WHO: NGƯỜI LÀNH BỆNH COVID-19 VẪN DƯƠNG TÍNH, LÀ DƯƠNG TÍNH GIẢ!
- Thứ hai - 04/05/2020 20:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Rất nhiều câu hỏi mở còn được đặt ra xung quanh loại virus mới, ví dụ, không ai biết có thể tái nhiễm không, nếu có thì sau một khoảng thời gian bao nhiêu, và khả năng tái nhiễm lớn chừng nào? Câu hỏi này đặc biệt trở nên nổi cộm khi vào trung tuần tháng 4-2020, 141 ca được coi là lành bệnh ở Nam Hàn, lại bị phát hiện là dương tính với Coronavirus.
“Nếu tôi đã bị nhiễm một lần với virus cúm Tầu rồi, và đã phục hồi, thì có thể bị lây lại hay không?” là một câu hỏi thường trực của rất nhiều người trong vài tháng qua. Trên nguyên tắc, sau một lần nhiễm bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ phát sinh kháng thể để bảo vệ, và điều này diễn ra ở rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác, đặt cơ sở cho hàng loạt vaccine.
Nguyên tắc nói trên đồng thời cũng là cơ sở để nhiều quốc gia đưa ra sáng kiến cấp “hộ chiếu miễn dịch” cho người đã nhiễm và đã lành, cho phép họ có thể có những “đặc quyền đặc lợi” (đi lại, làm việc tự do...) mà những ai chưa nhiễm chỉ có thể... mơ ước. Không chỉ thế, huyết tương của họ còn là liều thuốc quý, khả năng có thể giúp được người bị bệnh.
Tuy nhiên, mọi sự dường như không đơn giản như thế, với virus SARS-CoV-2. Kể từ khi Covid-19 mới bùng nổ và tạm thời mới chỉ lan tràn ở lãnh thổ Trung Quốc, đã xuất hiện những tin dữ về sự tái nhiễm ở nước này, sau đó, Nhật, Nam Hàn... và cả Việt Nam đều loan tin về việc bệnh nhân được xem là đã hồi phục lại bị phát hiện dương tính với loại virus mới.
Đáng lo ngại nhất là một tin vào tháng Hai, ở tỉnh Quảng Đông, 14% các ca lành bệnh, sau đó ít lâu lại tái nhiễm, và cũng đáng quan ngại tương tự khi một nghiên cứu vào cuối tháng 2-2020 cho biết, trong cơ thể bốn nhân viên y tế bị lây nhiễm ở Vũ Hán, 13 ngày sau khi xuất hiện những triệu chứng vẫn còn có thể chỉ ra sự hiện diện của virus SARS-CoV-2!
Từ thực tế đó, có thể suy nghĩ một cách có cơ sở là phải chăng virus SARS-CoV-2 có thể gây tái nhiễm gần như lập tức, hoặc giả, cũng như ở bệnh than (anthrax), vi khuẩn gây nên căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm này diễn ra theo hai giai đoạn: cuối giai đoạn một có vẻ như bệnh nhân đã lành, và thời gian ngắn sau tiếp nối giai đoạn hai, mạnh mẽ hơn.
Cố nhiên, chưa cần phải “hoảng loạn” và sẽ còn rất nhiều nghiên cứu được tiến hành theo hướng này để có thể có sự hình dung rõ hơn về “cơ chế” của những ca tái nhiễm. Ba khả năng được đặt ra một cách rõ ràng:
- Những xét nghiệm được tiến hành có chính xác hay không? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng có cảnh báo về sự thiếu chính xác của các xét nghiệm kháng thể.
- Đây là hiện tượng tái nhiễm, hay là một ca lây nhiễm kéo dài?
- Bên cạnh đó, cần lưu ý là sự miễn dịch không chỉ phụ thuộc vào virus, mà còn phụ thuộc vào việc hệ miễn dịch của bệnh nhân mạnh tới mức nào?
Nếu việc tái nhiễm là có thể, thì điều đó sẽ gây “khó dễ” một cách đáng kể cho việc xử lý dịch bệnh, cũng như cho sự nghiên cứu và sản xuất vaccine. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn quá sớm để khẳng định, và rất có thể nguyên nhân gây ra mọi sự là do các xét nghiệm gặp lỗi. Còn quá ít thông tin về virus mới, giới nghiên cứu vẫn mò mẫm trong bóng tối về sự miễn dịch.
Tuy nhiên, căn cứ vào các bệnh truyền nhiễm khác được gây ra bởi virus, có lẽ là virus SARS-CoV-2 cũng sẽ không gây ra tái nhiễm ở bệnh nhân, ít nhất là trong thời gian diễn ra một dịch bệnh. Vấn đề này cũng đã được TS. Maria van Kerkhove, một nhà dịch tễ học chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Mỹ, nhắc tới trong trả lời phỏng vấn với đài BBC (Anh).
Đồng thời giữ cương vị Giám đốc Chương trình Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, bà Maria van Kerkhove cho hay, trong quá trình phục hồi của bệnh nhân, có một số trường hợp mà người bệnh đã lành bệnh, nhưng xét nghiệm PCR (dựa trên kỹ thuật sinh học phân tử, là test chính xác nhất hiện tại) vẫn đưa ra kết quả dương tính, nhưng điều này cũng không sao cả.
