VĂN GIANG - ECOPARK, ĐỒNG TÂM - VĂN GIANG - ECOPARK, ĐỒNG TÂM - VIETTEL: TỪ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
- Thứ năm - 20/04/2017 15:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Một doanh nghiệp tử tế, dù có bán những sản phẩm đẹp đẽ đến đâu, mà “xuất xứ” của nó trên một cái nền của bất công, sai phạm, khuất tất, đào những hố sâu khoảng cách giàu nghèo, phá hủy môi trường sống, thì cũng chỉ như ăn một món ngon, nhưng được chế biến bằng những nguyên liệu bẩn, độc hại mà thôi”.
Tròn 5 năm trước, đúng vào tháng 4-2012, những xung đột đất đai xung quanh việc trưng thu đất tại Văn Giang để xây dựng dự án khu đô thị “sinh thái” Ecopark đẩy lên đỉnh điểm với cuộc 'bạo động” của người nông dân vì đền bù đất đai không thoải đáng (135 nghìn đồng/m2 đất ruộng, trong khi giá nhà ở tại Ecopark trung bình khoảng 20-25 triệu đồng/m2 vào thời điểm đó).
Ecopark là một trong những dự án đô thị phần nào minh hoạ cho nhiều mặt khoảng cách, thậm chí mặt trái, giữa danh xưng “đô thị sinh thái” và sự thật nhiều phần phát triển trên cái nền và với mục tiêu không hề bền vững!
Cuộc xung đột tại Văn Giang là một minh chứng cho những bất cập về phát triển đô thị tiêu tốn đất nông nghiệp, cho những chính sách nhà nước phát triển tập trung vào kinh tế đô thị, bỏ qua sự phát triển hài hòa và cân bằng của kinh tế nông thôn tại các làng xã.
Nó cũng muốn đặt câu hỏi, rằng một doanh nghiệp, một khu đô thị có xứng đáng được tôn xưng “sinh thái”, “kiểu mẫu”, khi xây dựng trên nền một sự đền bù đất nông nghiệp không tương xứng, bỏ qua sự bất mãn của chính người dân địa phương nơi khu đô thị ấy mọc lên? (*)
Thật tình cờ, vào đúng tháng 4 năm nay, cuộc xung đột Mỹ Đức đang nóng bỏng, chưa có hồi kết, lại thêm một hệ lụy của những chính sách đất đai không hợp lý, thiếu minh bạch, những khuất tất của bộ máy quản lý các cấp trong các chính sách đền bù, giải tỏa và sử dụng đất nông nghiệp. (Tổng hợp lịch sử chuyển đổi đất đai tại Đồng Tâm, có thể tham khảo tại đây).
Cũng trùng hợp thay, vài tháng nay tôi tham gia dịch một cuốn sách nghiên cứu mới xuất bản (**), tổng hợp các bài nghiên cứu của các chuyên gia đô thị quốc tế và Việt Nam, xoay quanh câu chuyện gốc rễ của “chuyển đổi đất nông nghiệp”, được nhắc đến với những câu chuyện, con số mới hơn, rộng hơn trong rất nhiều làng xã ngoại đô Hà Nội.
Những tiếng nói của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ nhiều năm nay, đặt câu hỏi, chỉ trích những chính sách “từ trên cao”, những điểm không bền vững của hình thái phát triển đô thị này. Cùng với những mâu thuẫn chưa có hồi kết với người nông dân, gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh từ nhiều phía lên những chính sách đất đai và phát triển cần phải xem xét lại.
Nhưng xem ra, chưa một bài học nào được rút ra, chưa một động thái nào ghi nhận để cải thiện nó. (Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 không có nhiều thay đổi về đền bù đất đai).
Thấy bất lực vì tiếng nói ấy nhỏ bé quá, nó chìm nghỉm trong như sự chống chọi của người dân làng Mỹ Đức hôm nay, Văn Giang hôm qua, và bao nhiêu người nông dân mất đất khác.
Ecopark là một trong những dự án đô thị phần nào minh hoạ cho nhiều mặt khoảng cách, thậm chí mặt trái, giữa danh xưng “đô thị sinh thái” và sự thật nhiều phần phát triển trên cái nền và với mục tiêu không hề bền vững!
Cuộc xung đột tại Văn Giang là một minh chứng cho những bất cập về phát triển đô thị tiêu tốn đất nông nghiệp, cho những chính sách nhà nước phát triển tập trung vào kinh tế đô thị, bỏ qua sự phát triển hài hòa và cân bằng của kinh tế nông thôn tại các làng xã.
Nó cũng muốn đặt câu hỏi, rằng một doanh nghiệp, một khu đô thị có xứng đáng được tôn xưng “sinh thái”, “kiểu mẫu”, khi xây dựng trên nền một sự đền bù đất nông nghiệp không tương xứng, bỏ qua sự bất mãn của chính người dân địa phương nơi khu đô thị ấy mọc lên? (*)
Thật tình cờ, vào đúng tháng 4 năm nay, cuộc xung đột Mỹ Đức đang nóng bỏng, chưa có hồi kết, lại thêm một hệ lụy của những chính sách đất đai không hợp lý, thiếu minh bạch, những khuất tất của bộ máy quản lý các cấp trong các chính sách đền bù, giải tỏa và sử dụng đất nông nghiệp. (Tổng hợp lịch sử chuyển đổi đất đai tại Đồng Tâm, có thể tham khảo tại đây).
