Chủ nhật 2-10-2016: NHỚ MÃI NGÀY NÀY
- Thứ ba - 04/10/2016 23:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Sự tồn vong của Ba Đình - đầu não của các cơ quan trọng yếu - chắc chắn cần phải được đắn đo hơn những đồng tiền đến từ thép công nghiệp của Formosa. Chưa một chính quyền nào đi ngược lại lòng dân có thể tồn tại - đó là một lời nhắc nhở đáng yêu dành cho những ai còn đầu óc, dù đó có là kẻ ham tiền cố vị”.
- Chị đến đây làm gì?
- Tôi đi du lịch, khám phá quê hương mình, thưa các anh.
- Du lịch? Sao lại đến đây? Đây đâu phải nơi du lịch?
Đó là một trong những nội dung của cuộc nói chuyện tôi vẫn còn nhớ như in vào năm tháng trước, lúc tôi bỗng nhiên bị bắt về đồn để xét hỏi mà không biết nguyên do…
Ngày 30-4-2016, tình trạng báo động được ban bố khắp tỉnh Hà Tĩnh, do trước đó một ngày, ngư dân Quảng Bình đã đổ cá ra đường quốc lộ làm nghẽn mạch giao thông để thể hiện sự bức xúc với chính quyền vì không tìm ra nguyên nhân cá chết.
Cũng trong ngày 30-4, xe bồn chạy khắp các trục đường chính ra vào Kỳ Anh, cả huyện được đề phòng theo hình thức giới nghiêm hạn chế ra vào, phòng tình trạng bạo loạn. Đặc biệt khu vực trước cổng Formosa được canh phòng 24/24h, con đường vòng quanh Formosa được lực lượng cảnh sát địa phương, có cả quân đội tăng cường đi tuần liên tục.
Từ khi sự kiện cá chết xảy ra, Kỳ Anh bỗng nhiên trở thành một nơi kỳ bí. Mọi hình thức tiếp xúc từ phía các cá nhân và tổ chức dân sự với ngư dân trong khu vực đều bị ngăn cản, bị làm khó dễ một cách có chủ đích. Những gì diễn ra ở Kỳ Anh “không được” phép truyền ra ngoài và những thông tin bên ngoài cũng “không nên” đến tai ngư dân nơi đây.
“Người lạ”, tức là không phải người dân địa phương, đến Kỳ Anh lúc này đều có khả năng bị “hốt về đồn” để kiểm tra như tôi từng bị. Đó là lúc nguyên nhân cá chết chưa được làm rõ, cho đến thời điểm này, khi Formosa đã thừa nhận trách nhiệm của họ thì lại nảy sinh những vấn đề trầm trọng hơn.
Người dân hiểu ra, hoặc từ từ cũng nhận ra, rằng họ không thể phó thác tính mạng của chính bản thân và con cháu của họ cho một lời hứa hão huyền từ Formosa là sẽ không gây ô nhiễm, tàn phá môi trường nữa. Người dân cũng khó có thể tin tưởng vào chính quyền, những người đã dẫn dắt Formosa vào nhà và chấp nhận một bản án môi sinh trị giá vỏn vẹn 500 triệu đô.
Đối diện với tình trạng thất nghiệp gia tăng ở Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận do chịu ảnh hưởng từ sự kiện cá chết, một cách thô bỉ, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) xảo luận: “Ngư dân rời biển đi khuân vác là không thất nghiệp”. Đúng quá đi mất, đi khuân vác tức là đã có việc làm, tôi cũng không thể định nghĩa khác đi.
Còn nhớ Chu Xuân Phàm, nhân vật của Formosa đã có phát ngôn hết sức thành thật: “Muốn bắt cá, bắt tôm, hay nhà máy, chọn đi”, và sau đó ông đã bị đuổi việc như một vật tế thần. Nghĩ lại, tôi dành cho nhân vật này sự tôn trọng vì ông ta dám nói chuyện thẳng thắn, dẫu công ty mà ông ta làm việc thì kiếm tiền bằng việc giết chết môi trường tự nhiên.
