VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU ĐẠI ÁRPÁD (Phần 3)
- Thứ hai - 21/09/2020 17:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Vua László Đệ tứ không có con, nên khi ông bị 3 quý tộc người Kun (Cuman) ám sát khi đang ngủ trong lều trại, sử Hung than rằng “họ nhà nội của các vị vua thiêng liêng Hungary đã tuyệt tự”. Do đó, András Đệ tam dù được lên kế nghiệp, vẫn bị coi là vị vua “có vấn đề” về mặt nguồn gốc xuất xứ.
Xem Phần 1 và Phần 2 của loạt bài.
Vậy, András Đệ tam đã vật lộn làm sao với di sản không mấy đẹp của quá khứ mà ông phải chịu?
Muôn vàn khó nhọc
Các vị vua tiền nhiệm của András Đệ tam như István Đệ ngũ và László Đệ tứ đã phải đối mặt với tình cảnh quyền lực trung ương trong tay nhà vua ngày một suy giảm, và giới đại điền chủ sở hữu những mảnh đất rộng lớn, dần dà trở thành các vị vua con như các sứ quân có quân đội và chính sách riêng, thường xuyên cát cứ hoặc gây hấn với nhau, và nhiều khi với cả triều đình!
Một số liệu đáng ngẫm nghĩ: khi vua Béla Đệ tứ qua đời (năm 1270), hơn một phần ba thành trì của Vương quốc Hungary còn thuộc sở hữu của ông. Nhưng 20 năm sau, khi András Đệ tam lên ngôi, ông chỉ còn chưa đầy một phần năm số thành trì, và 4 đại gia đình mạnh nhất đã sở hữu số lượng thành trì nhiều hơn nhà vua! Khi đó, ông chỉ còn biết dựa vào Giáo hội và giới quý tộc.
Bên cạnh đó, András Đệ tam còn tìm đồng minh ở giới thương gia, nhưng nỗ lực ấy cũng không thật thành công. Dầu đã hết sức cố gắng, nhà vua vẫn gặp phải sự kháng cự thẳng thừng của giới đại điền chủ, khiến rốt cục, sau 8 năm trị vì, ông phải thay đổi sách lược: thừa nhận những thế lực mạnh nhất, liên kết với họ làm đồng mình trung thành để chiến đấu với các thế lực cát cứ còn lại.
Vậy, András Đệ tam đã vật lộn làm sao với di sản không mấy đẹp của quá khứ mà ông phải chịu?
Muôn vàn khó nhọc
Các vị vua tiền nhiệm của András Đệ tam như István Đệ ngũ và László Đệ tứ đã phải đối mặt với tình cảnh quyền lực trung ương trong tay nhà vua ngày một suy giảm, và giới đại điền chủ sở hữu những mảnh đất rộng lớn, dần dà trở thành các vị vua con như các sứ quân có quân đội và chính sách riêng, thường xuyên cát cứ hoặc gây hấn với nhau, và nhiều khi với cả triều đình!
Một số liệu đáng ngẫm nghĩ: khi vua Béla Đệ tứ qua đời (năm 1270), hơn một phần ba thành trì của Vương quốc Hungary còn thuộc sở hữu của ông. Nhưng 20 năm sau, khi András Đệ tam lên ngôi, ông chỉ còn chưa đầy một phần năm số thành trì, và 4 đại gia đình mạnh nhất đã sở hữu số lượng thành trì nhiều hơn nhà vua! Khi đó, ông chỉ còn biết dựa vào Giáo hội và giới quý tộc.
Bên cạnh đó, András Đệ tam còn tìm đồng minh ở giới thương gia, nhưng nỗ lực ấy cũng không thật thành công. Dầu đã hết sức cố gắng, nhà vua vẫn gặp phải sự kháng cự thẳng thừng của giới đại điền chủ, khiến rốt cục, sau 8 năm trị vì, ông phải thay đổi sách lược: thừa nhận những thế lực mạnh nhất, liên kết với họ làm đồng mình trung thành để chiến đấu với các thế lực cát cứ còn lại.
Về mặt ngoại giao, András Đệ tam mặc dù lên ngôi một cách hợp pháp nhưng cũng gặp vô vàn chông gai khi hầu như không có triều đại nào trong vùng Trung Âu - mà hai dòng họ mạnh nhất là Habsburg (Áo - Thụy Sĩ) và Anjou (Pháp) - lại không muốn chiếm ngôi vua của ông. Thậm chí, Giáo hội Vatican cũng giành cho mình quyền được chỉ định người đứng đầu Vương quốc Hungary.
András Đệ tam cũng không thành công về đường vợ con, xét về góc độ người kế nghiệp. Vợ đầu của ông, hoàng hậu Fenenna người Ba Lan qua đời năm 1295 và chỉ để lại cho ông công chúa Erzsébet. Người vợ thứ hai - Habsburg Ágnes thuộc dòng Habsburg (Agnes von Habsburg, Áo) mới 15 tuổi khi kết hôn với ông vào năm 1296 và không hề có thai trong suốt 5 năm của cuộc hôn nhân!
Chỉ trong 1 năm cuối đời, András Đệ tam mới bình ổn được tình hình trong nước và cũng cố được vị thế ngoại giao ở nước ngoài. Thậm chí, ông còn có thể thản nhiên trước những âm mưu chiếm ngôi từ dòng họ Anjou, vốn có sự liên quan tới ngai vàng của Hungary khi hoàng tử Martell Károly (1271-1295) của vị vua Napoli kết hôn với công chúa Mária, con gái vua István Đệ ngũ.
Ngay từ khi László Đệ tứ tạ thế, Martell Károly đã không công nhận András Đệ tam và cho rằng mình có quyền lên ngôi vua Hungary. Qua đời năm 1295, ông trao quyền đó cho con trai Caroberto, và từ năm 1298, người con được chuẩn bị để chiếm lại ngai vàng Hung khi có dịp. Về sau, Caroberto trở thành Károly Róbert, vị vua đầu tiên của Vương quốc Hungary không thuộc nhà Árpád!