KHÁI NIỆM “VƯỢT LÊN MỌI NGHI NGỜ HỢP LÝ” TRONG ÁN HÌNH SỰ
- Chủ nhật - 13/09/2020 13:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Muốn kết tội hình sự ai thì cần có bằng chứng không thể chối cãi, vượt lên trên mọi nghi ngờ hợp lý. Còn không, sự thù hận và phẫn uất sẽ còn tồn tại dài dài trong xã hội”.
Trong những vụ án hình sự (ví dụ như giết người) mà bị cáo có thể phải chịu án từ nhiều năm tù cho đến chung thân hoặc tử hình, một tiêu chuẩn pháp luật rất quan trọng cần được chú ý là “reasonable doubt”, được hiểu là “nghi ngờ hợp lý”.
Đối với bị cáo, “reasonable doubt” còn là một quyền lợi hợp pháp nghiêng về bản thân họ: để thuyết phục quan tòa và bồi thẩm đoàn về tội trạng của bị cáo, bên công tố cần phải chứng minh rằng bị cáo đích thực đã thực hiện hành vi phạm tội đó, VƯỢT LÊN MỌI NGHI NGỜ HỢP LÝ (“beyond reasonable doubt”).
Chúng ta thường hay nhảy vội đến kết luận khi theo dõi một vụ án hình sự nghiêm trọng, theo kiểu “đấy, chắc chắn thằng ấy có tội (giết người) vì nó đã nhận tội với điều tra viên rồi mà!” hoặc “con ấy đúng là giết chồng vì nó là người cuối cùng có mặt tại hiện trường!”, v.v… và v.v… Trong thực tế, dựa trên lý lẽ công bằng của luật pháp, các yếu tố trên vốn không đủ để cấu thành bằng cứ tội trạng, và công tố viên cần nhiều, rất nhiều hơn nữa để thuyết phục quan tòa hoặc bồi thẩm đoàn.
Ví dụ, việc bị cáo nhận tội với điều tra viên có thể là do sức ép, bị mắc bẫy trong lúc thẩm cung, không hiểu nhiều về quyền lợi của mình, hoặc thậm chí bị tra tấn nên nhận tội. Trách nhiệm của bên công tố là chứng minh hoàn toàn không có những mờ ám như thế này trong quá trình điều tra và hỏi cung bị cáo.
Ví dụ, việc người vợ là người cuối cùng có mặt tại hiện trường nơi chồng bị giết hoàn toàn không nói lên được điều gì cả, dù cô ta có là kẻ chịu tình nghi lớn nhất. Để chứng minh tội trạng, bên công tố cần phải có thêm bao bằng chứng không thể chối cãi về động cơ, về hung khí, về hành vi phạm tội đã diễn ra như thế nào, về khả năng có một kẻ nào khác gây án, v.v…
Cần có những bằng chứng rõ ràng, không có thể chối cãi, vượt lên mọi nghi ngờ hợp lý (beyond reasonable doubt)… Phải như thế để khi tuyên án, dư luận tâm phục khẩu phục. Để người dân có phần nào an tâm là bị cáo đã không chịu tội oan, và án tù đưa ra là đích đáng.
Có một phương châm nổi tiếng trong hoạt động tư pháp: “It is better that ten guilty persons escape than that one innocent suffer”, tạm dịch: “Thà để mười tên tội phạm thoát án còn hơn là một người vô tội chịu hàm oan”.
Đối với bị cáo, “reasonable doubt” còn là một quyền lợi hợp pháp nghiêng về bản thân họ: để thuyết phục quan tòa và bồi thẩm đoàn về tội trạng của bị cáo, bên công tố cần phải chứng minh rằng bị cáo đích thực đã thực hiện hành vi phạm tội đó, VƯỢT LÊN MỌI NGHI NGỜ HỢP LÝ (“beyond reasonable doubt”).
Chúng ta thường hay nhảy vội đến kết luận khi theo dõi một vụ án hình sự nghiêm trọng, theo kiểu “đấy, chắc chắn thằng ấy có tội (giết người) vì nó đã nhận tội với điều tra viên rồi mà!” hoặc “con ấy đúng là giết chồng vì nó là người cuối cùng có mặt tại hiện trường!”, v.v… và v.v… Trong thực tế, dựa trên lý lẽ công bằng của luật pháp, các yếu tố trên vốn không đủ để cấu thành bằng cứ tội trạng, và công tố viên cần nhiều, rất nhiều hơn nữa để thuyết phục quan tòa hoặc bồi thẩm đoàn.
Ví dụ, việc bị cáo nhận tội với điều tra viên có thể là do sức ép, bị mắc bẫy trong lúc thẩm cung, không hiểu nhiều về quyền lợi của mình, hoặc thậm chí bị tra tấn nên nhận tội. Trách nhiệm của bên công tố là chứng minh hoàn toàn không có những mờ ám như thế này trong quá trình điều tra và hỏi cung bị cáo.
Ví dụ, việc người vợ là người cuối cùng có mặt tại hiện trường nơi chồng bị giết hoàn toàn không nói lên được điều gì cả, dù cô ta có là kẻ chịu tình nghi lớn nhất. Để chứng minh tội trạng, bên công tố cần phải có thêm bao bằng chứng không thể chối cãi về động cơ, về hung khí, về hành vi phạm tội đã diễn ra như thế nào, về khả năng có một kẻ nào khác gây án, v.v…
Cần có những bằng chứng rõ ràng, không có thể chối cãi, vượt lên mọi nghi ngờ hợp lý (beyond reasonable doubt)… Phải như thế để khi tuyên án, dư luận tâm phục khẩu phục. Để người dân có phần nào an tâm là bị cáo đã không chịu tội oan, và án tù đưa ra là đích đáng.
Có một phương châm nổi tiếng trong hoạt động tư pháp: “It is better that ten guilty persons escape than that one innocent suffer”, tạm dịch: “Thà để mười tên tội phạm thoát án còn hơn là một người vô tội chịu hàm oan”.
Vụ án Đồng Tâm, có tất cả 29 người đứng trước vành móng ngựa, hai trong số họ đối diện với án tử hình, một án tù chung thân.
Có vài ý kiến than thở, ôi vụ này rối rắm quá, chả biết bên nào đúng bên nào sai, ai có tội hay không có tội. Theo tôi, chẳng có gì quá phức tạp nếu ta theo dõi những diễn biến cùng những “bằng chứng” được bên công tố tung ra để kết tội các bị cáo.
Chỉ chuyện hiện trường hung án cùng các hành vi tội ác đã diễn ra như thế nào mà bên công tố đã vô cùng nhập nhằng, lờ mờ, đưa cơ sở thiếu tính khoa học, v.v… nội những điều này thôi đã đủ cho chúng ta thấy công tố viên không vượt qua được tiêu chuẩn “reasonable doubt”. Dưới những nền tư pháp công minh, các bị cáo đối diện với án tử và chung thân như những người nông dân này sẽ phải được trắng án, vì quyền nghi ngờ hợp lý thuộc về họ.
Ở một mặt nào đó, tôi không quan tâm hay có cảm tình đặc biệt gì với nông dân Đồng Tâm nói chung. Nhưng dưới con mắt luật pháp, đúng là đúng và sai là sai. Muốn kết tội hình sự ai thì cần có bằng chứng không thể chối cãi, vượt lên trên mọi nghi ngờ hợp lý. Còn không, sự thù hận và phẫn uất sẽ còn tồn tại dài dài trong xã hội.