- Tôi đi du lịch, khám phá quê hương mình, thưa các anh.
- Du lịch? Sao lại đến đây? Đây đâu phải nơi du lịch?
Đó là một trong những nội dung của cuộc nói chuyện tôi vẫn còn nhớ như in vào năm tháng trước, lúc tôi bỗng nhiên bị bắt về đồn để xét hỏi mà không biết nguyên do…
Ngày 30-4-2016, tình trạng báo động được ban bố khắp tỉnh Hà Tĩnh, do trước đó một ngày, ngư dân Quảng Bình đã đổ cá ra đường quốc lộ làm nghẽn mạch giao thông để thể hiện sự bức xúc với chính quyền vì không tìm ra nguyên nhân cá chết.
Cũng trong ngày 30-4, xe bồn chạy khắp các trục đường chính ra vào Kỳ Anh, cả huyện được đề phòng theo hình thức giới nghiêm hạn chế ra vào, phòng tình trạng bạo loạn. Đặc biệt khu vực trước cổng Formosa được canh phòng 24/24h, con đường vòng quanh Formosa được lực lượng cảnh sát địa phương, có cả quân đội tăng cường đi tuần liên tục.
Từ khi sự kiện cá chết xảy ra, Kỳ Anh bỗng nhiên trở thành một nơi kỳ bí. Mọi hình thức tiếp xúc từ phía các cá nhân và tổ chức dân sự với ngư dân trong khu vực đều bị ngăn cản, bị làm khó dễ một cách có chủ đích. Những gì diễn ra ở Kỳ Anh “không được” phép truyền ra ngoài và những thông tin bên ngoài cũng “không nên” đến tai ngư dân nơi đây.
“Người lạ”, tức là không phải người dân địa phương, đến Kỳ Anh lúc này đều có khả năng bị “hốt về đồn” để kiểm tra như tôi từng bị. Đó là lúc nguyên nhân cá chết chưa được làm rõ, cho đến thời điểm này, khi Formosa đã thừa nhận trách nhiệm của họ thì lại nảy sinh những vấn đề trầm trọng hơn.
Người dân hiểu ra, hoặc từ từ cũng nhận ra, rằng họ không thể phó thác tính mạng của chính bản thân và con cháu của họ cho một lời hứa hão huyền từ Formosa là sẽ không gây ô nhiễm, tàn phá môi trường nữa. Người dân cũng khó có thể tin tưởng vào chính quyền, những người đã dẫn dắt Formosa vào nhà và chấp nhận một bản án môi sinh trị giá vỏn vẹn 500 triệu đô.
Đối diện với tình trạng thất nghiệp gia tăng ở Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận do chịu ảnh hưởng từ sự kiện cá chết, một cách thô bỉ, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) xảo luận: “Ngư dân rời biển đi khuân vác là không thất nghiệp”. Đúng quá đi mất, đi khuân vác tức là đã có việc làm, tôi cũng không thể định nghĩa khác đi.
Còn nhớ Chu Xuân Phàm, nhân vật của Formosa đã có phát ngôn hết sức thành thật: “Muốn bắt cá, bắt tôm, hay nhà máy, chọn đi”, và sau đó ông đã bị đuổi việc như một vật tế thần. Nghĩ lại, tôi dành cho nhân vật này sự tôn trọng vì ông ta dám nói chuyện thẳng thắn, dẫu công ty mà ông ta làm việc thì kiếm tiền bằng việc giết chết môi trường tự nhiên.
Thưa bà Cục trưởng, hãy đến miền Trung sỏi đá để chứng kiến tận mắt, hoặc giả như bà đã đến rồi thì hãy cảm nhận đời sống của người dân bằng con tim hơn là bằng ngôn ngữ cán bộ rẻ rúng. Sự thật là ngư dân bao đời bám biển, nếu không còn biển họ sẽ làm gì đây, họ sẽ trở thành những người tàn phế nếu không có biển.
*
Tết qua, sau hơn bốn thập niên, bạn yêu nhạc trong nước có cơ hội được thưởng thức lại tuyệt phẩm "Ly rượu mừng" của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương trên các phương tiện truyền thông. Niềm vui ấy, đáng tiếc vẫn như mấy mươi năm nay, chưa bao giờ trọn vẹn.
