“SI SE PUEDE!”
- Thứ năm - 31/03/2016 13:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Để kết-thúc bài diễn-văn trước công-chúng Cuba hôm tuần trước, Tổng-thống Obama đã xổ một câu tiếng Tây-Ban-Nha: “Si se puede!” - dịch sát nghĩa là “Yes, it can be done!” hay “Vâng, điều ấy khả-thi!”. Đây là câu thành-ngữ nổi tiếng với một lịch-sử khá ly-kỳ.
“Si se puede!” (phát-âm “xi xê pu-e-đê”) là khẩu-hiệu được cầu-chứng tại tòa của Liên-Hiệp Nông-Dân Đoàn-Kết (United Farm Workers, UFW) do lãnh-tụ Cesar Chavez (1927-1993) thành-lập và cầm đầu vào thập-niên 1960 để bảo-vệ quyền-lợi các nông-dân làm thuê, đa-số là người gốc Mễ.
Năm 1972, các chủ nhà vườn đầy quyền-thế tại tiểu-bang Arizona đã áp-lực cơ-quan lập-pháp ban-hành một đạo-luật không cho phép nông-dân đình-công vào những mùa gặt. Ngay lập tức, Cesar Chavez liên-lạc với Thống-đốc Jack Williams (thuộc Đảng Cộng-Hòa) và yêu cầu ông phủ-quyết đạo-luật này, nhưng ông Williams không nghe. Chavez liền bắt đầu một cuộc tuyệt-thực dài 25 ngày để phản-đối chính-quyền.
Bên cạnh ông trong những ngày đó là bà Dolores Huerta, người đồng-sáng-lập UFW. Một hôm, một số nhân-vật cao-cấp trong UFW đến bên giường bệnh cố gắng thuyết-phục Chavez ngưng tuyệt-thực, không những vì lý-do sức khỏe mà còn vì nhóm chủ vườn có quá nhiều quyền-lực. Họ nói với ông: “No, no se puede!” (Không, ta không thể làm nổi chuyện này). Bà Dolores liền trả lời: “Si, si se puede!” (Được, ta làm được việc này). Sau đó bà lấy luôn câu “Si se puede!” làm khẩu-hiệu cho phong-trào đấu-tranh.
Sau khi Cesar Chavez ngưng tuyệt-thực, UFW đã huy-động nông-dân Arizona xuống đường biểu-tình và kiếm đủ chữ-ký ép chính-quyền phải tổ-chức một cuộc bầu cử ngoại-lệ để chọn thống-đốc mới. Nhưng vì được cánh lập-pháp bao che nên ông Williams không phải từ-chức, và đạo-luật kia vẫn hiệu-lực cho tới ngày hôm nay.
Tuy nhiên, phong-trào này của UFW đã ảnh-hưởng nhiều đến các chính-sách nông-nghiệp từ đó về sau, không riêng tại Arizona mà trên khắp nước Mỹ. Trong một bài diễn-văn được người khác đọc giùm sau cuộc tuyệt-thực, ông Chavez viết: “Bi-kịch lớn nhất đời người không phải là sống để rồi chết. Bi-kịch lớn nhất là khi ta không biết thế nào là sự mãn-nguyện của một người sẵn-sàng chết để người khác được sống”.
Năm 1972, các chủ nhà vườn đầy quyền-thế tại tiểu-bang Arizona đã áp-lực cơ-quan lập-pháp ban-hành một đạo-luật không cho phép nông-dân đình-công vào những mùa gặt. Ngay lập tức, Cesar Chavez liên-lạc với Thống-đốc Jack Williams (thuộc Đảng Cộng-Hòa) và yêu cầu ông phủ-quyết đạo-luật này, nhưng ông Williams không nghe. Chavez liền bắt đầu một cuộc tuyệt-thực dài 25 ngày để phản-đối chính-quyền.
Bên cạnh ông trong những ngày đó là bà Dolores Huerta, người đồng-sáng-lập UFW. Một hôm, một số nhân-vật cao-cấp trong UFW đến bên giường bệnh cố gắng thuyết-phục Chavez ngưng tuyệt-thực, không những vì lý-do sức khỏe mà còn vì nhóm chủ vườn có quá nhiều quyền-lực. Họ nói với ông: “No, no se puede!” (Không, ta không thể làm nổi chuyện này). Bà Dolores liền trả lời: “Si, si se puede!” (Được, ta làm được việc này). Sau đó bà lấy luôn câu “Si se puede!” làm khẩu-hiệu cho phong-trào đấu-tranh.
Sau khi Cesar Chavez ngưng tuyệt-thực, UFW đã huy-động nông-dân Arizona xuống đường biểu-tình và kiếm đủ chữ-ký ép chính-quyền phải tổ-chức một cuộc bầu cử ngoại-lệ để chọn thống-đốc mới. Nhưng vì được cánh lập-pháp bao che nên ông Williams không phải từ-chức, và đạo-luật kia vẫn hiệu-lực cho tới ngày hôm nay.
Tuy nhiên, phong-trào này của UFW đã ảnh-hưởng nhiều đến các chính-sách nông-nghiệp từ đó về sau, không riêng tại Arizona mà trên khắp nước Mỹ. Trong một bài diễn-văn được người khác đọc giùm sau cuộc tuyệt-thực, ông Chavez viết: “Bi-kịch lớn nhất đời người không phải là sống để rồi chết. Bi-kịch lớn nhất là khi ta không biết thế nào là sự mãn-nguyện của một người sẵn-sàng chết để người khác được sống”.
Khi Barack Obama ra ứng-cử tổng-thống năm 2008, ông đã chuyển-ngữ câu “Si se puede!” thành “Yes, we can!” và dùng nó làm khẩu-hiệu tranh-cử. Sau hai nhiệm-kỳ đầy sóng gió, cuối cùng Tổng-thống Obama cũng đã làm được điều không mấy ai ngờ tới, đó là tái-lập bang-giao với Cuba và làm vị tổng-thống Mỹ đầu tiên sang thăm Cuba sau gần chín thập-niên. Để chấm dứt bài nói chuyện lịch-sử trước một cử-toạ trong đó có Chủ-tịch nước Raul Castro - một nhà lãnh-đạo không do dân bầu, ông Obama đã khéo-léo gửi-gắm một thông-điệp mà chắc-chắn mọi người dân Cuba (luôn cả Fidel) đều nghe rõ và ngầm hiểu:
“Si se puede!”
Ghi chú:
(*) Đoạn cuối của bài phát-biểu: “Lịch-sử giữa Hoa-Kỳ và Cuba có cách-mạng, chiến-tranh, đấu-tranh, hy-sinh, ân-oán, và bây giờ là hoà-giải. Đã đến lúc chúng ta bỏ quá khứ lại sau lưng. Đã đến lúc chúng ta cùng quay hướng nhìn về tương-lai. Đây chắc chắn không phải là việc dễ và sẽ có lúc chúng ta gặp phải chướng-ngại. Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời-gian.
Tuy nhiên, những ngày ở Cuba vừa qua cho phép tôi đặt niềm tin và hy-vọng vào nhân-dân Cuba. Chúng ta có thể đồng-hành như bạn, như láng giềng, và như người thân trong gia-đình.
Si se puede. Mucho gracias. Thank you”.
Có thể tham-khảo thêm: bài diễn-văn của Tổng-thống Obama do ianbui chuyển-ngữ tại-đây.