“Ở vài bệnh nhân, có thể thấy rằng một, hai hoặc nhiều tuần sau khi đã có kết quả âm tính, họ lại dương tính với Covid-19. Kỳ thực, do lá phổi của họ đã lành, nên có những tế bào chết từ phổi khiến xét nghiệm PCR cho ra kết quả dương tính giả. Nhưng điều này không có nghĩa là trong cơ thể họ đang có virus truyền nhiễm, hay họ bị tái nhiễm, đây là chuyện thường thôi”.
Nguyên tắc nói trên đồng thời cũng là cơ sở để nhiều quốc gia đưa ra sáng kiến cấp “hộ chiếu miễn dịch” cho người đã nhiễm và đã lành, cho phép họ có thể có những “đặc quyền đặc lợi” (đi lại, làm việc tự do...) mà những ai chưa nhiễm chỉ có thể... mơ ước. Không chỉ thế, huyết tương của họ còn là liều thuốc quý, khả năng có thể giúp được người bị bệnh.
Tuy nhiên, mọi sự dường như không đơn giản như thế, với virus SARS-CoV-2. Kể từ khi Covid-19 mới bùng nổ và tạm thời mới chỉ lan tràn ở lãnh thổ Trung Quốc, đã xuất hiện những tin dữ về sự tái nhiễm ở nước này, sau đó, Nhật, Nam Hàn... và cả Việt Nam đều loan tin về việc bệnh nhân được xem là đã hồi phục lại bị phát hiện dương tính với loại virus mới.
Đáng lo ngại nhất là một tin vào tháng Hai, ở tỉnh Quảng Đông, 14% các ca lành bệnh, sau đó ít lâu lại tái nhiễm, và cũng đáng quan ngại tương tự khi một nghiên cứu vào cuối tháng 2-2020 cho biết, trong cơ thể bốn nhân viên y tế bị lây nhiễm ở Vũ Hán, 13 ngày sau khi xuất hiện những triệu chứng vẫn còn có thể chỉ ra sự hiện diện của virus SARS-CoV-2!
Từ thực tế đó, có thể suy nghĩ một cách có cơ sở là phải chăng virus SARS-CoV-2 có thể gây tái nhiễm gần như lập tức, hoặc giả, cũng như ở bệnh than (anthrax), vi khuẩn gây nên căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm này diễn ra theo hai giai đoạn: cuối giai đoạn một có vẻ như bệnh nhân đã lành, và thời gian ngắn sau tiếp nối giai đoạn hai, mạnh mẽ hơn.
Cố nhiên, chưa cần phải “hoảng loạn” và sẽ còn rất nhiều nghiên cứu được tiến hành theo hướng này để có thể có sự hình dung rõ hơn về “cơ chế” của những ca tái nhiễm. Ba khả năng được đặt ra một cách rõ ràng:
- Những xét nghiệm được tiến hành có chính xác hay không? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng có cảnh báo về sự thiếu chính xác của các xét nghiệm kháng thể.
- Đây là hiện tượng tái nhiễm, hay là một ca lây nhiễm kéo dài?
- Bên cạnh đó, cần lưu ý là sự miễn dịch không chỉ phụ thuộc vào virus, mà còn phụ thuộc vào việc hệ miễn dịch của bệnh nhân mạnh tới mức nào?
Nếu việc tái nhiễm là có thể, thì điều đó sẽ gây “khó dễ” một cách đáng kể cho việc xử lý dịch bệnh, cũng như cho sự nghiên cứu và sản xuất vaccine. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn quá sớm để khẳng định, và rất có thể nguyên nhân gây ra mọi sự là do các xét nghiệm gặp lỗi. Còn quá ít thông tin về virus mới, giới nghiên cứu vẫn mò mẫm trong bóng tối về sự miễn dịch.
Tuy nhiên, căn cứ vào các bệnh truyền nhiễm khác được gây ra bởi virus, có lẽ là virus SARS-CoV-2 cũng sẽ không gây ra tái nhiễm ở bệnh nhân, ít nhất là trong thời gian diễn ra một dịch bệnh. Vấn đề này cũng đã được TS. Maria van Kerkhove, một nhà dịch tễ học chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Mỹ, nhắc tới trong trả lời phỏng vấn với đài BBC (Anh).
Đồng thời giữ cương vị Giám đốc Chương trình Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, bà Maria van Kerkhove cho hay, trong quá trình phục hồi của bệnh nhân, có một số trường hợp mà người bệnh đã lành bệnh, nhưng xét nghiệm PCR (dựa trên kỹ thuật sinh học phân tử, là test chính xác nhất hiện tại) vẫn đưa ra kết quả dương tính, nhưng điều này cũng không sao cả.
“Ở vài bệnh nhân, có thể thấy rằng một, hai hoặc nhiều tuần sau khi đã có kết quả âm tính, họ lại dương tính với Covid-19. Kỳ thực, do lá phổi của họ đã lành, nên có những tế bào chết từ phổi khiến xét nghiệm PCR cho ra kết quả dương tính giả. Nhưng điều này không có nghĩa là trong cơ thể họ đang có virus truyền nhiễm, hay họ bị tái nhiễm, đây là chuyện thường thôi”.