QUAN CHỨC Y TẾ MỸ HƯỚNG DẪN LÀM KHẨU TRANG TRONG NỬA PHÚT
- Thứ hai - 06/04/2020 00:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa ra khuyến nghị yêu cầu mọi người dân che kín mặt, mũi khi ra đường và “tiếp xúc cộng đồng”, ít nhất là như vậy sẽ ít dùng tay dụi mặt. Một “thủ thuật” để làm khẩu trang trong hơn nửa phút đã được CDC giới thiệu.
Màn trình diễn được thực hiện bởi Phó Đô đốc Jerome Adams, hiện là Tổng Y sĩ thứ 20 của Hoa Kỳ, đồng thời là yếu nhân hàng đầu của Y tế Công cộng Mỹ. Ông chỉ ra rằng, bên cạnh việc đeo khẩu trang có thể khiến người dân bớt đi thói quen dụi mặt, khiến virus có thể xâm nhập cơ thể, thì khẩu trang có thể ngăn chặn virus từ người nhiễm bệnh nhưng chưa có triệu chứng, sang người lành.
Trong một clip của CDC phát hành trên mạng xã hội Facebook và Youtube, ông Jerome Adams đã chỉ ra cách có thể làm khẩu trang rất nhanh chóng bằng những gì đang có, ví dụ khăn quàng cổ hoặc áo phông. Từ vải cắt từ áo phông và dây buộc tóc, có thể “chế biến” khẩu trang vải thích hợp cho mục đích thông thường - CDC khuyến cáo người dân đừng mua loại N-95, để dành cho giới y tế.
Tại Hungary, thời gian vừa qua công dụng thực sự của khẩu trang là một đề tài rất rôm rả, và hoàn toàn gây chia rẽ không chỉ công luận, mà còn cả giới chuyên môn. Một người đeo khẩu trang ngoài đường có thể bị “lườm”, hoặc thậm chí kỳ thị, vì đeo, hoặc không đeo khẩu trang. Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khuyến cáo mới nhất (30-3) vẫn nói người khỏe mạnh không cần!
Như vậy bên nào đúng? Trong loạt bài viết phản ánh đầy đủ cái nhìn của cả hai bên, trong đó, nhiều khi ngay giới y tế cũng có quan điểm đối nghịch, mạng index. hu nhận xét rằng bên nào cũng có phần lý của mình. Có thể đó là lý do khiến Thủ tướng Orbán Viktor, khi bị hỏi nhiều lần, đã nói rất thẳng: quý vị cứ đeo, nếu thích, nhưng chính quyền sẽ không bắt buộc, vì không đủ cho quý vị!
Quý vị cứ bỏ tiền mua, chuyện cá nhân, nhà nước không đảm bảo cung cấp cho quý vị là quan điểm của ông. Tuy nhiên, ở một số nước như Áo, Cộng hòa Czech hay Slovakia thì đeo khẩu trang - trong giai đoạn này của dịch bệnh - đã vượt quá một nhu cầu hay sở thích cá nhân, mà trở thành điều bắt buộc, được coi là để bảo vệ cộng đồng. Cho dù bản thân khẩu trang không đủ để chống Covid-19.
Một điều chắc chắn: nếu dịch SARS cách đây 17 năm khiến Châu Á có thói quen đeo khẩu trang, thì Covid-19 cho tới giờ, đã làm một cuộc “cách mạng” nho nhỏ để Châu Âu quen dần với hình ảnh chiếc khẩu trang. Bên cạnh đó, kỳ thị vì khẩu trang (đeo, hay không đeo đều có vấn đề) là một hiện tượng xã hội mới ở khắp nơi trên thế giới, trở thành đề tài nghiên cứu thú vị của giới xã hội học...
Trong một clip của CDC phát hành trên mạng xã hội Facebook và Youtube, ông Jerome Adams đã chỉ ra cách có thể làm khẩu trang rất nhanh chóng bằng những gì đang có, ví dụ khăn quàng cổ hoặc áo phông. Từ vải cắt từ áo phông và dây buộc tóc, có thể “chế biến” khẩu trang vải thích hợp cho mục đích thông thường - CDC khuyến cáo người dân đừng mua loại N-95, để dành cho giới y tế.
Tại Hungary, thời gian vừa qua công dụng thực sự của khẩu trang là một đề tài rất rôm rả, và hoàn toàn gây chia rẽ không chỉ công luận, mà còn cả giới chuyên môn. Một người đeo khẩu trang ngoài đường có thể bị “lườm”, hoặc thậm chí kỳ thị, vì đeo, hoặc không đeo khẩu trang. Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khuyến cáo mới nhất (30-3) vẫn nói người khỏe mạnh không cần!
Như vậy bên nào đúng? Trong loạt bài viết phản ánh đầy đủ cái nhìn của cả hai bên, trong đó, nhiều khi ngay giới y tế cũng có quan điểm đối nghịch, mạng index. hu nhận xét rằng bên nào cũng có phần lý của mình. Có thể đó là lý do khiến Thủ tướng Orbán Viktor, khi bị hỏi nhiều lần, đã nói rất thẳng: quý vị cứ đeo, nếu thích, nhưng chính quyền sẽ không bắt buộc, vì không đủ cho quý vị!
Quý vị cứ bỏ tiền mua, chuyện cá nhân, nhà nước không đảm bảo cung cấp cho quý vị là quan điểm của ông. Tuy nhiên, ở một số nước như Áo, Cộng hòa Czech hay Slovakia thì đeo khẩu trang - trong giai đoạn này của dịch bệnh - đã vượt quá một nhu cầu hay sở thích cá nhân, mà trở thành điều bắt buộc, được coi là để bảo vệ cộng đồng. Cho dù bản thân khẩu trang không đủ để chống Covid-19.
Một điều chắc chắn: nếu dịch SARS cách đây 17 năm khiến Châu Á có thói quen đeo khẩu trang, thì Covid-19 cho tới giờ, đã làm một cuộc “cách mạng” nho nhỏ để Châu Âu quen dần với hình ảnh chiếc khẩu trang. Bên cạnh đó, kỳ thị vì khẩu trang (đeo, hay không đeo đều có vấn đề) là một hiện tượng xã hội mới ở khắp nơi trên thế giới, trở thành đề tài nghiên cứu thú vị của giới xã hội học...