1 NĂM TIÊM CHỦNG, RÚT RA ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?
- Chủ nhật - 26/12/2021 19:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tròn 1 năm trước, liều vaccine đầu tiên (của hãng Pfizer) đã được sử dụng tại Hungary vào ngày này (tức là sớm nhất ở Liên Âu, có người đã nhận xét đây là hành động “ăn cơm trước kẻng”, mang dáng dấp “chủ nghĩa thành tích”, “ngạo nghễ” của chính quyền).
Khi đó, chưa thể biết được rằng làn sóng nghi ngờ, thậm chí bài trừ vaccine lại mạnh đến mức ở Đức, trong một số trường hợp gần đây, có những bác sĩ đã từ chối điều trị cho người nhiễm Covid-19 không tiêm chủng với lý do sự tin tưởng giữa đôi bên không còn nữa!
Comment và bản tin từ báo Đức, ở FB của Lưu Thủy Hương, rất đáng để suy ngẫm, về niềm tin vào khoa học (một thứ có thể “sai” liên tục nhưng luôn được cập nhật và khách quan, để tiệm cận sự thật) và tin vào một cái gì đó huyễn hoặc (có bài rất hay về chuyện này):
“Người không tiêm chủng tự lựa chọn cách sống của họ, không ai bắt họ không tiêm chủng cả. Họ không tin vào khoa học, không tin vào y học, chỉ tin vào thuyết âm mưu và tin vịt. Nếu đã tin vào những thứ đó thì phải tự chữa bằng những thứ đó thôi. Sao lại thay đổi?
Nếu đã cho rằng các bác sĩ là bọn giết người, là quỷ sa tăng thì làm sao bác sĩ điều trị cho được.
Trong bài báo viết rất rõ: bác sĩ vẫn nhận cấp cứu người, nhưng cần điều trị thì nên tìm chỗ thích hợp.
“Nếu” con gái anh là y tá, chết gục bên giường bệnh vì những kẻ không tôn trọng, không đếm xỉa tới sự hy sinh của con gái anh - thì anh sẽ không nói như vậy.
Còn hàng triệu bệnh nhân khác cần được chữa trị, giải phẫu, hàng triệu ca tai nạn cần được cấp cứu trong khi đó các bác sĩ phải loay hoay với những kẻ không muốn cộng tác với họ”.
Trên các diễn đàn mạng của Hungary, chỉ liếc vào đã thấy kinh hoàng vì những lời mạ lỵ TS. Karikó Katalin, người trong năm 2021 ngoại trừ Giải Nobel, thì đã sở hữu trên dưới 70 giải thưởng quốc tế đầy uy tín trong khoa học, trở thành “người Hung nổi tiếng nhất” hiện tại.
Trong khi được truyền thông quốc tế vinh danh là một trong những gương mặt đã góp phần “cứu vãn thế giới” với công nghệ mRNA - cơ sở của các loại vaccine “thế hệ mới” - mà bà là đồng tác giả, thì trên mạng xã hội, bà bị gọi là “kẻ sát nhân” và vô vàn ngôn từ nhơ bẩn khác.
Tự do ngôn luận, tự do biểu đạt... đã đành, nhưng nên chăng những kẻ như vậy, nếu gặp họa, hãy tự lo cho bản thân, thay vì cầu cứu tới khoa học?
Comment và bản tin từ báo Đức, ở FB của Lưu Thủy Hương, rất đáng để suy ngẫm, về niềm tin vào khoa học (một thứ có thể “sai” liên tục nhưng luôn được cập nhật và khách quan, để tiệm cận sự thật) và tin vào một cái gì đó huyễn hoặc (có bài rất hay về chuyện này):
“Người không tiêm chủng tự lựa chọn cách sống của họ, không ai bắt họ không tiêm chủng cả. Họ không tin vào khoa học, không tin vào y học, chỉ tin vào thuyết âm mưu và tin vịt. Nếu đã tin vào những thứ đó thì phải tự chữa bằng những thứ đó thôi. Sao lại thay đổi?
Nếu đã cho rằng các bác sĩ là bọn giết người, là quỷ sa tăng thì làm sao bác sĩ điều trị cho được.
Trong bài báo viết rất rõ: bác sĩ vẫn nhận cấp cứu người, nhưng cần điều trị thì nên tìm chỗ thích hợp.
“Nếu” con gái anh là y tá, chết gục bên giường bệnh vì những kẻ không tôn trọng, không đếm xỉa tới sự hy sinh của con gái anh - thì anh sẽ không nói như vậy.
Còn hàng triệu bệnh nhân khác cần được chữa trị, giải phẫu, hàng triệu ca tai nạn cần được cấp cứu trong khi đó các bác sĩ phải loay hoay với những kẻ không muốn cộng tác với họ”.
Trên các diễn đàn mạng của Hungary, chỉ liếc vào đã thấy kinh hoàng vì những lời mạ lỵ TS. Karikó Katalin, người trong năm 2021 ngoại trừ Giải Nobel, thì đã sở hữu trên dưới 70 giải thưởng quốc tế đầy uy tín trong khoa học, trở thành “người Hung nổi tiếng nhất” hiện tại.
Trong khi được truyền thông quốc tế vinh danh là một trong những gương mặt đã góp phần “cứu vãn thế giới” với công nghệ mRNA - cơ sở của các loại vaccine “thế hệ mới” - mà bà là đồng tác giả, thì trên mạng xã hội, bà bị gọi là “kẻ sát nhân” và vô vàn ngôn từ nhơ bẩn khác.
Tự do ngôn luận, tự do biểu đạt... đã đành, nhưng nên chăng những kẻ như vậy, nếu gặp họa, hãy tự lo cho bản thân, thay vì cầu cứu tới khoa học?