“ĐỂ QUÁ KHỨ KHÔNG BAO GIỜ LẶP LẠI...”
- Thứ năm - 23/06/2016 04:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Người dân Ukraine không đòi nợ máu, không kêu gọi trả thù, cũng không nhắc lại những cái chết của hàng triệu người vô tội hòng gây chia rẽ. Họ chỉ tưởng nhớ và tiếc thương, họ muốn nhìn vào tận mắt của quá khứ để thấy chiến tranh là khủng khiếp, để quá khứ đau thương không bao giờ lặp lại...”.
Vào một buổi sáng mùa hè cách đây bốn năm, khi bé Cún còn đang học lớp 6, hai mẹ con tôi lục tục xách đồ ra bến tàu điện số 22 để tới Phòng khám đa khoa số 5 của thành phố Kiev theo chỉ dẫn đường đi mà tôi tra được qua Internet. Đấy là ngày mở đầu cho thời gian Plener hàng năm mà các học sinh của Trường Mỹ thuật Shevchenco phải thực hiện.
Trong khuôn viên của Phòng khám số 5 có một nhà thờ cũ, các con sẽ vẽ Plener ở đó. Khi đã giao bé Cún cho nhóm vẽ, tôi trở về nhà và nảy ra ý định sẽ đi bộ chứ không sử dụng phương tiện công cộng như lúc đi. Mò mẫm và vòng vèo trên những con phố đẫm mát bóng cây, ở một góc đường, tôi nhìn thấy bức tượng một thiếu niên, vâng, một thiếu niên nhỏ bé, cao đúng bằng tôi, đang đứng quay mặt vào tường, ngẩng mặt nhìn lên tấm bảng đồng gắn trên đó.
Tôi hơi giật mình vì sự sống động của bức tượng giữa một góc phố đông người qua lại như vậy. Em trông giống y như một em bé bằng xương bằng thịt, chăm chú đọc biển hướng dẫn trên đường, hình như em đang kiếm tìm gì đó. Bây giờ thì tôi đã biết rồi, em đang kiếm tìm quá khứ. Phía bên kia đường đối diện nơi em đứng là khu công viên rộng lớn mang tên Babiy Yar, địa danh đau thương nằm phía Bắc thành phố Kiev, nơi chính quyền chiếm đóng của Đức đã thảm sát khoảng từ 70.000 đến 200.000 người Do Thái, người Ukraine, người Nga, người Belarus...
Vào hồi 4 giờ sáng ngày 22-6-1941, không hề báo trước, khu vực Shulavskaya, xưởng phim Dovzhenko đã hứng chịu loạt bom đầu tiên của Đức ném xuống Kiev. Bắt đầu từ thời điểm ấy, người Kiev phân biệt rạch ròi cuộc đời của mình thành hai phần “trước” và “sau”. Thành phố đã kiên cường chống trả sự tấn công của quân Đức: đến tận ngày 19-9-1941 người Đức mới có thể tiến vào Kiev. Và cuộc thảm sát đẫm máu đầu tiên ở Babiy Yar diễn ra vào ngày 27-9-1941 sau khi hai tòa nhà mà quân Đức sử dụng làm tổng hành dinh tại phố Kreshachik, trung tâm Kiev, bị quân du kích phá hủy.
Trong khuôn viên của Phòng khám số 5 có một nhà thờ cũ, các con sẽ vẽ Plener ở đó. Khi đã giao bé Cún cho nhóm vẽ, tôi trở về nhà và nảy ra ý định sẽ đi bộ chứ không sử dụng phương tiện công cộng như lúc đi. Mò mẫm và vòng vèo trên những con phố đẫm mát bóng cây, ở một góc đường, tôi nhìn thấy bức tượng một thiếu niên, vâng, một thiếu niên nhỏ bé, cao đúng bằng tôi, đang đứng quay mặt vào tường, ngẩng mặt nhìn lên tấm bảng đồng gắn trên đó.
