Pháp: “PHÁT BIỂU ĐƯỢC CHỜ ĐỢI NHẤT” CỦA MACRON
- Thứ ba - 11/12/2018 21:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Hơn bao giờ hết, người Pháp đòi hỏi được tham gia vào các quyết định quan trọng của chính phủ qua trưng cầu dân ý. Họ đang chứng minh quyền làm chủ đất nước của mình bởi họ tin vào giá trị và sức mạnh của tự do và dân chủ, những điều mà cha ông họ từ bao thế hệ đã gây dựng và gìn giữ”.
20h ngày hôm qua, Chủ nhật 10-12, Emanuel Macron, Tổng thống Cộng hòa Pháp đã có bài phát biểu dài 12 phút trước quốc dân sau một tháng im lặng, mặc cho khủng hoảng và sự tức giận của những người Áo vàng (“Gilets Jaunes”) lan tràn khắp đất nước.
Ông cũng tuyên bố các quyết định mang hiệu lực tức thời được đưa ra với mục đích làm dịu sự giận dữ của những công dân Áo vàng: nâng lương tối thiểu, bỏ áp thuế vào lương từ giờ làm thêm, bỏ tăng thuế an sinh cho những người hưởng lương hưu thấp…
Đây có lẽ là những lời phát biểu được chờ đợi nhất kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của Macron.
Ông ghi nhận sự bất bình và tức giận của người dân, của những người phụ nữ đơn thân, những người có thu nhập thấp, những người về hưu với khoản tiền lương ít ỏi đang chật vật sống mỗi ngày cuối tháng, “những người yếu thế (fragile)... với những nỗi lo lắng không phải mới có từ hôm qua”.
Ông cũng lên án những hành động bạo lực xuất hiện song song phong trào Áo vàng. “Những hành động bạo lực này sẽ không được tha thứ, chúng ta đã nhìn thấy tất cả những kẻ cơ hội, những chính trị gia vô trách nhiệm, những người chỉ có một mục đích duy nhất - làm lung lay nền Cộng hòa”, “không có sự tức giận nào có thể là lý do cho việc tấn công một cảnh sát”, Tổng thống Pháp nhấn mạnh.
Macron nhận phần trách nhiệm của mình khi ông cùng chính phủ đã không có những biện pháp nhanh chóng và thỏa đáng để giải quyết những vấn đề tồn đọng từ 40 năm qua. “Tôi cũng biết rằng, đôi lúc tôi đã làm tổn thương các quý vị qua những phát biểu của mình”, ông thừa nhận.
“Nếu tôi đang cố gắng làm tất cả để thay đổi hệ thống chính sách hiện hành thì đó là vì hơn bao giờ hết tôi tin vào đất nước của mình, đất nước mà tôi yêu. Quyền pháp định của tôi, tôi chỉ có được khi được người dân ủy thác”, Tổng thống Pháp trần tình.
Tiếp sau đó, ông Macron đưa ra 4 quyết định mang hiệu lực tức thời nhằm đáp ứng đòi hỏi của phe Áo vàng, nhằm tăng nguồn thu của mỗi gia đình:
1. Tăng mức lương tối thiểu 100 Euro.
2. Bỏ áp thuế thu nhập cho lương từ giờ làm thêm.
3. Hủy tăng thuế an sinh cho những người về hưu có lương hưu dưới 2.000 Euro.
4. Bỏ áp thuế cho các công ty vào khoản tiền thưởng cuối năm dành cho nhân viên.
Ngoài ra, Tổng thống Macron cũng khẳng định sẽ không khôi phục lại thuế tài sản dành cho người giàu, bởi điều này sẽ khiến chảy máu đầu tư. “Tôi biết một số người muốn tôi khôi phục lại thuế này, nó đã tồn tại từ 40 năm nay, chúng ta có thấy cuộc sống tốt hơn không? Những người giàu có bỏ đất nước”.
Ông cũng tuyên bố các quyết định mang hiệu lực tức thời được đưa ra với mục đích làm dịu sự giận dữ của những công dân Áo vàng: nâng lương tối thiểu, bỏ áp thuế vào lương từ giờ làm thêm, bỏ tăng thuế an sinh cho những người hưởng lương hưu thấp…
Đây có lẽ là những lời phát biểu được chờ đợi nhất kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của Macron.