Cũng trùng hợp thay, vài tháng nay tôi tham gia dịch một cuốn sách nghiên cứu mới xuất bản (**), tổng hợp các bài nghiên cứu của các chuyên gia đô thị quốc tế và Việt Nam, xoay quanh câu chuyện gốc rễ của “chuyển đổi đất nông nghiệp”, được nhắc đến với những câu chuyện, con số mới hơn, rộng hơn trong rất nhiều làng xã ngoại đô Hà Nội.
Những tiếng nói của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ nhiều năm nay, đặt câu hỏi, chỉ trích những chính sách “từ trên cao”, những điểm không bền vững của hình thái phát triển đô thị này. Cùng với những mâu thuẫn chưa có hồi kết với người nông dân, gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh từ nhiều phía lên những chính sách đất đai và phát triển cần phải xem xét lại.
Nhưng xem ra, chưa một bài học nào được rút ra, chưa một động thái nào ghi nhận để cải thiện nó. (Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 không có nhiều thay đổi về đền bù đất đai).
Thấy bất lực vì tiếng nói ấy nhỏ bé quá, nó chìm nghỉm trong như sự chống chọi của người dân làng Mỹ Đức hôm nay, Văn Giang hôm qua, và bao nhiêu người nông dân mất đất khác.
Sẽ thay đổi gì được đây? Như vài năm sau, dân thành phố, biết hay không biết sự kiện Văn GIang, vẫn chọn Ecopark là mẫu hình để mơ ước mua ngôi nhà của mình, đến đó vui chơi, nghỉ ngơi hàng tuần, tôn vinh doanh nghiệp và khu đô thị như cái đích của phát triển ngày nay.
Tôi mỗi lần về nước, vẫn muốn đến đó, nhưng chỉ là để nhìn tận mắt một ví dụ làm tôi day dứt. Vì dù có ngắm một khu đô thị mới hào nhoáng, “thân thiện” đến đâu, cũng không làm tôi quên được những người dân Văn Giang, giờ này, còn ai bị tù đày, còn bao người ảnh hưởng bởi những chính sách trưng dụng, đền bù, chuyển đổi đất nông nghiệp?
Nhưng còn mấy ai nhớ?
Các kiến trúc sư làm cho VIHAJICO (Việt Hưng) - doanh nghiệp xây Ecopark, và sắp tới là dự án tái định cư trên hồ Thành Công - đã giải thích với tôi về việc chuyển đổi đất công viên thành đất cây xanh khu đô thị, rằng đây là một dự án “nhân văn”, với kinh nghiệm xây dựng một đô thị xanh cảnh quan đẹp nhất Việt Nam như Ecopark. Họ nói phải biết “hy sinh” 1ha hồ, vài năm nữa sẽ có được một khu tái định cư đẹp như Ecopark!
Nhìn dòng người đổ đến Ecopark hôm nay, tôi nghĩ có lẽ anh ta dự đoán đúng, người dân sẽ nhanh quên những bất bình ở Văn Giang, sẽ quên 1ha hồ công cộng trở thành mặt nước công viên của một khu đô thị.
Họ sẽ vẫn sử dụng những sản phẩm của các doanh nghiệp như Công ty BĐS Việt Hưng, lên tiếng về cáp treo Sa Pa hay Sơn Đoong nhưng sẽ vẫn dùng dịch vụ Sun Group, biết về phá rừng Phú Quốc, kinh doanh động vật quý hiếm, về khu đất Giảng Võ, Cinémathèque nhưng vẫn lựa chọn mua sắm ở Vingroup, biết đến Mỹ Đức với dự án kinh doanh “quốc phòng” của Viettel, nhưng vẫn dùng sản phẩm của nhà mạng này.
Còn với tôi, một doanh nghiệp tử tế, dù có bán những sản phẩm đẹp đẽ đến đâu, mà “xuất xứ” của nó trên một cái nền của bất công, sai phạm, khuất tất, đào những hố sâu khoảng cách giàu nghèo, phá huỷ môi trường sống, thì cũng chỉ như ăn một món ngon, nhưng được chế biến bằng những nguyên liệu bẩn, độc hại mà thôi.
Nó thỏa mãn nhu cầu ngày hôm nay, nhưng sẽ hại chính chúng ta và con cháu ngày mai, hoặc hại đồng bào mình, ở một nơi khác.
Nếu người tiêu dùng muốn sản phẩm khác, thị trường của chúng ta có lẽ chưa có nhiều lựa chọn tốt hơn?
Họ có thể thúc đẩy “tạo ra” những sản phẩm đó không?
Người tiêu dùng như chúng ta, chẳng lẽ không có quyền đòi hỏi được sử dụng những sản phẩm tốt, đẹp mà vẫn có xuất xứ “sạch” sao?
Ghi chú:
(*) Những ví dụ và phân tích này, tôi đã đưa vào luận án và bài viết được xuất bản tháng 4-2017 trong cuốn sách “Transitions urbaines en Asie du Sud-Est. De la métropolisation et de ses formes dérivées” (Những chuyển đổi đô thị vùng Đông Nam Á. Đại đô thị hóa và các hình thái phát sinh), phát hành bởi IRD và IRACSEC)
(**) “Hà Nội - đại đô thị tương lai - đứt gãy trong việc sát nhập các làng xã vào đô thị”, phát hành bởi IRD, tháng 1-2016.