn và quen thuộc của ông, phải kể đến Cung điện New York (hiện là Khách sạn Boscolo và tiệm cafe New York, trong hai năm liền 2012-2013 được bình chọn là “Tiệm cafe đẹp nhất thế giới”), Tòa nhà chính của Đại học Kỹ thuật Budapest, hay Cung điện Hoàng gia trên Thành Vár...

Trong số đó, Cung Tư pháp có một vị trí đặc biệt. Được xây sau và không thể “kỳ vĩ” hơn Tòa nhà Quốc hội nằm đối diện (mà chính Hauszmann Alajos cũng dự thi với đề án sau này được xếp đồng giải nhất cùng ba đề án khác), nhưng tác phẩm của ông vẫn có vị trí đặc biệt.

Được giao nhiệm vụ thiết kế vào tháng 11-1891, Hauszmann Alajos đưa ra bản đề án được đích thân Bộ trưởng Tư pháp Vương quốc Hungary phê duyệt năm 1893. Cung Tư pháp được xây trong thời gian 1893-1896 và khánh thành đúng dịp kỷ niệm thiên kỷ của Hungary.
 
Cung Tư pháp - Ảnh tư liệu
Cung Tư pháp - Ảnh tư liệu

Nhiều người nghĩ rằng kiệt tác kiến trúc theo trường phái chiết trung này là “hiện thân” của đề án Nhà Quốc hội của Hauszmann Alajos mà rốt cục ông không được chọn. Thực tế không phải vậy, vị kiến trúc sư đã thiết kế một công trình khác hẳn cho ngành Tư pháp nước này.

Trở thành “thánh đường” của cơ quan tư pháp Hungary (trụ sở Tòa án Tối cao Hoàng gia Hungary, Tòa án Hoàng gia Budapest, Công tố viện Hoàng gia Hungary, Tòa án Tối cao CHND Hungary...) thời kỳ 1896-1949, thời gian sau đó tòa nhà bị Đảng Cộng sản Hung “chiếm dụng”.

Viện Phong trào Công nhân, Viện Lịch sử đảng, Bảo tàng Lịch sử Phong trào Công nhân Hungary và Quốc tế... chỉ là ba trong số nhiều cơ sở chính trị mang tính chất ý thức hệ đã đặt trụ sở tại đây trong vài chục năm, cho tới khi Bảo tàng Dân tộc học được chuyển tới đó vào năm 1973.

Với thời gian, Cung Tư pháp vẫn giữ được vẻ đẹp kiều diễm và uy nghi của mình, cho dù phần nội thất có phần “xuống cấp” do không thích hợp với mục đích làm bảo tàng viện. Bên cạnh đó, chỉ khoảng 1% các đồ vật của Bảo tàng Dân tộc học được trưng bày cho công chúng ở đây.

Đó chính là lý do khiến nội các Orbán, từ nhiều năm nay, đã có ý định chuyển bảo tàng viện đi nơi khác để trùng tu lại tòa nhà, trả cho nó chức năng ban đầu: thánh địa tôn nghiêm của Tối cao Pháp viện! Điều này đồ ng nghĩa với việc, sau Madonna và Tom Hanks, các ngôi sao khác sẽ không có dịp đóng phim tại nơi này...

Chùm ảnh của hvg.hu về Cung Tư pháp trong những ngày cuối khi còn là một bảo tàng viện:
 
41
 
44
 
41
 
42
 
44
 
43
 
45
 
 
46
 
47
 
48
 
49
 
50
 
61
 
62
 
63
 
64
 
65
 
66
 
67

Tác giả bài viết: Nguyễn Hoàng Linh