Chủ nhật cuối tuần rồi, ngày 2-10-2016, tuy chưa phải là ngày uống rượu mừng nhưng sẽ đi vào lịch sử khi khoảng 6.000 bà con giáo dân và ngư dân những vùng chịu thiệt hại đứng lên đòi quyền lợi chính đáng của họ trước cổng Formosa.
Cũng tại cánh cổng Formosa mà nhiều ngư dân hôm nay đã đứng lên cất tiếng, nước mắt rưng rưng, tôi hồi tưởng hình ảnh nhỏ bé và vô dụng của mình vào ngày này cách đây năm tháng khi một mình đi tìm kiếm sự thật. Thật đúng là phép lạ vì trong giây phút vô vọng trên đường từ Kỳ Anh trở về, tôi cũng chưa từng nghĩ sẽ có một ngày Chủ nhật kỳ diệu như hôm nay.
Giờ tôi có thể củng cố thêm niềm tin, tôi và bạn không hề đơn độc. Bên cạnh chúng ta còn nhiều tấm thân lương tri khác nữa, đó mới chính là nhân dân, là đất nước.
Mỗi năm lại thêm một chút hương vị trang điểm cho bộ mặt đầy tai tiếng của nước nhà. Ở kỷ hiện đại, không gì có thể lấp lửng quá lâu. Việc chính quyền cần làm là đứng về phía người dân chứ không phải bảo vệ công ty ngoại quốc một cách nhu nhược.
Nguyễn Anh Tuấn, một người con đất Việt nổi tiếng với những hoạt động vì quyền tự do và bình đẳng, ngay lập tức đã có một bài viết trên mạng Facebook nhận được rất nhiều sự hưởng ứng và chia sẻ, mà chỉ với cái tựa của nó thôi đã nói lên hết tâm tư của người dân: “BỎ FORMOSA ĐI, LO CHO BA ĐÌNH”.
Tôi rất thích cách chơi chữ này của Nguyễn Anh Tuấn. Sự tồn vong của Ba Đình - đầu não của các cơ quan trọng yếu - chắc chắn cần phải được đắn đo hơn những đồng tiền đến từ thép công nghiệp của Formosa. Chưa một chính quyền nào đi ngược lại lòng dân có thể tồn tại - đó là một lời nhắc nhở đáng yêu dành cho những ai còn đầu óc, vâng, dù đó có là kẻ ham tiền cố vị.
Thực tế xã hội xấu xí và tàn ác đã đi sâu vào tiềm thức người dân, niềm tin của họ dành cho cả hệ thống đã không còn thì việc lấp liếm, xảo biện chỉ là hình thức đầy gượng ép. Có thể một ngày Chủ nhật chưa đủ để thay đổi những mưu toan chính trị và kim tiền, nhưng đối với người dân, từ những niềm tin mơ hồ trước đây, họ đã dám đứng lên thực hiện nó.
Hôm qua, những chiến sĩ cảnh sát có thể cởi quân phục, trà trộn vào đám đông để gây rối loạn, bắt bớ người dân, phụ nữ, người già; thì hôm nay, một sự thật khác được phô bày ra một cách thô thiển, những chiến sĩ cảnh sát cũng sẵn sàng cởi quân phục chạy thục mạng thoát thân, lúc ấy họ chắc cũng không còn biết đâu là chính quyền, đâu là nhân dân, đâu là tổ quốc.
Những năm dài đằng đẵng rồi cũng có lúc chạm giới hạn. Khi nào các nhân vật trong chính quyền quan tâm đến cuộc sống người dân, quan tâm đến sinh mạng ngư dân và chủ quyền lãnh thổ, quan tâm đến tự do văn hoá và nhân quyền hơn sự nghiệp chính trị và lợi ích của họ, đó là thời khắc “sáng trời tự do” như cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương ao ước, và là lúc không còn những đàn cá chết trôi dạt vào bờ theo tiếng sóng vỗ…