ĐỂ LẠI DI SẢN GÌ CHO THẾ HỆ SAU?
- Thứ tư - 01/02/2017 20:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Cái làm cho nước Mỹ vĩ đại không phải là sự thù địch và chia rẽ, mà chính là sự nhân văn và đoàn kết chống lại cái ác. Cái làm cho loài người vĩ đại không phải là sự ích kỷ, tư lợi, căm ghét, mà là tình thương, tôn trọng, chia sẻ. Thế giới cần nhiều hơn nữa những lãnh đạo như Justin Trudeau, Angela Merkel chứ ko phải Donald Trump”.
Không biết thế giới này rồi đi về đâu? Hoa Kỳ và Anh Quốc như hai biểu tượng của thế giới tự do, tiến bộ, chỉ trong tích tắc đã thành thê thảm trong ít ngày...
Hôm qua mình đọc được một bài báo rất hay trên tờ “The Guardian” phê phán thủ tướng Anh Theresa May không có “la bàn đạo đức” (moral compass), bởi chẳng có nhà lãnh đạo nào lấy đạo đức làm kim chỉ nam lại sẵn sàng vứt bỏ tất cả sự tử tế của con người (human decency) để quỳ gối trước Trump đổi lấy vài cái thương vụ nhỏ, lẻ tẻ (trong khi sẵn sàng rời bỏ về mặt thương mại với EU vì lý do “lấy lại kiểm soát”).
Hãng “Reuters” cho biết có đến 49% người Mỹ đồng tình với lệnh cấm người tỵ nạn và công dân bảy nước Hồi Giáo nhập cảnh. Mình tự hỏi ko biết những người đó có bao giờ từng bị chiến tranh, đói khát, truy đuổi? Còn những người Việt đang định cư ở Mỹ ủng hộ cho quyết định này, bao nhiêu người là con cái của thế hệ thuyền nhân, may mắn cập được bến, may mắn được nước Mỹ mở rộng vòng tay chào đón?
Trước đây mình xem một clip ca nhạc có các nghệ sĩ hải ngoại nắm tay nhau hát bài “Thank you America. Thank you Canada...”, mình rất xúc động, và tự đáy lòng thấy rất biết ơn các quốc gia đã đón nhận những đồng bào của mình phải bỏ nước ra đi sau 1975. Cho nên bây giờ mình thấy sốc vì nhiều người Việt lại ủng hộ Trump, đồng tình rằng nước Mỹ phải lo cho nước Mỹ trước, người nào không có lợi cho nước Mỹ không thể cho nhập cư.
Nhà văn Việt kiều Nguyễn Thanh Việt có bài viết rất hay về người nhập cư và người tỵ nạn. Người tỵ nạn, thân phận họ đau khổ hơn rất nhiều, họ tận cùng dưới đáy rồi, họ có gì để chứng minh họ có lợi cho nước Mỹ? Đón nhận người tỵ nạn không chỉ là sự nhân đạo mà còn là trách nhiệm của các quốc gia giàu có hơn, những quốc gia may mắn sở hữu nhiều tài nguyên hơn, những quốc gia đã và đang làm giàu bằng tài nguyên của các nước nhỏ, hay những quốc gia làm giàu bằng cách gây chiến tranh ở các nước nhỏ. Đó vừa là đạo đức vừa là trách nhiệm.
Hôm qua mình đọc được một bài báo rất hay trên tờ “The Guardian” phê phán thủ tướng Anh Theresa May không có “la bàn đạo đức” (moral compass), bởi chẳng có nhà lãnh đạo nào lấy đạo đức làm kim chỉ nam lại sẵn sàng vứt bỏ tất cả sự tử tế của con người (human decency) để quỳ gối trước Trump đổi lấy vài cái thương vụ nhỏ, lẻ tẻ (trong khi sẵn sàng rời bỏ về mặt thương mại với EU vì lý do “lấy lại kiểm soát”).
Hãng “Reuters” cho biết có đến 49% người Mỹ đồng tình với lệnh cấm người tỵ nạn và công dân bảy nước Hồi Giáo nhập cảnh. Mình tự hỏi ko biết những người đó có bao giờ từng bị chiến tranh, đói khát, truy đuổi? Còn những người Việt đang định cư ở Mỹ ủng hộ cho quyết định này, bao nhiêu người là con cái của thế hệ thuyền nhân, may mắn cập được bến, may mắn được nước Mỹ mở rộng vòng tay chào đón?
Trước đây mình xem một clip ca nhạc có các nghệ sĩ hải ngoại nắm tay nhau hát bài “Thank you America. Thank you Canada...”, mình rất xúc động, và tự đáy lòng thấy rất biết ơn các quốc gia đã đón nhận những đồng bào của mình phải bỏ nước ra đi sau 1975. Cho nên bây giờ mình thấy sốc vì nhiều người Việt lại ủng hộ Trump, đồng tình rằng nước Mỹ phải lo cho nước Mỹ trước, người nào không có lợi cho nước Mỹ không thể cho nhập cư.
Nhà văn Việt kiều Nguyễn Thanh Việt có bài viết rất hay về người nhập cư và người tỵ nạn. Người tỵ nạn, thân phận họ đau khổ hơn rất nhiều, họ tận cùng dưới đáy rồi, họ có gì để chứng minh họ có lợi cho nước Mỹ? Đón nhận người tỵ nạn không chỉ là sự nhân đạo mà còn là trách nhiệm của các quốc gia giàu có hơn, những quốc gia may mắn sở hữu nhiều tài nguyên hơn, những quốc gia đã và đang làm giàu bằng tài nguyên của các nước nhỏ, hay những quốc gia làm giàu bằng cách gây chiến tranh ở các nước nhỏ. Đó vừa là đạo đức vừa là trách nhiệm.
Mình thật sự thấy lo lắng, không biết cuộc sống của thế hệ chúng ta sẽ thế nào trong những năm tới và chúng ta sẽ để lại được di sản gì cho thế hệ con cháu. Những giá trị đạo đức, nhân văn, tiến bộ mà loài người đã phấn đấu hàng ngàn năm để vươn tới, giờ đang bị thách thức. Khi những giá trị đó sụp đổ cũng là sự cáo chung của loài người.
Cái làm cho nước Mỹ vĩ đại không phải là sự thù địch và chia rẽ, mà chính là sự nhân văn và đoàn kết chống lại cái ác (mà mình đang được chứng kiến những ngày qua, thật sự rất xúc động). Cái làm cho loài người vĩ đại không phải là sự ích kỷ, tư lợi, căm ghét, mà là tình thương, tôn trọng, chia sẻ. Thế giới cần nhiều hơn nữa những lãnh đạo như Justin Trudeau, Angelia Merkel chứ ko phải Donald Trump.
(*) Nhân đây, mình nghĩ ai có điều kiện hãy đóng góp cho các Quỹ hỗ trợ người tỵ nạn. Cá nhân mình ủng hộ và sẽ cố gắng phấn đấu ủng hộ thường xuyên cho Quỹ The Khaled Hosseini Foundation (nhà văn Afghanistan, tác giả cuốn “Người đua diều” và “Ngàn mặt trời rực rỡ”). Đây là quỹ nhân đạo phi lợi nhuận, kết hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc để xây dựng nhà tạm trú cho người tỵ nạn, giúp đỡ phụ nữ và trẻ em Afghanistan về giáo dục, y tế.