Tôi hơi giật mình vì sự sống động của bức tượng giữa một góc phố đông người qua lại như vậy. Em trông giống y như một em bé bằng xương bằng thịt, chăm chú đọc biển hướng dẫn trên đường, hình như em đang kiếm tìm gì đó. Bây giờ thì tôi đã biết rồi, em đang kiếm tìm quá khứ. Phía bên kia đường đối diện nơi em đứng là khu công viên rộng lớn mang tên Babiy Yar, địa danh đau thương nằm phía Bắc thành phố Kiev, nơi chính quyền chiếm đóng của Đức đã thảm sát khoảng từ 70.000 đến 200.000 người Do Thái, người Ukraine, người Nga, người Belarus...
Vào hồi 4 giờ sáng ngày 22-6-1941, không hề báo trước, khu vực Shulavskaya, xưởng phim Dovzhenko đã hứng chịu loạt bom đầu tiên của Đức ném xuống Kiev. Bắt đầu từ thời điểm ấy, người Kiev phân biệt rạch ròi cuộc đời của mình thành hai phần “trước” và “sau”. Thành phố đã kiên cường chống trả sự tấn công của quân Đức: đến tận ngày 19-9-1941 người Đức mới có thể tiến vào Kiev. Và cuộc thảm sát đẫm máu đầu tiên ở Babiy Yar diễn ra vào ngày 27-9-1941 sau khi hai tòa nhà mà quân Đức sử dụng làm tổng hành dinh tại phố Kreshachik, trung tâm Kiev, bị quân du kích phá hủy.
Cuối tháng 9-1941, hơn hai ngàn thông báo được dán mọi ngõ ngách của thành phố, yêu cầu đúng 8 giờ sáng ngày 27-9 tất cả dân Do Thái phải có mặt tại địa điểm cùng giấy tờ tùy thân và tài sản quý giá để chính quyền đưa đến một nơi an toàn như một dân tộc thượng đẳng. Và họ là những nạn nhân đầu tiên, bị lột trần, bị cướp đoạt mọi tài sản, từng nhóm 20-30 người bị lùa bằng gậy đến ngay hố chôn và bị bắn gục tại đó. Mỗi mồ chôn tập thể chất chồng nhiều lớp xác chết rồi mới được lấp đất.
Những vụ thảm sát như vậy kéo dài tới tháng 9-1943 trước khi quân Đức buộc phải rút lui khỏi Kiev. 329 tử tù đã nổi dậy, chỉ 18 người sống sót, 311 người hy sinh anh dũng và bảo vệ được một số ít tù nhân cho đến tháng 11-1943, lúc Hồng quân tiến vào Kiev.
Trang sử đẫm máu ấy không thể nào quên đối với người dân Ukraine. Từ mấy ngày trước, truyền hình đã phát những đoạn nhắc nhở ngắn để người nhân dân mang hoa tới đặt trước những tượng đài kỷ niệm những người vô danh đã ngã xuống trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, giai đoạn 1941-1945, Và tôi nhớ đến bức tượng em thiếu niên bé nhỏ, đội mũ cát-két, mặc áo khoác rộng từ thời chiến tranh với cái bao tải nhỏ khoác trên vai, đang chăm chú kiếm tìm lại quá khứ qua tấm biển đồng gắn trên bức tường ngôi nhà đối diện công viên Babiy Yar:
Để quá khứ không bao giờ lặp lại, hãy có đủ lòng dũng cảm để nhìn vào tận mắt quá khứ ấy
Чтобы прошлое не повторилось, имей смелость посмотреть ему в глаза
Чтобы прошлое не повторилось, имей смелость посмотреть ему в глаза
Hôm nay ở Ukraine là ngày Lễ Tiếc thương và Tưởng nhớ (День скорби и чествования памяти жертв войны). Người dân Ukraine không đòi nợ máu, không kêu gọi trả thù, cũng không nhắc lại những cái chết của hàng triệu người vô tội hòng gây chia rẽ. Họ chỉ tưởng nhớ và tiếc thương, họ muốn nhìn vào tận mắt của quá khứ để thấy chiến tranh là khủng khiếp, để quá khứ đau thương không bao giờ lặp lại nếu điều đó có thể tránh được bằng lòng yêu thương con người vô hạn.
Vinh quang thay Ukraine! Vinh quang thay những người Anh hùng!
Слава Украине! Героем слава!