VÔ SỐ VẾT RẠN TRONG CHÍNH SÁCH TỴ NẠN CỦA EU
- Thứ tư - 16/03/2016 15:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Ủy ban Châu Âu vừa kêu gọi các quốc gia thành viên “nỗ lực” trong việc thực hiện thỏa thuận về việc nhận tái định cư đã thông qua từ tháng 9 năm ngoái, vì mới có 937 người được tiếp nhận từ Ý và Hy Lạp trong số 16 ngàn người theo dự định.
Như vậy, trong vòng năm tháng, mới chưa đầy một ngàn người tỵ nạn được phân bổ, cho dù nếu muốn đúng lịch trình, con số này phải là ít nhất 5.600 người mỗi tháng. Theo Ủy ban, lý do là sự thiếu vắng của ý chí chính trị, khiến các nước có thể dễ dàng tẩy chay dự án này.
Nhận thấy việc phẩn bổ từ “trung ương” gặp phải những nan đề như thế, Thủ tướng Đức trong buổi họp báo trước phiên họp ngày hôm nay của Bundestag (Quốc hội Liên bang, tức Hạ viện của Nghị viện Đức) cũng phải nói tới sự tiếp nhận tự nguyện, thay vì bắt buộc.
Điều này đương nhiên có nghĩa là các nước thành viên không còn muốn cãi vã với những xứ từ chối tiếp nhận một vài ngàn người tỵ nạn (chẳng hạn Hungary và một số quốc gia vùng Trung Âu), hoặc chọn con đường khác để gây áp lực lên họ.
Bên cạnh đó, Liên Âu còn phải giành thế chủ động trên mặt trận ngoại giao, vì hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng họ đã chiếm thượng phong và có thể “muốn gì được nấy”. Tuần trước, những đòi hỏi của phía Thổ được đưa ra đột ngột khiến thượng định EU - Thổ phải tạm hoãn một tuần.
Trước khí tái tiếp tục vào ngày mai, thứ Năm 17-3, Bộ trưởng phụ trách các vụ việc EU của Thổ, ông Volkan Bozkir lại đưa ra một yêu sách mới, theo đó, Thổ sẽ không công nhận Cộng hòa Síp như một quốc gia độc lập chỉ để vượt qua vài chặng trên hành trình gia nhập Liên Âu.
Miễn bàn lại chuyện lịch sử rằng Thổ có vai trò gì trong sự chia cắt của đảo Síp với cuộc tấn công xâm lược năm 1974, nhưng kỳ quặc là nước này không muốn công nhận một thành viên chính thức của EU, liên minh mà nó đang muốn gia nhập càng nhanh càng tốt.
Không phải chỉ tới giờ Ankara mới muốn trở thành thành viên Liên Âu và giờ đây, Thổ trở nên “có giá” khi với lời hứa sẽ cầm chân người tỵ nạn Syria, nước này đã khiến những cuộc đàm phán gia nhập Liên Âu lại được đưa vào chương trình nghị sự.
Tuy nhiên, chính Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc họp báo kể trên cũng đã khẳng định, việc Thổ gia nhập EU còn xa hơn so với điều mà nhiều người mong muốn. Bởi lẽ, cho dù khủng hoảng tỵ nạn đang hoành hành, nhưng nhiều thành viên EU vẫn “ngán” Thổ.
Việc kết nạp một xứ sở 80 triệu cư dân, đại đa số là Hồi giáo, đang trong tình trạng nội chiến với cộng đồng thiểu số người Kurd cũng tới 20 triệu người, và tự do báo chí thì bị hạn chế ở mức đáng lo ngại, không phải là điều Liên Âu mong muốn.
Ngay cả khi, liên minh này đang trong cảnh khủng hoảng - có lẽ trầm trọng nhất kể từ khi ra đời - về bản sắc và chính trị...
Nhận thấy việc phẩn bổ từ “trung ương” gặp phải những nan đề như thế, Thủ tướng Đức trong buổi họp báo trước phiên họp ngày hôm nay của Bundestag (Quốc hội Liên bang, tức Hạ viện của Nghị viện Đức) cũng phải nói tới sự tiếp nhận tự nguyện, thay vì bắt buộc.
Điều này đương nhiên có nghĩa là các nước thành viên không còn muốn cãi vã với những xứ từ chối tiếp nhận một vài ngàn người tỵ nạn (chẳng hạn Hungary và một số quốc gia vùng Trung Âu), hoặc chọn con đường khác để gây áp lực lên họ.
Bên cạnh đó, Liên Âu còn phải giành thế chủ động trên mặt trận ngoại giao, vì hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng họ đã chiếm thượng phong và có thể “muốn gì được nấy”. Tuần trước, những đòi hỏi của phía Thổ được đưa ra đột ngột khiến thượng định EU - Thổ phải tạm hoãn một tuần.
Trước khí tái tiếp tục vào ngày mai, thứ Năm 17-3, Bộ trưởng phụ trách các vụ việc EU của Thổ, ông Volkan Bozkir lại đưa ra một yêu sách mới, theo đó, Thổ sẽ không công nhận Cộng hòa Síp như một quốc gia độc lập chỉ để vượt qua vài chặng trên hành trình gia nhập Liên Âu.
Miễn bàn lại chuyện lịch sử rằng Thổ có vai trò gì trong sự chia cắt của đảo Síp với cuộc tấn công xâm lược năm 1974, nhưng kỳ quặc là nước này không muốn công nhận một thành viên chính thức của EU, liên minh mà nó đang muốn gia nhập càng nhanh càng tốt.
Không phải chỉ tới giờ Ankara mới muốn trở thành thành viên Liên Âu và giờ đây, Thổ trở nên “có giá” khi với lời hứa sẽ cầm chân người tỵ nạn Syria, nước này đã khiến những cuộc đàm phán gia nhập Liên Âu lại được đưa vào chương trình nghị sự.
Tuy nhiên, chính Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc họp báo kể trên cũng đã khẳng định, việc Thổ gia nhập EU còn xa hơn so với điều mà nhiều người mong muốn. Bởi lẽ, cho dù khủng hoảng tỵ nạn đang hoành hành, nhưng nhiều thành viên EU vẫn “ngán” Thổ.
Việc kết nạp một xứ sở 80 triệu cư dân, đại đa số là Hồi giáo, đang trong tình trạng nội chiến với cộng đồng thiểu số người Kurd cũng tới 20 triệu người, và tự do báo chí thì bị hạn chế ở mức đáng lo ngại, không phải là điều Liên Âu mong muốn.
Ngay cả khi, liên minh này đang trong cảnh khủng hoảng - có lẽ trầm trọng nhất kể từ khi ra đời - về bản sắc và chính trị...