NHỮNG NGƯỜI THỨC TỈNH LƯƠNG TRI ĐỒNG LOẠI
- Thứ sáu - 17/08/2018 06:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chỉ là một góc tưởng niệm nho nhỏ, một gò đất được vun cao lên chút chút như một thân thể đau đớn vì vận nước, nhưng hàng ngày vẫn có không biết bao nhiêu khách bộ hành dừng chân ở nơi đó, đặt hoa hoặc đơn thuần tưởng nhớ về những ngọn đuốc sống nhằm thức tỉnh lương tri đồng loại...”.
“Mặc cho hành động mà Jan Palach đã làm, cuộc sống của chúng ta lại trở về y như cũ. Đây là điều khiến tôi quyết định trở thành ngọn đuốc sống thứ hai nhằm thức tỉnh lương tâm các bạn. Tôi làm điều đó không phải để các bạn khóc thương, để trở nên nổi tiếng hoặc vì tôi điên rồ.
Tôi quyết định hy sinh để các bạn quả thực gắng sức lên và đừng để cho vài kẻ độc tài áp bức các bạn! Chớ quên rằng, một khi ai đó bị chìm dưới nước, thì người ấy có cao bao nhiêu cũng không còn đáng kể nữa. (...)
Hãy để ngọn đuốc của tôi rọi sáng con đường dẫn tới nước Tiệp Khắc tự do và hạnh phúc!”.
Đó là những lời Jan Zajíc để lại “gửi các công dân Cộng hòa Tiệp Khắc” trước khi dùng xăng tự thiêu vào hồi 1h30 chiều 25-2-1969 tại hành lang tòa nhà số 39 quảng trường trung tâm Wenceslas, Praha. Lửa bùng cháy, chàng trai 18 tuổi đã chết ngay giữa lối đi mà không kịp chạy ra khỏi tòa nhà.
Ngọn đuốc sống thứ hai của Liên bang Tiệp Khắc đã hy sinh với hình thức phản kháng quyết liệt ấy trong cảnh Tiệp Khắc bị chiếm đóng bởi quân đội liên quân Warszawa, đứng đầu là Liên Xô, một tháng sau khi anh tham gia cuộc tuyệt thực và có mặt trong lễ tưởng niệm Jan Palach của giới học sinh.
Jan Zajíc đã chờ đợi các sinh viên khác tiếp nối tấm gương của Jan Palach theo lời kêu gọi trong lá thư cuối cùng của anh. Nhưng rốt cục, không thấy ai hưởng ứng, và Jan Zajíc nhận về mình vai trò thức tỉnh công luận ấy, sau khi đã viết nhiều thư kêu gọi người dân Tiệp Khắc chống lại bạo quyền Xô-viết.
Với mối giao cảm đồng nhất dù không hề quen biết, hai chàng trai hy sinh tuổi thanh xuân cho nền độc lập của Tiệp Khắc năm 1969 đều cùng chung một mục tiêu: không chỉ phản đối sự xâm lăng của Liên Xô, mà còn thức tỉnh dân Tiệp Khắc đừng bỏ cuộc, đừng nản chí, đừng buông xuôi thỏa hiệp.
Đồng thời, thức tỉnh cũng là mục tiêu của ít nhất 10 người khác, đa số đều là thanh niên từ 19 đến 25 tuổi, trong khoảng từ ngày 16-1-1969 tới 14-5-1972, cùng chọn cách tự thiêu để phản đối việc quân đội các nước cộng sản đưa quân vào Tiệp Khắc, cũng như lên án nền độc tài theo mô hình Stalinist.
Trong số đó, nhiều người không phải là công dân Tiệp Khắc, mà Bauer Sándor của Hungary là người trẻ nhất ở độ tuổi 17. Sự hy sinh của anh đã được hậu thế ghi nhận và vinh danh là “Ngọn đuốc sống làm dịu đi lương tâm bất bình của tất cả chúng ta, những kẻ đã yên phận chịu kiếp tôi đòi”.
Có thể giả thiết, những con người quả cảm ấy ý thức được rằng cái chết của họ không dẫn tới sự thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, bằng việc lựa chọn cái chết, họ đã đưa ra thông điệp và tấm gương cho người sống: không bao giờ được cam chịu khi phải sống trong một thể chế độc tài.
Chọn làm những viên gạch lót đường như thế đòi hỏi một tinh thần quên mình, một sức mạnh nội tâm ở mức cao nhất, mà chắc chắn rất ít người làm được. Rất có thể, trước khi ra đi, chính họ cũng băn khoăn và ưu tư với câu hỏi, bao giờ những người bạn họ mới thức tỉnh để đồng hành cùng họ?
Một đất nước chỉ xứng đáng với những người con ưu tú của mình, nếu tới một lúc nào đó, nó rũ bỏ được sự thờ ơ, lãnh đạm và bàng quan mà đa số bấy nay vẫn chìm đắm trong đó. Bằng không, sự hy sinh của họ - dù anh dũng và đáng khâm phục tới bao nhiêu đi nữa, cũng vẫn chỉ là vô ích!
Tiệp Khắc đã làm được điều đó bằng những nỗ lực bền bỉ trong nhiều thập niên của những con người đã thức tỉnh. Nửa thế kỷ sau ngày qua đời, Jan Palach và Jan Zajíc đã được tưởng nhớ ở vị trí hết sức trang trọng, đúng tại nơi họ quyên sinh vì dân tộc, trước tòa nhà Bảo tàng Quốc gia.
