VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU ĐẠI ÁRPÁD (Phần 2)
- Chủ nhật - 20/09/2020 05:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Hoàng tử István chào đời khi người được coi là cha của ông, vua András Đệ nhị đã gần 60 tuổi, nên bị người đời “tình nghi”, coi ông là con của một đại quý tộc đương thời của Hungary, và “nghi án” này cũng bị các con trai lớn của András Đệ nhị - 2 hoàng tử Béla (sau này là vua Béla Đệ tứ) và Kálmán - chia sẻ.
Xem Phần 1 của loạt bài.
Do đó, cả đời ông và mẹ, bà Estei Beatrix phải sống lưu vong ở Đức và Ý, không thể trở về quê hương.
“Hy sinh đời bố, củng cố đời con”
Tuy nhiên, István không bao giờ nghi ngờ việc mình là “con của cha”, vị vua dòng dõi Árpád, và cho rằng ông hoàn toàn có quyền nối dõi András Đệ nhị. Việc đặt cho con tên của cha (András) cũng cho thấy, ông không quên cội nguồn, và trong di chúc viết 1 năm trước khi mất, ông trao tất cả quyền thừa kế ngai vàng Hungary cho con trai András, niềm hy vọng của ông.
Qua đời năm 1272 tại Venice khi mới 35 tuổi và để lại người con András mới lên 6, hoàng tử István biết rằng, “đường về” của con không hề đơn giản. Bởi lẽ, năm 1244, trong Hiệp định hòa bình ký kết với Venice, vua Béla Đệ tứ, người anh cùng cha khác mẹ đã buộc Venice phải cam kết rằng thành quốc này sẽ không hợp tác với István, cũng như với bà Estei Beatrix.
Điều đó có nghĩa là, dù muốn đi nữa, István và con cháu ông sẽ không có được hậu thuẫn của Venice nếu họ muốn chống lại vị vua Hung. Tuy nhiên, về sau, András con trai ông đã được nhiều thế lực khác “tận dụng” để làm đối trọng với vua László Đệ tứ, người lên ngôi thay cha là István Đệ ngũ (con trai của Béla Đệ tứ) sau vỏn vẹn chưa đầy 2,5 năm cầm quyền.
Tuy nhiên, cả hai thử nghiệm tiếm quyền của András vào năm 1278 và 1290 đều thất bại, thậm chí, ông còn bị dòng họ Habsburg (Áo) cầm tù đúng vào thời điểm László Đệ tứ bị ám sát (năm 1290). Dầu vậy, András vẫn được đa số quý tộc và tăng lữ ủng hộ, cho dù họ không tin tưởng gì vào xuất xứ của ông, bởi lẽ họ cho rằng ông có thể phục vụ mục đích chính trị của họ.
Do đó, cả đời ông và mẹ, bà Estei Beatrix phải sống lưu vong ở Đức và Ý, không thể trở về quê hương.
“Hy sinh đời bố, củng cố đời con”
Tuy nhiên, István không bao giờ nghi ngờ việc mình là “con của cha”, vị vua dòng dõi Árpád, và cho rằng ông hoàn toàn có quyền nối dõi András Đệ nhị. Việc đặt cho con tên của cha (András) cũng cho thấy, ông không quên cội nguồn, và trong di chúc viết 1 năm trước khi mất, ông trao tất cả quyền thừa kế ngai vàng Hungary cho con trai András, niềm hy vọng của ông.
Qua đời năm 1272 tại Venice khi mới 35 tuổi và để lại người con András mới lên 6, hoàng tử István biết rằng, “đường về” của con không hề đơn giản. Bởi lẽ, năm 1244, trong Hiệp định hòa bình ký kết với Venice, vua Béla Đệ tứ, người anh cùng cha khác mẹ đã buộc Venice phải cam kết rằng thành quốc này sẽ không hợp tác với István, cũng như với bà Estei Beatrix.
Điều đó có nghĩa là, dù muốn đi nữa, István và con cháu ông sẽ không có được hậu thuẫn của Venice nếu họ muốn chống lại vị vua Hung. Tuy nhiên, về sau, András con trai ông đã được nhiều thế lực khác “tận dụng” để làm đối trọng với vua László Đệ tứ, người lên ngôi thay cha là István Đệ ngũ (con trai của Béla Đệ tứ) sau vỏn vẹn chưa đầy 2,5 năm cầm quyền.
Tuy nhiên, cả hai thử nghiệm tiếm quyền của András vào năm 1278 và 1290 đều thất bại, thậm chí, ông còn bị dòng họ Habsburg (Áo) cầm tù đúng vào thời điểm László Đệ tứ bị ám sát (năm 1290). Dầu vậy, András vẫn được đa số quý tộc và tăng lữ ủng hộ, cho dù họ không tin tưởng gì vào xuất xứ của ông, bởi lẽ họ cho rằng ông có thể phục vụ mục đích chính trị của họ.
Khi László Đệ tứ trút hơi thở cuối cùng ngày 10-7-1290 ở vùng Körösszeg, rất có thể triều đại Arpád đã kết thúc? Chỉ biết rằng, lập tức, András đang bị quản thúc tại gia ở Vienna đã được Tổng giám mục Lodomér tổ chức cho trốn thoát về Vương quốc Hungary. Ngày 23-7-1290, ông được đăng quang theo đúng mọi thủ tục truyền thống tại kinh đô Székesfehérvár.
Thậm chí, András còn thêm một nội dung mới cho lễ đăng quang khi thề sẽ trung thành với Giáo hội, truy đuổi những kẻ cướp phá đất nước, mở mang bờ cõi Hungary và chiếm lại những mảnh đất đã vào tay “ngoại bang”. Mang niên hiệu András Đệ tam, vị vua mới đã thực hiện được ước mơ của người cha, và đoạt được vương quyền một cách ngoạn mục!
Vào khoảnh khắc vinh quang ấy, hẳn nhiên, András Đệ tam chưa thể ý thức được rằng, ông sẽ phải đối mặt liên miên với những kẻ muốn tiếm ngôi, cũng như với tầng lớp quý tộc và những kẻ có “máu mặt”, mà quyền lực của họ nhiều khi đã vượt quá của ông. Và, cái chết đầy hồ nghi của ông sau này, đã khiến Vương quốc Hungary rơi vào cảnh hỗn loạn...