Ông ghi nhận sự bất bình và tức giận của người dân, của những người phụ nữ đơn thân, những người có thu nhập thấp, những người về hưu với khoản tiền lương ít ỏi đang chật vật sống mỗi ngày cuối tháng, “những người yếu thế (fragile)... với những nỗi lo lắng không phải mới có từ hôm qua”.
Ông cũng lên án những hành động bạo lực xuất hiện song song phong trào Áo vàng. “Những hành động bạo lực này sẽ không được tha thứ, chúng ta đã nhìn thấy tất cả những kẻ cơ hội, những chính trị gia vô trách nhiệm, những người chỉ có một mục đích duy nhất - làm lung lay nền Cộng hòa”, “không có sự tức giận nào có thể là lý do cho việc tấn công một cảnh sát”, Tổng thống Pháp nhấn mạnh.
Macron nhận phần trách nhiệm của mình khi ông cùng chính phủ đã không có những biện pháp nhanh chóng và thỏa đáng để giải quyết những vấn đề tồn đọng từ 40 năm qua. “Tôi cũng biết rằng, đôi lúc tôi đã làm tổn thương các quý vị qua những phát biểu của mình”, ông thừa nhận.
“Nếu tôi đang cố gắng làm tất cả để thay đổi hệ thống chính sách hiện hành thì đó là vì hơn bao giờ hết tôi tin vào đất nước của mình, đất nước mà tôi yêu. Quyền pháp định của tôi, tôi chỉ có được khi được người dân ủy thác”, Tổng thống Pháp trần tình.
Tiếp sau đó, ông Macron đưa ra 4 quyết định mang hiệu lực tức thời nhằm đáp ứng đòi hỏi của phe Áo vàng, nhằm tăng nguồn thu của mỗi gia đình:
1. Tăng mức lương tối thiểu 100 Euro.
2. Bỏ áp thuế thu nhập cho lương từ giờ làm thêm.
3. Hủy tăng thuế an sinh cho những người về hưu có lương hưu dưới 2.000 Euro.
4. Bỏ áp thuế cho các công ty vào khoản tiền thưởng cuối năm dành cho nhân viên.
Ngoài ra, Tổng thống Macron cũng khẳng định sẽ không khôi phục lại thuế tài sản dành cho người giàu, bởi điều này sẽ khiến chảy máu đầu tư. “Tôi biết một số người muốn tôi khôi phục lại thuế này, nó đã tồn tại từ 40 năm nay, chúng ta có thấy cuộc sống tốt hơn không? Những người giàu có bỏ đất nước”.
Liệu phát biểu này có phải là câu trả lời mà phong trào Áo vàng chờ đợi? Liệu mọi quyết định mà chính phủ Pháp đưa ra có thể làm dịu sự tức giận và lấy lại niềm tin của người dân hay không?
Trên mạng xã hội, bên cạnh những lời chia sẻ rằng dù đây chỉ là những giải pháp mang tính tình thế và một số Áo vàng tạm hài lòng thì số đông nói rằng họ không thấy các quyết định này đủ thỏa đáng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đến hè sang năm, đến Noel sang năm nếu cần”, “act 5 đang được bàn tới”, v.v...
Chính phủ Pháp cùng Tổng thống Emanuel Macron dường như đã lỡ chuyến tàu đồng hành của người dân, những biện pháp đáp ứng ngày hôm nay đã có khả năng làm tắt ngòi của cuộc khủng hoảng nếu nó được kịp thời đưa ra cách đây một tháng.
Nhìn bề ngoài, dễ có cảm giác vì bị gạt bên lề, người Pháp Áo vàng mất lòng tin vào chính phủ của mình, và không còn tin vào hình thức dân chủ đại diện hiện tại. Nhưng từ bên trong, đó là cả một sự vận động tự thân chuyển hóa để tìm cho mình hình thái dân chủ đáp ứng với nhu cầu và hoàn cảnh hiện tại.
Hơn bao giờ hết, họ đòi hỏi được tham gia vào các quyết định quan trọng của chính phủ qua trưng cầu dân ý. Họ đang chứng minh quyền làm chủ đất nước của mình bởi họ tin vào giá trị và sức mạnh của tự do và dân chủ, những điều mà cha ông họ từ bao thế hệ đã gây dựng và gìn giữ.
Liệu những công dân Áo vàng có đủ khả năng tạo thay đổi, để một nền dân chủ trực tiếp hay bán trực tiếp một ngày nào đó được áp dụng trên đất nước này?