Chỉ là một góc tưởng niệm nho nhỏ, một gò đất được vun cao lên chút chút như một thân thể đau đớn vì vận nước, nhưng hàng ngày vẫn có không biết bao nhiêu khách bộ hành dừng chân ở nơi đó, đặt hoa hoặc đơn thuần tưởng nhớ về những ngọn đuốc sống nhằm thức tỉnh lương tri đồng loại...
Tôi quyết định hy sinh để các bạn quả thực gắng sức lên và đừng để cho vài kẻ độc tài áp bức các bạn! Chớ quên rằng, một khi ai đó bị chìm dưới nước, thì người ấy có cao bao nhiêu cũng không còn đáng kể nữa. (...)
Hãy để ngọn đuốc của tôi rọi sáng con đường dẫn tới nước Tiệp Khắc tự do và hạnh phúc!”.
Đó là những lời Jan Zajíc để lại “gửi các công dân Cộng hòa Tiệp Khắc” trước khi dùng xăng tự thiêu vào hồi 1h30 chiều 25-2-1969 tại hành lang tòa nhà số 39 quảng trường trung tâm Wenceslas, Praha. Lửa bùng cháy, chàng trai 18 tuổi đã chết ngay giữa lối đi mà không kịp chạy ra khỏi tòa nhà.
Ngọn đuốc sống thứ hai của Liên bang Tiệp Khắc đã hy sinh với hình thức phản kháng quyết liệt ấy trong cảnh Tiệp Khắc bị chiếm đóng bởi quân đội liên quân Warszawa, đứng đầu là Liên Xô, một tháng sau khi anh tham gia cuộc tuyệt thực và có mặt trong lễ tưởng niệm Jan Palach của giới học sinh.
Jan Zajíc đã chờ đợi các sinh viên khác tiếp nối tấm gương của Jan Palach theo lời kêu gọi trong lá thư cuối cùng của anh. Nhưng rốt cục, không thấy ai hưởng ứng, và Jan Zajíc nhận về mình vai trò thức tỉnh công luận ấy, sau khi đã viết nhiều thư kêu gọi người dân Tiệp Khắc chống lại bạo quyền Xô-viết.
Với mối giao cảm đồng nhất dù không hề quen biết, hai chàng trai hy sinh tuổi thanh xuân cho nền độc lập của Tiệp Khắc năm 1969 đều cùng chung một mục tiêu: không chỉ phản đối sự xâm lăng của Liên Xô, mà còn thức tỉnh dân Tiệp Khắc đừng bỏ cuộc, đừng nản chí, đừng buông xuôi thỏa hiệp.
Đồng thời, thức tỉnh cũng là mục tiêu của ít nhất 10 người khác, đa số đều là thanh niên từ 19 đến 25 tuổi, trong khoảng từ ngày 16-1-1969 tới 14-5-1972, cùng chọn cách tự thiêu để phản đối việc quân đội các nước cộng sản đưa quân vào Tiệp Khắc, cũng như lên án nền độc tài theo mô hình Stalinist.
Trong số đó, nhiều người không phải là công dân Tiệp Khắc, mà Bauer Sándor của Hungary là người trẻ nhất ở độ tuổi 17. Sự hy sinh của anh đã được hậu thế ghi nhận và vinh danh là “Ngọn đuốc sống làm dịu đi lương tâm bất bình của tất cả chúng ta, những kẻ đã yên phận chịu kiếp tôi đòi”.
Có thể giả thiết, những con người quả cảm ấy ý thức được rằng cái chết của họ không dẫn tới sự thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, bằng việc lựa chọn cái chết, họ đã đưa ra thông điệp và tấm gương cho người sống: không bao giờ được cam chịu khi phải sống trong một thể chế độc tài.
Chọn làm những viên gạch lót đường như thế đòi hỏi một tinh thần quên mình, một sức mạnh nội tâm ở mức cao nhất, mà chắc chắn rất ít người làm được. Rất có thể, trước khi ra đi, chính họ cũng băn khoăn và ưu tư với câu hỏi, bao giờ những người bạn họ mới thức tỉnh để đồng hành cùng họ?
Một đất nước chỉ xứng đáng với những người con ưu tú của mình, nếu tới một lúc nào đó, nó rũ bỏ được sự thờ ơ, lãnh đạm và bàng quan mà đa số bấy nay vẫn chìm đắm trong đó. Bằng không, sự hy sinh của họ - dù anh dũng và đáng khâm phục tới bao nhiêu đi nữa, cũng vẫn chỉ là vô ích!
Tiệp Khắc đã làm được điều đó bằng những nỗ lực bền bỉ trong nhiều thập niên của những con người đã thức tỉnh. Nửa thế kỷ sau ngày qua đời, Jan Palach và Jan Zajíc đã được tưởng nhớ ở vị trí hết sức trang trọng, đúng tại nơi họ quyên sinh vì dân tộc, trước tòa nhà Bảo tàng Quốc gia.
Chỉ là một góc tưởng niệm nho nhỏ, một gò đất được vun cao lên chút chút như một thân thể đau đớn vì vận nước, nhưng hàng ngày vẫn có không biết bao nhiêu khách bộ hành dừng chân ở nơi đó, đặt hoa hoặc đơn thuần tưởng nhớ về những ngọn đuốc sống nhằm thức tỉnh lương tri đồng loại...