CẢNH SÁT PHÁP TRƯỚC MẮT VẪN CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐÒN CHẸN CỔ
- Thứ tư - 17/06/2020 04:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Cho dù ít ngày trước đây, Bộ trưởng Nội vụ Pháp đã tuyên bố chính phủ nước này cấm cảnh sát dùng “chiêu thức” chẹn cổ khi khống chế các đối tượng - khả năng là cái chết của George Floyd cũng xuất phát từ việc áp dụng đòn này -, nhưng do phản ứng của giới cảnh sát, quyết định trên không được đưa vào thực hiện.
Trước mắt, cảnh sát Pháp vẫn có thể sử dụng ngón đòn này “một cách chừng mực và thận trọng”, chừng nào giới chuyên môn chưa đưa ra được kỹ thuật khác, theo thông báo của Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Pháp, ông Frédéric Veaux. Lãnh đạo cảnh sát Pháp cũng cho hay, một “tổ công tác” sẽ được thiết lập vào ngày mai, 17-6, để nghiên cứu một kỹ thuật thay thế, từ nay tới 1-9.
Trong trường hợp đương sự kháng cự lại biện pháp xử lý của cảnh sát, hay đe dọa tính mạng của cảnh sát hoặc của người thứ ba, thì việc chẹn cổ vẫn có thể áp dụng, theo lời ông Frédéric Veaux. Là một kỹ thuật khống chế hiệu quả, nhưng cũng dễ gây nguy hiểm, chẹn cổ đã trở thành một phương pháp bị thù ghét trong các cuộc biểu tình liên miên ở Mỹ và Pháp những tuần vừa qua.
Ngày 8-6, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner tuyên bố không khoan nhượng trước sự phân biệt chủng tộc của ngành cảnh sát, và trong cuộc họp báo hôm 9-6, ông khẳng định sẽ không cho phép cảnh sát tiếp tục sử dụng đòn chẹn cổ khi bắt giữ các đối tượng, sau khi vào cuối tuần trước đó, hàng vạn người Pháp biểu tình phản đối sự bạo hành của cảnh sát trên toàn quốc.
Tuy nhiên, sau khi lời tuyên bố được đưa ra, các nghiệp đoàn cảnh sát cũng tiến hành chuỗi phản đối vì cho rằng chính phủ không thật ủng hộ cơ quan công lực này. Cảnh sát tổ chức biểu tình và ném còng tay xuống đất tại đại lộ Champs-Elysées ở Paris, rồi trước trụ sở Bộ Nội vụ, và mỗi tối họ lại phóng xe, mở còi báo động chạy vòng Khải Hoàn Môn, biểu tượng của nước Pháp.
Trong trường hợp đương sự kháng cự lại biện pháp xử lý của cảnh sát, hay đe dọa tính mạng của cảnh sát hoặc của người thứ ba, thì việc chẹn cổ vẫn có thể áp dụng, theo lời ông Frédéric Veaux. Là một kỹ thuật khống chế hiệu quả, nhưng cũng dễ gây nguy hiểm, chẹn cổ đã trở thành một phương pháp bị thù ghét trong các cuộc biểu tình liên miên ở Mỹ và Pháp những tuần vừa qua.
Ngày 8-6, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner tuyên bố không khoan nhượng trước sự phân biệt chủng tộc của ngành cảnh sát, và trong cuộc họp báo hôm 9-6, ông khẳng định sẽ không cho phép cảnh sát tiếp tục sử dụng đòn chẹn cổ khi bắt giữ các đối tượng, sau khi vào cuối tuần trước đó, hàng vạn người Pháp biểu tình phản đối sự bạo hành của cảnh sát trên toàn quốc.
Tuy nhiên, sau khi lời tuyên bố được đưa ra, các nghiệp đoàn cảnh sát cũng tiến hành chuỗi phản đối vì cho rằng chính phủ không thật ủng hộ cơ quan công lực này. Cảnh sát tổ chức biểu tình và ném còng tay xuống đất tại đại lộ Champs-Elysées ở Paris, rồi trước trụ sở Bộ Nội vụ, và mỗi tối họ lại phóng xe, mở còi báo động chạy vòng Khải Hoàn Môn, biểu tượng của nước Pháp.
Tuần trước, Quốc vụ khanh Laurent Nunez đề xuất việc sử dụng sốc điện Taser - một công cụ mà Pháp đã dùng từ năm 2004 - thay cho đòn chẹn cổ, và cho rằng đây là một vũ khí rất hữu hiệu và có thể bảo vệ cảnh sát, khi không cần chạm vào người đối tượng, và có thể vô hiệu hóa đối tượng khi họ chống cự lại, không cho còng tay hoặc không tuân thủ các yêu cầu của giới cảnh sát.
Theo một con số thống kê được đưa ra từ đầu tháng 6-2020, trong năm ngoái, tần suất sử dụng loại sốc điện Taser của Mỹ ở Pháp tăng 30%, 2.350 lần, tức là trung bình 6 lần hàng ngày. Có điều, để việc sử dụng sốc điện có thể trở nên “phổ thông” khi cần khống chế các đối tượng, thì vẫn còn nhiều vấn đề, chẳng hạn, hiện tại, các trường cảnh sát ở Pháp còn chưa dạy cách sử dụng Taser.
Người sử dụng phải trải qua quá trình huấn luyện và được cấp phép riêng mới có thể dùng Taser, và cũng không đủ sốc điện để tất cả cảnh sát có thể được nhận loại vũ khí này: lực lượng công lực Pháp với 240 ngàn nhân viên, nhưng mới chỉ có chưa tới 15 ngàn Taser! Các nghiệp đoàn cảnh sát cho rằng cần nhiều năm để có thể đào tạo mọi cảnh sát sử dụng thành thạo sốc điện.
Liên quan tới sốc điện, cần nhớ rằng 15 năm trước, công luận Pháp đã có cuộc tranh luận lớn liên quan tới việc áp dụng Taser trong nghiệp vụ cảnh sát, và các chính khách cánh tả thì cảnh báo rằng, chỉ tại Hoa Kỳ, Taser cũng đã gây ra cái chết của hàng ngàn người. Ngay giới cảnh sát nước này cũng cho rằng, sốc điện không hiệu quả, và cũng không phù hợp với công việc của họ.